5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho KBNN Thái Nguyên
Một là, phương tiện thanh toán chủ yếu được sử dụng là: séc, UNC, UNT và các phương tiện thanh toán điện tử như thẻ, lệnh thanh toán, các hệ thống thanh toán hướng tới giải quyết vấn đề tốc độ thanh toán, thuận lợi trong giao dịch, quản lý vốn hiệu quả. Vì vậy, hệ thống thanh toán tức thời, trực tiếp theo từng món được áp dụng phổ biến.
Hai là, những thành tựu về công nghệ đang góp phần đẩy nhanh quá trình cung cấp dịch vụ và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng. Còn các dịch vụ thanh toán thì không ngừng cải tiến hệ thống truyền tải dịch vụ đến khách hàng và không ngừng cải tiến các dịch vụ đảm bảo an toàn, nhanh chóng, thuận tiện.
Ba là, nhiều dịch vụ mới đang bùng nổ, đáng chú ý là các giao dịch thanh toán điện tử, qua hệ thống máy tính. Thẻ trả trước là một phương tiện thanh toán phát triển cùng với sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet. Loại thẻ này phục vụ đắc lực cho việc phát triển thương mại điện tử do khả năng giao dịch của các cá nhân có thẻ qua Internet, Mobile phone và không nhất thiết qua tài khoản ngân hàng. Thẻ có thể phát hành với mệnh giá nhỏ thích hợp với những khoản chi tiêu nhỏ, lẻ và việc phát hành không nhất thiết phải có tên chủ thẻ và tài khoản ở ngân hàng. Vì vậy loại thẻ này có tiềm nằn rất lớn ở các nước đang phát triển, nơi mà một bộ phận lớn dân cư chưa có tài khoản ở ngân hàng. Đặc điểm thẻ trả trước thanh toán nhanh chóng, tức thời khiến cho việc thanh toán thẻ trả trước thuận tiện gần như tiền mặt trong các
giao dịch thanh toán tại điểm bán hàng.
Bốn là, để thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, giữa các nền kinh
tế, thì cơ sở vật chất của hoạt động thanh toán mà đặc biệt là công nghệ thông tin là yếu tố then chốt bao gồm hệ thống mạng lưới viễn thông điện tử, đường truyền hệ thống tốc độ cao, hệ thống mạng lưới chuyển tiền điện tử, các phương tiện truyền và xử lý số liệu khác. KBNN cần nâng cấp, cải thiện hạ tầng truyền thông, nâng cao chất lượng và đảm bảo hoạt động an toàn, ổn định cho hệ thống công nghệ thông tin, giúp cho việc truyền nhận dữ liệu thông suốt, hạn chế tối thiểu tình trạng lỗi. Đồng thời, KBNN cần tiếp tục phối hợp với NHTM hoàn thiện quy trình, đồng bộ phần mềm, tạo thuận lợi trong xử lý nghiệp vụ.
Năm là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi công tác thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN đối với các khách hàng, tổ chức có sử dụng các hoạt động thu chi qua KBNN, với hình thức thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giảm chi phí luân chuyển tiền mặt và an toàn kho quỹ.
Sáu là, KBNN cần phối hợp với các cơ quan như thuế, hải quan, ngân hàng thương mại triển khai phối hợp thu và ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt đối các NHTM đảm nhận theo nguyên tắc mỗi đơn vị mở tài khoản chuyên thu tại tất cả các NHTM đã triển khai thanh toán song phương với KBNN trên cùng địa bàn.
Bảy là, KBNN tiếp tục phối hợp với Ngân hàng nhà nước để rà soát hạ tầng thanh toán của NHTM trên địa bàn tỉnh. Từ đó, báo cáo Bộ tài chính phê duyệt mở rộng địa bàn bắt buộc triển khai thanh toán cá nhân qua tài khoản phù hợp với chủ trương chung của Chính phủ.
Tám là, KBNN đảm bảo cho khách hàng thanh toán nhanh chóng, an toàn, tiện lợi và có chi phí hợp lý; Tăng cường an ninh, an toàn, bảo mật trong hoạt động thanh toán thẻ, thanh toán qua thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán.
