Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Vai trò thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ nhất, TTKDTM góp phần quản lý quỹ NSNN hiệu quả hơn, tập trung nhanh chóng các khoản thu NSNN, chi NSNN kịp thời và trực tiếp tới các đơn vị thụ hưởng ngân sách, loại bỏ tình trạng căng thẳng giả tạo của ngân sách các cấp, tạo điều kiện thực hiện chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm chống lãng phí.

Thứ hai, TTKDTM thúc đẩy nhanh sự vận động của vật tư, tiền vốn trong nền kinh tế quốc dân, dẫn đến giảm chi phí sản xuất và lưu thông, tăng tích lũy cho quá trình tái sản xuất. Hệ thống qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, KBNN đã góp phần rất quan trọng trong việc đẩy nhanh quá trình thanh toán giữa các tác nhân trong nền kinh tế, thúc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn thời gian sản xuất, giảm chi phí cho sản xuất và lưu thông, tăng tích lũy cho quá trình tái sản xuất.

Thứ ba, trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, TTKDTM góp phần giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông, do đó tiết kiệm được chi phí lưu thông cho xã hội. Mặt khác, TTKDTM còn tạo cho sự chuyển hóa thông suốt giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản.Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kế hoạch hóa và lưu thông tiền tệ.Chu chuyển tiền tệ trong nền kinh tế bao gồm hai bộ phận cấu thành là thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu tổng chu chuyển tiền tệ không đổi mà tỷ trọng TTKDTM tăng lên sẽ làm giảm tỷ trọng tiền mặt một cách tương ứng, từ đó giảm được chi phí lưu thông đó là chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền, đếm tiền, chi phí về thời gian thanh toán.

Thứ tư, TTKDTM tạo những tiền đề kinh tế thuận lợi để KBNN kiểm soát chi NSNN hiệu quả hơn, qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán kiểm soát các hoạt động của các tác nhân kinh tế với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Thứ năm, TTKDTM tạo điều kiện để Nhà nước quản lý nền kinh tế và chỉ đạo thực hiện các chính sách kinh tế được tốt hơn. Thanh toán không dùng tiền mặt ra đời và phát triển trên cơ sở nền sản xuất hàng hóa, sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu về TTKDTM ngày càng tăng, điều này được thể hiện qua vai trò của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)