Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 117)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Một là: Tình trạng thanh toán trực tiếp qua KBNN bằng tiền mặt cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ vẫn còn chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng chi NSNN như thanh toán tiếp khách, thanh toán mua chuyên môn, hỗ trợ. Do thanh toán bằng tiền mặt còn rất phổ biến trong nền kinh tế nói chung, trong đó có tỉnh Thái Nguyên. Tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán chiếm tỷ trọng

lớn trong các giao dịch thanh toán của dân cư do vậy khi ĐVSDNS giao dịch với người dân bắt buộc thanh toán bằng tiền mặt. Dẫn đến gây khó khăn trong khâu kiểm soát chi ngân sách nhà nước không dùng tiền mặt.

Không chỉ thanh toán cho các đơn vị cung cấp hàng hóa, ĐVSDNS còn thanh toán lương và các khoản khác cho cá nhân cũng bằng tiền mặt cho các đối tượng hưởng kinh phí từ NSNN. Sở dĩ tình trạng này vẫn còn là do địa bàn tỉnh Thái Nguyên có hệ thống ngân hàng chủ yếu bố trí ở trung tâm thành phố, thị xã và huyện.

Hạ tầng cơ sở về trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động thanh toán của KBNN Thái Nguyên vẫn còn chưa hiệu quả. Hệ thống cây thanh toán ATM chỉ được đặt ở một số địa điểm trung tâm, không thuận lợi cho chính cán bộ nhân nhân viên ĐVSDNS đi rút tiền lương hay thanh toán thẻ.

Bên cạnh đó trình độ cán bộ kế toán ĐVSDNS còn hạn chế, chưa đồng đều đặc biệt cán bộ kế toán xã, phường tại các huyện vùng sâu, vùng xa. Bản thân kế toán ĐVSDNS cũng chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tên đơn vị hưởng, tài khoản và ngân hàng của đơn vị hưởng khi chuyển tiền thanh toán cho đơn vị hưởng. Cũng không chưa quan tâm đến việc thanh toán bằng chuyển khoản hay thanh toán bằng tiền mặt cho đơn vị hưởng. Ngoài ra, kế toán ĐVSDNS đôi khi biết được tài khoản đơn vị hưởng nhưng vẫn cố tình thanh toán bằng tiền mặt.

Hai là: Hệ thống thanh toán chính là thanh toán song phương điện tử, chương trình thanh toán liên kho bạc điện tử của KBNN, mặc dù được cải thiện rất nhiều nhưng các bước thực hiện trong chương trình còn mất nhiều thời gian thực hiện của thanh toán viên. Giữa các chương trình chưa có sự đồng nhất về nội dung dẫn đến giao diện đầu ra hay đầu vào có sự chệnh lệch.

Ba là: Quy trình và nội dung kiểm soát chưa chặt chẽ, chồng chéo nhau, chưa sát với thực tế khi thực hiện.

Hệ thống kế toán ngân sách, hệ thống mục lục ngân sách chưa thống nhất, còn nhiều bất cập, chắp vá và chưa được thuận tiện trong điều hành, không thống nhất trong các khâu của quy trình kiểm soát chi NSNN.

Các định mức chi NSNN chưa thỏa mãn nhu cầu thực tế, dẫn đến bất cập trong việc lập, duyệt dự toán, thiếu căn cứ để kiểm soát chi, đơn vị dự toán thường phải tìm cách hợp thức hóa các khoản chi cho phù hợp với định mức đã lạc hậu dẫn đến gây khó khăn trong khâu kiểm soát chi NSNN.

Bốn là: Hiện KBNN Thái Nguyên kiểm soát chi theo chế độ là theo dự toán được giao đầu năm của ĐVSDNS và các quyết định được giao bổ sung trong năm. Kiểm soát chi NSNN theo dự toán, chưa chú trọng đến hiệu quả sử dụng của khoản chi NSNN tốt hay kém. Việc phân bổ và thông báo cho ĐVSDNS còn chậm, có chất lượng chưa cao, việc phân bổ các mục chi chưa chuẩn xác, chưa sát với nhu cầu thực tế của đơn vị.

Năm là: Chưa thực hiện hoàn toàn đúng quy trình kiểm soát một cửa cho tất cả các khoản chi NSNN bao gồm cả chi thường xuyên và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán viên hay cán bộ kiểm soát chi thực hiện từ khâu nhận hồ sơ, kiểm soát cho đến trả chứng từ cho khách hàng giao dịch.

Sáu là: Lực lượng cán bộ KBNN làm trực tiếp công tác kiểm soát chi NSNN còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ chuyên môn hóa.

Đội ngũ cán bộ nhân viên của ngành đã được tập huấn thường xuyên, nhưng trong đó có một số cán bộ nhân viên đã lớn tuổi nên thao tác kỹ thuật còn chưa được nhanh, thành thạo do đó không tránh khỏi những sai lầm trong quá trình nhập liệu dẫn đến sai trên hệ thống mà bản thân KBNN không tự xử lý được kịp thời, tắc nghẽn chứng từ.

Bảy là: Hệ thống công nghệ thông tin chưa được đồng bộ, chất lượng còn kém.

Trong quá trình thực hiện các chương trình còn xảy ra tình trạng lỗi đường truyền giữa các chương trình với nhau và với các đơn vị giao dịch với KBNN như ngân hàng, cơ quan thuế…vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu về hoạt

động thanh toán giữa kho bạc nhà nước với các ngân hàng, với các kho bạc khác, vẫn còn tình trạng quá tải và lỗi đường truyền. Hệ thống trang thiết bị cho cán bộ làm việc còn sơ sài, còn thấp kém, chưa tương thích với hệ thống chương trình phục vụ nghiệp vụ hiện đại.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)