Đồng thời, áp dụng các biện pháp an ninh, tiêu chuẩn bảo mật mới, tiên tiến, như tiêu chuẩn thẻ chip, 3D Secure, xác thực sinh trắc học, sử dụng QR Code, Tokenization,… phù hợp với xu hướng thanh toán trên thế giới, đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán.
Chín là, việc chấp hành kỷ luật thanh toán cần phải được các đơn vị, cá
nhân, các hệ thống quán triệt thường xuyên, đồng thời chấp hành triệt để và liên tục, đảm bảo tuyệt đối an toàn tiền, tài sản nhà nước; trong đó, cần tập trung hơn vào kỷ luật đối chiếu truyền tin, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán; đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán các bên.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2014 - 2016 diễn ra như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quản lý thanh toán không dùng tiền
mặt tại KBNN tỉnh Thái Nguyên?
- Để quản lý thanh toán không dùng tiền mặt có tính khoa học và khả thi KBNN tỉnh Thái Nguyên cần phải có giải pháp gì? Điều kiện nào để thực hiện giải pháp?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu
2.2.1.1. Phương pháp thu thập thứ cấp
Đây là các số liệu từ các công trình nghiên cứu trước được lựa chọn sử dụng vào mục đích phân tích, minh họa rõ nét cho vấn đề phát triển nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt. Nguồn tài liệu này bao gồm:
- Sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên Internet,... liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt nói chung và trong lĩnh vực KBNN nói riêng.
- Tài liệu, số liệu đã được công bố về hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt. Đây là những số liệu mang tính định lượng, được khai thác từ các nguồn thuộc: Bộ Tài chính, Cục thống kê, KBNN tỉnh Thái Nguyên… các số liệu được đưa vào xử lý phân tích để từ đó rút ra những kết luận, đánh giá có căn cứ khoa học phục vụ nghiên cứu của luận văn.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập sơ cấp
- Thu thập bằng phiếu điều tra, khảo sát 2 nhóm đối tượng sau:
+ Cán bộ làm việ tại KBNN Thái Nguyên: gồm những nhà quản lý bao như trưởng, phó phòng (loại trừ tác giả), Giám đốc, phó Giám đốc của KBNN Thái Nguyên nhằm đánh giá thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt, định hướng nâng cao chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên. Cán bộ công chức tại bộ phận Kế toán, Kiểm soát chi trực tiếp liên quan đến công tác thanh toán: nhằm điều tra thu thập các thông tin về công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đối với trình độ năng lực của cán bộ, chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ.
+ Khách hàng: đánh giá về chất lượng thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên thông qua các câu hỏi liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ thanh toán, năng lực của cán bộ kho bạc, thái độ phục vụ của cán bộ kho bạc, độ tin cậy, chính sách thanh toán không dùng tiền mặt.
- Quy mô mẫu:
Có nhiều căn cứ để xác định quy mô mẫu. Không có sự thống nhất cao giữa các nhà nghiên cứu về quy mô như thế nào được coi là đủ lớn. Tuy nhiên, tất cả đều có chung nhận định, quy mô mẫu càng lớn càng tốt (Jullie Palland, 2005). Tabachnick và Fidell (2001) khi nghiên cứu về vấn đề này đề xuất quy mô mẫu tới hạn là 300. Trong khi đó Hoelter, (1983) lại cho rằng kích thước mẫu tối thiểu nên là 200 (Trích Nguyễn Đình Thọ, 2008). Steven (1996) cho rằng với cùng một vấn đề nghiên cứu, quy mô mẫu phụ thuộc vào số lượng các nghiên cứu trước đó. Hay nói cách khác, cùng một vấn đề, các nghiên cứu càng về sau quy mô mẫu có thể càng nhỏ. Nunally, (1978) đề xuất kích thước mẫu nên theo tỷ lệ 10 quan sát cho một tham số cần ước lượng, trong khi đó Tabachnick và Fithdell (2001) cho rằng tỷ lệ này tối thiểu là 5:1 [25]. Trong nghiên cứu của tác giả, quy mô mẫu lựa chọn dựa vào đề xuất của Tabachnick và Fidell (2001) với tỷ lệ 5 quan sát cho một tham số cần ước lượng. Với 22
tham số cần ước lượng, kích thước mẫu tối thiểu của nghiên cứu này là 110 (22*5). Do quy mô mẫu càng lớn càng tốt nên quy mô mẫu dự kiến là 150. Tổng cộng 150 phiếu điều tra được phát ra.
