Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.1. Yếu tố chủ quan

3.3.1.1. Chất lượng nhân sự

Để thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020 với mục tiêu tổng quát: “Xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển ổn định vững chắc và hình thành KBNN điện tử”. Với mục tiêu tinh gọn tổ

chức, cải cách quy trình nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; không tăng thêm đầu mối quản lý và biên chế được giao, đồng thời từng B thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế theo lộ trình của Chính phủ. Chất lượng nhân sự của KBNN Thái Nguyên thể hiện tại bảng 3.8 sau đây:

Bảng 3.8: Chất lượng nhân sự KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

Tiêu chí

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ chuyên môn 187 100 189 100 190 100 Trên Đại học 12 6,42 15 7,94 18 9,47 Đại học 114 60,96 120 63,49 130 68,42 Cao đẳng 61 32,62 54 28,57 42 22,11 2.Trình độ lý luận chính trị 25 14,97 28 14,81 32 16,84 3. Ngạch chuyên viên 187 100 189 100 190 100

Chuyên viên cao cấp 01 0,53 01 0,53 01 0,53

Chuyên viên chính 07 3,74 08 4,23 08 4,21

Chuyên viên 179 95,73 180 95,24 181 95,26

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ- KBNN Thái Nguyên)

KBNN Thái Nguyên đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển đội ngũ công chức, đặc biệt trình độ chuyên môn và trình độ chính trị được nâng lên hàng năm. Năm 2014 có 187 công chức, trình độ đại học chiếm 60,96%, trình độ trên đại học chiếm 6,42%, trình độ cao đẳng chiếm 32,62%, trình độ lý luận chính trị chiếm 14,97%; ngạch chuyên viên cao cấp chiếm 0,53% (tương ứng 01 công chức), chuyên viên chính chiếm 3,74% và chuyên viên chiếm 95,73%. Đến năm 2015, tỷ lệ cán bộ đạt trình độ đại học tăng lên là 63,49%, tỷ lệ trình trên độ đại học tăng lên đạt 7,94%, trình độ cao đẳng giảm còn 25,57%, cán bộ có trình độ lý luận chính trị tăng lên là 14,81%, chuyên viên cao cấp vẫn chiếm 0,53%, tỷ lệ chuyên viên chính tăng lên là 4,23% và tỷ lệ chuyên viên là 95,24%. Năm 2016 có 190 công chức, trình độ đại học chiếm

68,42%, trình độ trên đại học chiếm 9,47%. Số công chức được đào tạo lý luận chính trị chiếm 16,84%. Ngạch chuyên viên cao cấp có 01 công chức, chiếm 0,53%, chuyên viên chính 08 công chức chiếm 4,73%, còn lại là chuyên viên chiếm 95,26%. Như vậy nguồn nhân sự tại KBNN Thái Nguyên không ngừng tăng về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu tất yếu của ngành trong bối cảnh hiện nay.

KBNN Thái Nguyên thường xuyên quan tâm bồi dưỡng, cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức. Hàng năm tổ chức và cử công chức tham gia nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng về chính sách, cơ chế, quy trình nghiệp vụ. Thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng, trình độ công chức không ngừng được nâng cao; đồng thời từng bước cơ cấu, sắp xếp đội ngũ công chức phù hợp với từng giai đoạn phát triển đảm bảo tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả chỉ tiêu biên chế được giao. Bên cạnh đó, KBNN Thái Nguyên chú trọng thực hiện công tác quy hoạch cán bộ và quan tâm thực hiện tốt công tác đào tạo cán bộ quy hoạch, cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn chức danh theo quy định.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra. KBNN Thái Nguyên đã cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn do Bộ Tài chính và KBNN ở các lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng kịp thời yêu cầu thực hiện nhiệm vụ. Trong năm 2016, đã cử 567 lượt công chức tham dự, tăng 111,8% so với giai đoạn trước đó 5 năm. Đánh giá 122 đối tượng khảo sát về chất lượng nhân sự phản ánh qua bảng 3.9 như sau:

Qua bảng số liệu 3.9 cho thấy, chất lượng nhân sự tại KBNN Thái Nguyên đạt X= 3,64 xếp loại khá. Do đặc thù hoạt động của KBNN là cơ quan phục vụ dịch vụ hành chính công, cho nên đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, có thái độ thiện chí tư vấn, phục vụ tận tâm với phong cách chuyên nghiệp, lịch sự, đồng cảm với khách hàng, giúp kết nối đối tượng khách hàng với chính sách công của nhà nước và chính sách đặc thù

