5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Tăng cường công tác sử dụng các công cụ quản lý tài chính
4.2.4.1. Tăng cường thực hiện hệ thống các chính sách pháp luật của nhà nước
Nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Đảng và Nhà nước có vai trò, chức năng là cơ quan quản lý đòi hỏi phải sử dụng một cách hữu hiệu các công cụ quản lý vĩ mô. Một trong những công cụ quản lý đó chính là hệ thống chính sách pháp luật của Nhà nước. Các chính sách pháp luật được ban hành sẽ là hành lang pháp lý để các đơn vị làm cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc quản lý tài chính của đơn vị mình.
Các đơn vị muốn hoạt động thông suốt thì phải có thực lực về tài chính, mà tài chính lại chịu sự chi phối của các hệ thống chính sách. Do đó, tăng cường thực hiện hệ thống các chính sách pháp luật là điều kiện tiên quyết để đảm bảo hoạt động quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp nói riêng và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ nói riêng được thực hiện trong khuôn khổ, kiểm soát của Nhà nước.
Để công tác quản lý tài chính tại đơn vị được thực hiện một cách hiệu quả cần có một số cơ chế thay đổi trong hệ thống chính sách như sau:
- Bổ sung, thay thế một số điều trong Nghị định số 43 cho phù hợp với thực tế như: tăng cường hơn nữa quyền tự chủ cho Thủ trưởng đơn vị về sử dụng con người, điều hành về quỹ tiền lương, tiền công...để đơn vị đứng vững hơn trong nền kinh tế hiện nay.
- Một số văn bản cần xem xét, ban hành kịp thời gồm: hệ thống định mức, đơn giá, tiêu chuẩn chi tiêu của Nhà nước, chế độ cấp phát, thanh toán các khoản chi Ngân sách theo dự toán...
4.2.4.2. Hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ
Việc thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ có ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của đơn vị nên Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Đồng Hỷ cần phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh sửa quy chế chi tiêu nội bộ khi có sự thay đổi chính sách của Nhà nước hay khi các định mức chi tiêu không còn phù hợp với tình hình thực tế. Mọi khoản thu - chi phải được cụ thể, chi tiết trong Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ là khung pháp lý cho công tác chi của đơn vị, là căn cứ để giám sát đối với các hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị. Quy chế chi tiêu nội bộ phải được xây dựng một cách công khai, dân chủ và bảo đảm hài hòa lợi ích giữa cán bộ, giảng viên trong cơ quan.
4.2.4.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính, đơn vị cần thực hiện công việc:
- Thành lập ban kiểm tra, kiểm soát về mặt quản lý tài chính trong trường và được quy định rõ chức năng, nhiệm vụ trong nhiệm vụ, chức năng của các phòng, ban chức năng. Ban kiếm tra, kiếm soát hoạt động thường xuyên chứ không chỉ tại thời điểm lập và quyết toán dự toán.
- Ban kiểm tra, kiểm soát quản lý tài chính cần phải được hoạt động một cách thường xuyên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra phương thức quản lý tài chính của đơn vị áp dụng:
+ Kiểm tra việc lập dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần căn cứ lập dự toán theo các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu và xem xét dự toán có thực hiện chế độ tự chủ hay không. Dự toán có căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu, chế độ, định mức theo hướng dẫn của Nhà nước và chế độ đơn vị áp dụng.
+ Kiểm tra việc thực hiện dự toán thu chi: Ban kiểm tra cần thực kiểm tra việc sử dụng nguồn thu, các khoản chi có đúng quy định không (có vượt quá chế độ, tiêu chuẩn, định mức đã được Giám đốc hay cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và có hóa đơn chứng từ hợp lệ chưa) đặc diệt đối với khoản chi thanh toán cá nhân, chi thanh toán dịch vụ công cộng, chi thuê mướn, chi vật tư, văn phòng, thông tin tuyên truyền, liên lạc phí, công tác phí, hội nghị phí,... Đồng thời, điểm tra việc sử dụng nguồn thu có tiết kiệm và được sử dụng đúng nội dung, mục đích không.
+ Kiểm tra quyết toán thu, chi: Quá trình này, ban kiểm tra tiến hành kiểm tra lại số nguồn thu tiết kiệm được, việc hạch toán kế toán của đơn vị quản lý tài chính và mục lục ngân sách có đúng quy định, việc quyết toán khoản thu chi có đúng thời hạn không.
- Kiểm tra, kiểm soát nhằm nâng cao công tác chấp hành kỷ luật tài chính, cần phải thực hiện kiểm tra, kiểm soát tài chính theo các nội dung:
+ Lập kế hoạch kiểm tra định kỳ: thực hiện công tác kiểm tra, xét duyệt quyết toán hàng năm theo chu kỳ 6 tháng/lần.
+ Tổ chức thực hiện kiểm tra: kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về thu, chi tại đơn vị làm căn cứ báo cáo quyết toán, thuyết minh tài chính nhằm giảm thời gian kiểm duyệt.
+ Lập và báo cáo kết quả kiểm tra.
+ Đề nghị xử lý đối với các trường họp phát hiện sai sót.
Bên cạnh việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát tài chính của đơn vị là việc thực hiện công khai tài chính. Công khai tài chính là biện pháp phát huy quyền làm chủ của cán bộ, nhân viên và tập thể người lao động trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản đơn vị, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, bảo đảm sử dung hiệu quả các nguồn lực của Nhà trường.
Việc tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ trong đơn vị góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của ban kiểm tra, ban quản lý tài chính từ đó mới tìm được những vướng mắc, sai sót, những nguyên nhân và tìm ra biện pháp một cách thuận lợi nhất. Bên cạnh sự nỗ lực của tập thế, cán bộ, giảng viên trong đơn vị cần có sự góp sức của đơn vị quản lý là UBND huyện Đồng Hỷ và các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung.