1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nhân lựctại doanhnghiệp
1.2.3.3. Đánh giá, kiểm tra,giám sát công tác quản lý nhân lực
i. Đánh giá
Đánh giá thực hiện công việc là sự đánh giá có hệ thống chính thức tình hình thực hiện công việc của nhân viên trong quan hệ so sánh với các tiêu chuẩn đã đƣợc xây dựng và thảo luận sự đánh giá đó. Bởi vậy, đối tƣợng không phải là năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ giáo dục đào tạo, kỹ năng của ngƣời lao động mà đó chính là sự thực hiện công việc của ngƣời lao động.
Đánh giá thực hiện công việc một hoạt động quan trọng trong công tác quản lý nhân sự. Việc đánh giá giúp khẳng định năng lực, khả năng của nhân viên. Đây là cơ sở giúp doanh nghiệp tuyển mộ, tuyển chọn, phát triển nguồn nhân lực hiện tại, đồng thời giúp doanh nghiệp xây dựng các chế độ thù lao hợp lý, đƣa ra quyết định quản lý về nhân sự một cách công bằng chính xác.
Mục đích của hệ thống đánh giá thực hiện công việc là nhằm cung cấp thông tin phản hồi cho nhân lực trong tổ chức giúp họ cải thiện và nâng cao hiệu quả thực hiện công việc. Đối với ngƣời quản lý việc đánh giá thực hiện công việc giúp họ nắm đƣợc tình hình thực hiện công việc của nhân viên, từ đó có thể đƣa ra những quyết định nhân sự đúng đắn nhƣ đào tạo và phát triển, thù lao, thăng tiến.
Quá trình đánh giá thực hiện công việc cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá. Hệ thống này thƣờng đƣợc thiết lập bởi 3 yếu tố cơ bản: Tiêu chuẩn thực hiện công việc; Đo lƣờng sự thực hiện công việc; Thông tin phản hồi kết quả đánh giá.
ii. Kiểm tra
Kiểm tra là tiến trình đảm bảo hành vi và thành tích tuân theo các tiêu chuẩn của tổ chức bao gồm quy tắc, thủ tục và mục tiêu, đảm bảo cho mọi hoạt động của tổ chức công đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch. Nội dung kiểm tra công tác quản lý nhân lực bao gồm:
Kiểm tra việc thực hiện nội dung theo hoạch định nhân lực, ở nội dung này cần kiểm tra các kế hoạch nhƣ kế hoạch tuyển dụng, kế hoạch đào tạo, kế hoạch bố trí nhân lực, kế hoạch đãi ngộ, đài thọ với nhân lực. Việc kiểm tra các kế hoạch có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định khung quản lý nhân lực của doanh nghiệp.
Kiểm tra việc triển khai, thực hiện các kế hoạch: trên cơ sở nội dung các kế hoạch đã đề ra, ngƣời lãnh đạo cần tiến hành các công tác kiểm tra việc thực hiện để đánh giá thực tiễn triển khai các bƣớc trong các kế hoạch đã đƣợc thực hiện nghiêm túc hay chƣa, trên cơ sở đó có đánh giá về tiến độ thực hiện nội dung kế hoạch để làm cơ sở cho những quyết định quản lý.
Kiểm tra kết quả thực hiện: đây là nội dung quan trọng, kiểm tra kết quả thực hiện các kế hoạch trong công tác quản lý nhân lực để có cái nhìn tổng thể về công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện và qua đó đánh giá khả năng, kinh nghiệm của nhà quản lý.
iii. Giám sát
Công tác giám sát cùng với kiểm tra có vai trò quan trọng trong việc giúp cho công tác quản lý nhân lực thực hiện theo đúng quy định của pháp luật theo luật lao động. Trong đó công tác giám sát đƣợc làm thƣờng xuyên. Việc thực hiện giám sát công tác quản lý nhân lực thông qua các hình thức:
Giám sát thông qua các báo cáo thực hiện các kế hoạch trong thực hiện quản lý nhân lực của tổ chức công theo định kỳ, trên cơ sở số liệu báo cáo ngƣời quản lý sẽ nắm đƣợc thực tiễn công tác quản lý nhân lực tại doanh nghiệp có đúng quy định, quy trình hay không. Trên cơ sở đó có những nhắc nhở kịp thời đối với các tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân lực chƣa đúng theo quy định, hoạch định mà tổ chức công đã đề ra.
Giám sát thông qua hoạt động kiểm tra: trên cơ sở nội dung của công tác quản lý nhân lực, nhà quản lý có thể tổ chức các cuộc kiểm tra, giám sát thực hiện các nội dung quản lý nhân lực theo chuyên đề, hoặc toàn diện để trên cơ sở đó có những hƣớng dẫn, tháo gỡ những tồn tại, khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện công tác quản lý nhân lực.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhân lực tại doanh nghiệp