Mẫu được lựa chọn theo nguyên tắc thuận tiện, tác giả kết hợp vừa gửi qua email của đối tượng khảo sát, vừa gửi trực tiếp khi khách hàng đến giao dịch và gửi qua bưu điện, kết quả nhận được 131 phiếu thu về. Trước khi phân tích, tác giả tiến hành phân loại phiếu nhằm loại bỏ phiếu không hợp lệ, trong đó có 05 phiếu khách hàng không trả lời đầy đủ, 03 phiếu chọn duy nhất một đáp án trả lời và 01 phiếu bị rách nên mất thông tin trả lời. Như vậy chỉ còn 122 phiếu hợp lệ và sử dụng cho phân tích tiếp theo.
- Tiêu chí chọn mẫu: Tác giả tiến hành chọn mẫu để điều tra trong công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên: Đối với khách hàng, tác giả thống kê có 90 kế toán đơn vị sử dụng ngân sách sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong có ít nhất một năm giao dịch với KBNN tỉnh Thái Nguyên và ít nhất sử dụng 2 lần trong 1 năm qua. Đối với cán bộ quản lý và đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống KBNN Thái Nguyên tính đến tháng 12/2016 là 88 người. Như vậy, tổng thể nghiên cứu là 178 người (khách hàng chiếm 50,56% và cán bộ kho bạc chiếm 49,44%). Áp dụng công thức chọ mẫu của Slovin:
n =
N 1+N.e2 Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)
Tác giả tính được n = 122 người. Tống số phiếu thu về là 122 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 122 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích cho vấn đề nghiên cứu của đề tài. Từ đây tác giả xác định số mẫu cụ thể như sau:
+ Đối với khách hàng: số mẫu điều tra là 62 người, trong đó khách hàng trong độ tuổi 36 - 45 chiếm 41,94% chiếm tỷ lệ cao nhất, xếp thứ hai là nhóm tuổi 46-55 chiếm 25,8%, nhóm tuổi từ 25-35 chiếm 19,35% và chiếm tỷ trọng thấp nhất là nhóm tuổi trên 55 đạt 12,91%. Về trình độ chuyên môn, khách hàng có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao nhất đạt 48,39%, trình độ cao đẳng chiếm 27,42%, trình độ trên đại học chiếm 16,13% và trình độ trung cấp chiếm 8,06%.
Bảng 2.1. Cơ cấu khách hàng được điều tra
Đặc điểm của khách hàng Số lượng Tỷ lệ %
1.Độ tuổi 62 100 25-35 12 19,35 36-45 26 41,94 46-55 16 25,80 >55 8 12,91 2.Trình độ chuyên môn 62 100 Trên Đại học 10 16,13 Đại học 30 48,39 Cao đẳng 17 27,42 Trung cấp 5 8,06
(Nguồn: Tác giả thống kê)
+ Đối với cán bộ làm việc tại KBNN Thái Nguyên: số mẫu điều tra là 62 người, trong đó khách hàng theo chức danh, cán bộ giữ vị trí lãnh đạo chiếm 40%, chuyên viên chiếm 60%. Về vị trí công việc, cán bộ kế toán chiếm 50,0%, cán bộ thực hiện kiểm soát chi chiếm 33,33% và cán bộ phòng ban khách chiếm 16,67%. Về độ tuổi, cán bộ thuộc độ tuổi từ 36 - 45 chiếm 38,33% cao nhất, độ tuổi từ 46 - 55 chiếm 30,0%, độ tuổi từ 25-35 chiếm 23,33% và độ tuổi trên 55 chiếm 8,34%.