khác. Cụ thể tiêu chí "Cán bộ luôn lắng nghe thắc mắc, khiếu nại của khách hàng" đạt 3,93 điểm, xếp thứ nhất, loại khá cho thấy sự đồng cảm của cán bộ khi hòa nhịp giải quyết khúc mắc, những vấn đề khách hàng chưa hiểu, chưa rõ, giúp khách hàng an tâm khi lựa chọn các chính sách thanh toán không dùng tiền mặt cho cá nhân cũng như đơn vị. Tiêu chí thấp điểm nhất là "Cán bộ giải thích thấu tình đạt lý” đạt 3,44 điểm, xếp loại khá, với mỗi khách hàng sẽ có trình độ và khả năng hiểu biết cũng như tâm lý khi được cán bộ kho bạc giải đáp vướng mắc nên có khách hàng chưa thỏa mãn với câu trả lời của cán bộ, có khách hàng thoả mãn ngay. Vì vậy, điểm của tiêu chí này đạt thấp hơn cả, tuy nhiên, đó là áp lực của cán bộ, họ cần trau dồi thêm kỹ năng mềm để có thể giúp khách hàng thấu tình, đạt lý với câu trả lời.

Bảng 3.9: Đánh giá về chất lượng nhân sự tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Khôn g đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB Cán bộ thể hiện tác phong chuyên nghiệp khi thực thi công việc

2,46 5,74 38,52 31,15 22,13 3,65 3

Có năng lực giải quyết công việc, kiến thức về chuyên ngành vững vàng, hiểu biết về pháp luật

4,1 7,38 41,8 30,33 16,39 3,48 4

Cán bộ giải thích thấu tình

đạt lý 4,92 12,3 36,07 27,05 19,67 3,44 5

Cán bộ luôn lắng nghe thắc mắc, khiếu nại của khách hàng

0 4,1 29,51 36,07 30,33 3,93 1

Thực hiện quy trình thực hiện thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, chính xác

3,28 9,84 26,23 35,25 25,41 3,70 2

Tổng X= 3,64

Như vậy, chất lượng nguồn nhân lực của KBNN Thái Nguyên nâng dần lên từ năm, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, phát triển phù hợp với môi trường cạnh tranh và bối cảnh hội nhập kinh tế. Đây là nhân tố then chốt giúp cho KBNN Thái Nguyên nâng cao hiệu quả hoạt động, thỏa mãn khách hàng và đóng góp chất lượng cán bộ trong toàn ngành.

3.3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động

Đến nay, bộ máy tổ chức hoạt động tại KBNN Thái Nguyên là tương đối gọn nhẹ. KBNN tinh giản số lượng nguồn nhân lực ở vị trí, phòng, ban không đáp ứng được nhu cầu công việc, khả năng cập nhật và cải thiện năng lực kiến thức, đạo đức bản thân chậm chạp. KBNN Thái Nguyên đã thực hiện hai công tác nhằm nâng cao tổ chức bộ máy hoạt động:

Một là, kiện toàn tổ chức bộ máy KBNN tinh gọn, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả và chuyên nghiệp. Tổ chức lại các đơn vị thuộc Kho bạc Nhà nước tại trung ương theo hướng tập trung quản lý, điều hành; nâng cao khả năng nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách; tăng cường tính chuyên môn hóa của một số đơn vị, đặc biệt là việc hình thành một số KBNN hoạt động theo chức năng (KBNN thực hiện quản lý ngân quỹ và quản lý nợ; KBNN thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước).

Hai là, cơ cấu lại các KBNN địa phương. Cơ cấu lại các KBNN địa phương theo hướng thành lập một số KBNN khu vực, có lộ trình bố trí lại KBNN theo địa giới hành chính. Chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy KBNN, bảo đảm thực hiện đầy đủ 3 chức năng: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước;

Qua bảng số liệu 3.10 cho thấy, cơ cấu tổ chức bộ máy khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đạt X= 3,49 xếp loại khá. Tiêu chí "Công tác luân chuyển, đề bạt, cán bộ trong nội bộ diễn ra công khai, minh bạch, công bằng" đạt 3,61 điểm, xếp điểm cao nhất và tiêu chí "Bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả" đạt 3,38 điểm.

Bảng 3.10: Đánh giá về tổ chức bộ máy khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB Bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả 5,74 9,84 41,8 26,23 16,39 3,38 4 Quy trình tổ chức bộ máy

theo quy định của pháp luật 6,56 11,48 30,33 34,43 17,21 3,44 3 Bộ máy tổ chức về công tác

thanh toán không dùng tiền mặt hợp lý, khoa học

8,2 13,93 19,67 33,61 24,59 3,52 2

Công tác luân chuyển, đề bạt, cán bộ trong nội bộ diễn ra công khai, minh bạch, công bằng

4,92 9,84 29,51 30,33 25,41 3,61 1

Tổng X= 3,49

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Như vậy, cơ cấu tổ chức được tổ chức tương đối hợp lý sẽ giúp cho mọi quy trình, thủ tục tại kho bạc diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, với định hướng sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt từ nay đến năm 2020, cơ cấu này sẽ tiếp tục điều chỉnh nhằm đáp ứng xu thế đó.

