Hoàn thiện và phát triển thanh toán tại KBNN Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 126)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.7. Hoàn thiện và phát triển thanh toán tại KBNN Thái Nguyên

a. Đối với thanh toán bù trừ điện tử

- Đưa chương trình kế toán kho bạc vào thực tiễn, thanh toán bù trừ điện tử do các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước trên địa bàn, tổ chức để thực hiện thanh toán giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn tỉnh với nhau.

- Mở rộng phạm vi thanh toán bù trừ đến KBNN huyện, cần đẩy mạnh ứng dụng CNTT để đồng bộ toàn bộ quá trình thanh toán từ nguồn NSNN.

b. Đối với thanh toán điện tử

Tất cả các lệnh chuyển tiền ngoại tỉnh từ KBNN huyện đến KBNN tỉnh và trung tâm thanh toán KBNN Trung ương đều được thực hiện một cách tự động truyền đến KBNN huyện, tiến tới truyền lệnh thanh toán được nhanh chóng và trong khi đưa thanh toán điện tử vào thực hiện cần chú trọng giảm bớt số bút toán hạch toán trung gian.

- Xây dựng quy chế phân quyền chặt chẽ cho các thành viên trong thanh toán điện tử để khắc phục rủi ro, chương trình thanh toán điện tử cần phải thiết kế để có những ràng buộc chặt chẽ, đảm bảo mỗi chức danh trong chương trình kế toán Kho bạc chỉ có một số chức năng nhất định, không thể trao nhiều quyền cho một người sử dụng nào đó để nâng cao trách nhiệm của mỗi người, đảm bảo khi thực hiện chương trình có sự giám sát lẫn nhau, tránh rủi ro trong thanh toán. Việc quản lý mã nhân viên tham gia chương trình thanh toán điện tử là công việc rất quan trọng, là mắt xích có thể gây ra rủi ro do vậy cần quản lý chặt chẽ.

- Trang bị đĩa bảo mật: KBNN cần trang bị cho kế toán trưởng, người được ủy quyền, giám đốc và người được ủy quyền mỗi người một đĩa bảo mật riêng biệt để nâng cao độ an toàn trong thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 125 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)