Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh toán không dùng tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thanh toán không dùng tiền mặt

tại KBNN

1.1.5.1. Yếu tố chủ quan

Một là, Chất lượng nhân sự . Yếu tố con người luôn là yếu tố có tầm quan trọng đặc biệt đối với mọi hoạt động. Nếu cán bộ có năng lực chuyên môn tốt sẽ loại trừ được các thiếu sót và sai phạm trong thanh toán, cũng như trợ giúp cung cấp đầy đủ thông tin cho cấp lãnh đạo và đơn vị sử dụng ngân sách. Ngược lại nếu năng lực chuyên môn kém, tất yếu sẽ không thể hoàn thành tốt công tác được giao, không phát hiện ra sai phạm và gây thất thoát cho Nhà nước. Vì vậy việc tăng cường bồi dưỡng cho lực lượng cán bộ luôn là mối quan tâm thường xuyên.

Hai là, Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động. Bộ máy tổ chức gọn nhẹ, có hiệu lực thì giải quyết công việc mới hiệu quả. Trong bộ máy tổ chức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơ cấu các phòng ban nghiệp vụ và trình độ phẩm chất của mỗi người ở từng vị trí.

Ba là,Quy trình nghiệp vụ. Quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới công tác thanh toán: Vì vậy Quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tục hành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải thực hiện một cách khoa học. Đồng thời cũng quy định rõ quyền hạn cũng như trách nhiệm của từng bộ phận.

Bốn là,Trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật: Hoạt động thanh toán nói chung và thanh toán qua KBNN nói riêng đòi hỏi yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ nhất là trong hoàn cảnh hiện nay khi khối lượng thanh toán qua KBNN

ngày càng lớn. Việc phát triển ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc. Đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Do đó việc xây dựng một cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh cho toàn bộ hệ thống KBNN là một đòi hỏi tất yếu.

1.1.5.2. Yếu tố khách quan

Một là, Môi trường pháp lý

Nếu hệ thống pháp luật đảm bảo cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt không đầy đủ, không đồng bộ thì các chủ thể sẽ không yên tâm khi tham gia vào hoạt động thanh toán xét cả từ khía cạnh người tổ chức thanh toán và cả người sử dụng các dịch vụ thanh toán. Vì vậy, cơ sở pháp lý cho hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt là nền tảng đảm bảo cho các chủ thể yên tâm và tham gia tích cực vào hoạt động thanh toán. Từ đó mà không ngừng mở rộng và phát triển hệ thống thanh toán qua KBNN.

Hai là, Sự phát triển khoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán

Sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể phát triển các dịch vụ thanh toán khác nhau để khách hàng lựa chọn. Công nghệ thông tin phát triển đã tạo ra một bước tiến nhảy vọt trong lĩnh vực thanh toán, tác động mạnh mẽ đến cách thức mà người ta thực hiện một giao dịch thanh toán, thanh toán không dùng tiền mặt phát triển với một tốc độ nhanh nhất từ trước tới nay. Cụ thể công nghệ thanh toán tác động đến các phương tiện và phương thức thanh toán như sau:

Đối với séc: Về cơ bản séc vẫn được coi là công cụ chứng từ và vẫn là phương tiện thanh toán chiếm vị trí đáng kể ở nhiều nước. Song hiện nay với sự hỗ trợ của những công nghệ ứng dụng tin học, nhiều công đoạn trong quá trình xử lý thanh toán séc hoàn toàn là điện tử hóa. Séc điện tử: là một loại séc gắn với thành tựu công nghệ về hệ thống hiện đại, cho phép người sử dụng lập và chuyển séc thông qua hệ thống Internet để trả tiền cho các hóa đơn hoặc thực hiện nghĩa vụ trả tiền mà không cần phải gửi những tờ séc bằng giấy.

- Đối với hệ thống thanh toán liên ngân hàng Với công nghệ thanh toán hiện đại cho phép các quốc gia phát triển và đang phát triển xây dựng những hệ thống thanh toán liên ngân hàng tổng tức thời và các hệ thống thanh toán ròng hoàn toàn tự động và phi chứng từ.

- Đối với thanh toán bù trừ: Với công nghệ thanh toán hiện đại đã cho ra đời trung tâm thanh toán bù trừ tự động (ACH) có thể xử lý được một khối lượng giao dịch thanh toán lớn gấp nhiều lần so với trung tâm thanh toán bù trừ truyền thống, hiệu suất cao chưa từng có, sự an toàn và bảo mật được đặc biệt quan tâm và chú trọng, rủi ro giảm xuống mức tối thiểu.

- Đối với thẻ thanh toán: Gia tăng trong thanh toán thẻ ở rất nhiều nước cũng cho thấy sự phát triển của công nghệ nối hệ thống thanh toán. Các thỏa thuận nối hệ thống thanh toán cho phép các nhà cung ứng dịch vụ chia sẻ chi phí về hạ tầng cơ sở cho thanh toán thẻ và tạo cho họ phát triển công cụ mới.

- Đối với ủy nhiệm chi và ủy nhiệm thu: Công nghệ thanh toán rút ngắn thời gian thanh toán mỗi món có thể từ 5 đến 7 ngày qua đường bưu điện chỉ còn vài phút.

Ba là, Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của người dân

Nhu cầu TTKDTM mặt chịu ảnh hưởng sâu sắc của các yếu tố tập quán, thói quen và trình độ dân trí. Trình độ dân trí thấp, lạc hậu, người dân không am hiểu hoặc hiểu rất ít về TTKDTM, khi đó TTBTM là cách đơn giản và tiện lợi, còn TTKDTM là điều xa vời đối với họ. Khi trình độ dân trí và thu nhập được nâng lên, nhu cầu mở rộng quan hệ và trao đổi sẽ tăng theo, người dân có điều kiện tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại, lúc đó việc sử dụng các phương tiện TTKDTM mặt đối với họ là tất yếu và mọi việc sẽ trở nên đơn giản. Sở dĩ tại các nước phát triển, TTKDTM là chủ yếu, còn TTBTM chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ là do trình độ dân trí cao, hệ thống pháp luật đầy đủ và được thực hiện nghiêm, mạng lưới Ngân hàng có mặt khắp nơi, các dịch vụ thanh toán.

Môi trường kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ về kinh tế tác động lên hoạt động của KBNN. Môi trường kinh tế thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho hoạt động của KBNN đồng thời tạo điều kiện phát triển chung cho nền kinh tế và ngược lại. Bản chất kinh tế của giao dịch thanh toán bắt nguồn từ các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ. Khi kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi, thanh toán nhiều lên đòi hỏi việc thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, thuận tiện để đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch vụ. để đáp ứng được nhu cầu này chỉ có hệ thống TTKDTM phát triển. Mặt khác hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt phát triển góp phần cho việc sử dụng vốn của nền kinh tế hiệu quả hơn do đó lại thúc đẩy cho nền kinh tế phát triển.

Năm là, Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

Mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán là nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có mạng lưới giao dịch rộng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đến giao dịch, thanh toán, từ đó mở rộng phạm vi TTKDTM qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, việc mở rộng mạng lưới thanh toán bằng phương pháp truyền thống là thành lập các chi nhánh, các điểm giao dịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn do phải tăng chi phí để đầu tư vào cơ sở vật chất và nguồn nhân lực.

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nối mạng trực tiếp giữa Ngân hàng với khách hàng, Kho bạc với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ. Đó cũng là mục tiêu được các Ngân hàng và Kho bạc đặt ra, nhằm thiết lập kênh phân phối trực tuyến; khách hàng có thể giao dịch qua mạng vào bất kỳ địa điểm nào, thời gian nào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)