Bảng 2.2. Cơ cấu mẫu cán bộ được điều tra
Đặc điểm của cán bộ Số lượng Tỷ lệ %
1.Theo chức danh 60 100
- Lãnh đạo 24 40,0
- Chuyên viên 36 60,0
2.Vị trí công việc 36 100
- Cán bộ kế toán 18 50
- Cán bộ kiểm soát chi 12 33,33
- Cán bộ thuộc phòng ban khác 6 16,67 3. Độ tuổi 60 100 25-35 14 23,33 36-45 23 38,33 46-55 18 30,00 >55 5 8,34
(Nguồn: Tác giả thống kê)
- Cấu trúc phiếu điều tra: gồm 2 phần Phần 1: Thông tin cá nhân
Phần 2: Nội dung khảo sát. Với mỗi đối tượng tác giả sẽ thiết kế phiếu hỏi khác nhau (Phụ lục 01 và phụ lục 02) nhằm thu thập thông tin đánh giá công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên, nội dung khảo sát được đối tượng trả lời thông qua bảng hỏi, mỗi câu hỏi có đáp án lựa chọn và có kết hợp với câu hỏi trả lời theo 5 mức độ của thang đo Liket (1 - Rất không đồng ý; 2 - Không đồng ý; 3 - Bình thường; 4 - Đồng ý; 5 - Hoàn toàn đồng ý).
Bảng 2.3: Tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu cho bảng hỏi dành cho khách hàng
Mục hỏi Nguồn
Để đo lường phương tiện hữu hình gồm 5 mục hỏi:
Nhân viên có trang phục của ngành Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Nơi tiếp đón khách hàng rộng rãi, thoáng mát Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Văn phòng được sắp xếp hợp lý, khoa học Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Có không gian riêng khi khách hàng chờ đợi
giải quyết công việc
Để đo lường độ tin cậy bao gồm 4 mục hỏi:
Thông tin được bảo mật Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Thông tin được thông báo kịp thời, cập nhật Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003 Cơ sở hạ tầng thông tin thông suốt, khách
hàng yên tâm sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt
Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003
Ứng dụng CNTT trong quá trình xử lý thủ tục nên đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng
Nguyễn Đình Thọ và ctg, 2003
Để đo lường quy trình dịch vụ bao gồm 4 mục hỏi:
Đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện Victor Sower, 2001 Thực hiện số hóa điện tử Tác giả đề xuất Có thời gian hẹn khi giải quyết công việc Tác giả đề xuất Trình tự giải quyết công việc khoa học Tác giả đề xuất
Để đo lường cơ cấu bộ máy tổ chức bao gồm 4 mục hỏi:
Bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả Tác giả đề xuất Quy trình tổ chức bộ máy theo quy định của
pháp luật
Tác giả đề xuất Bộ máy tổ chức về công tác thanh toán không
dùng tiền mặt hợp lý, khoa học
Tác giả đề xuất Công tác luân chuyển, đề bạt, cán bộ trong nội
bộ diễn ra công khai, minh bạch, công bằng
Tác giả đề xuất
Để đo lường chính sách thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm 5 mục hỏi:
Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng
Tác giả đề xuất Quy định về chính sách không dùng tiền mặt
đồng bộ
Tác giả đề xuất Mọi thủ tục đều rõ ràng, dễ thực hiện Tác giả đề xuất Chính sách thể hiện sự hợp lý, công bằng,
minh bạch
Tác giả đề xuất Chính sách giải quyết vướng mắc rất kịp thời Tác giả đề xuất
Bảng 2.4: Tổng hợp chỉ tiêu nghiên cứu cho bảng hỏi dành cho cán bộ
Mục hỏi Nguồn
Để đo lường quy trình dịch vụ bao gồm 4 mục hỏi:
Đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện Victor Sower, 2001 Thực hiện số hóa điện tử Tác giả đề xuất Có thời gian hẹn khi giải quyết công việc Tác giả đề xuất Trình tự giải quyết công việc khoa học Tác giả đề xuất
Để đo lường chính sách thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm 5 mục hỏi:
Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng
Tác giả đề xuất Quy định về chính sách không dùng tiền mặt
đồng bộ
Tác giả đề xuất Mọi thủ tục đều rõ ràng, dễ thực hiện Tác giả đề xuất Chính sách thể hiện sự hợp lý, công bằng,
minh bạch
Tác giả đề xuất Chính sách giải quyết vướng mắc rất kịp thời Tác giả đề xuất
Để đo lường trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện thanh toán không dùng
tiền mặt bao gồm 5 mục hỏi:
Cán bộ thể hiện tác phong chuyên nghiệp khi thực thi công việc
Hoàng Thị Tố Hoài, 2015
Có năng lực giải quyết công việc, kiến thức về