3.3.1.3. Quy trình nghiệp vụ

KBNN Thái Nguyên đã và đang tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể về cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo để dần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các thay đổi về cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ của KBNN vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu

chuẩn ISO 9001: 2008 để công khai, minh bạch về hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết công việc và thực hiện thống nhất.

Bảng 3.11: Đánh giá về quy trình nghiệp vụ khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB

Đơn giản, minh bạch,

dễ thực hiện 4,1 9,84 20,49 27,8 7 37,7 3,85 1 Thực hiện số hóa điện tử 6,56 8,2 22,13 30,3 3 32,79 3,75 2 Có thời gian hẹn khi

giải quyết công việc 8,2 14,75 33,61

22,9

5 20,49 3,33 3 Trình tự giải quyết

công việc khoa học 9,02 12,3 24,59

28,6

9 25,41 3,49 4

Tổng X= 3,53

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Với kết quả điều tra tại bảng 3.11 cho thấy, quy trình nghiệp vụ khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đạt X= 3,53 xếp loại khá. Trong đó tiêu chí "Đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện" đạt 3,85 điểm, xếp loại khá, đây là tiêu chí được 37,7% đối tượng khảo sát cho ý kiến «hoàn toàn đồng ý», với phương thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu sử dụng phương tiện như ATM, mạng Internet nên đòi hỏi thao tác nhanh chóng, thuận tiện, bên cạnh đó KBNN còn áp lực cạnh tranh với các ngân hàng nên tập trung vào quy trình sao cho tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc cho khách hàng, cho nên tiêu chí này nhận được nhiều sự đống thuận của khách hàng. Bên cạnh đó, tiêu chí xếp cuối cùng là «Trình tự giải quyết công

việc khoa học» chỉ đạt 3,49 điểm, xếp loại khá, mặc dù cải tiến quy trình nhưng trình tự giải quyết còn chưa triệt để và khoa học, một số đơn vị khách hàng ở xa đến làm việc, gặp tình huống giấy tờ hồ sơ liên kho bạc, thanh toán song phương còn trục trặc chưa phối hợp lẫn nhau cùng giải quyết gây sự chậm trễ đáng tiếc. Nhìn chung, quy trình nghiệp vụ cần phải cải thiện hơn, vì thanh toán tiền mặt phụ thuộc chủ yếu vào phương tiện trung gian như thẻ, mạng internet,..do vậy mà ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ của cả khách hàng và kho bạc.

3.3.1.4. Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật

Hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán qua KBNN nói riêng, nhất là thanh toán không dùng tiền mặt đòi hỏi yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ nhất. Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu.

Bảng 3.12: Đánh giá về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trong thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB

Thông tin được bảo mật 9,02 13,93 29,51 25,41 22,13 3,38 3

Thông tin được thông báo

kịp thời, cập nhật 4,1 13,11 33,61 29,51 19,67 3,48 2 Ứng dụng CNTT trong quá trình xử lý thủ tục nên đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng 1,64 5,74 30,33 33,61 28,69 3,82 1

Cơ sở hạ tầng thông tin thông suốt, khách hàng yên tâm sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

Tổng X= 3,47

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng 3.12 có thể thấy, trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật trong thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đạt X= 3,47 xếp loại khá. Trong đó, tiêu chí ” Ứng dụng CNTT trong quá trình xử lý thủ tục nên đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng” đạt 3,82 điểm, thanh toán không dùng tiền mặt với đặc trưng là sử dụng phương tiện trung gian như thẻ hay mạng internet thực hiện các giao dịch và nghiệp vụ, cho nên luôn đảm bảo độ chính xác và tốc độ xử lý nhanh chóng. Tiêu chí « Cơ sở hạ tầng thông tin thông suốt, khách hàng yên tâm sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt’’, xếp thứ tư, chỉ đạt 3,23 điểm, lý do, hiện nay, KBNN Thái Nguyên đã sử dụng ứng dụng TABMIB tuy nhiên do lỗi kỹ thuật mạng internet nên đường truyền nhiều khi chưa thông suốt, gây chậm tiến độ thực hiện của các đơn vị, cá nhân tổ chức với kho bạc. KBNN Thái Nguyên đã tổ chức triển khai phần mềm ứng dụng theo lộ trình kế hoạch ứng dụng CNTT của hệ thống KBNN. Trong năm đã triển khai nâng cấp chương trình ứng dụng TCS, KTNB, KTKB ANQP, TTĐT, QLTS; THBC_ĐTKB -LAN ; triển khai nâng cấp hệ thống TCS tập trung bổ sung các yêu cầu nghiệp vụ ; nâng cấp hệ thống thanh toán song phương với các Ngân hàng thương mại ; đẩy mạnh việc thực hiện trao đổi văn bản điện tử, thư điện tử trong hoạt động của hệ thống KBNN ; phối hợp triển khai hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo, điều hành của Bộ Tài chính. Nhưng đánh giá chung, trang thiết bị cơ sở vật chất đã đáp ứng được nhu cầu khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 92 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)