Quản lý các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 92)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Quản lý các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN

Thái Nguyên

- Các cơ quan, đơn vị, các chủ dự án… sử dụng kinh phí NSNN (gọi chung là đơn vị sử dụng NSNN) phải mở tài khoản tại KBNN; chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan tài chính và của KBNN trong quá trình lập dự toán, phân bổ hạn mức, cấp phát, thanh toán, hạch toán kế toán NSNN.

- Các cơ quan thu (Thuế Nhà nước, Hải quan, Tài chính và các cơ quan khác được Chính phủ cho phép hoặc được Bộ Tài chính ủy quyền) phối hợp với KBNN tổ chức quản lý, tập trung nguồn thu NSNN, thường xuyên kiểm tra, đối chiếu đảm bảo mọi nguồn thu ngân sách phải được tập trung đầy đủ, kịp thời vào quỹ NSNN.

- Các tổ chức, cá nhân, kể cả các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác và NSNN theo quy định của pháp luật.

- Ngân hàng Nhà nước: Thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ cho chính phủ, giống như một NHNN thực hiện nghiệp vụ này cho khách hàng của mình như: mở tài khoản, thu tiền, trả tiền, chuyển tiền v.v.

- Ngân hàng thương mại nơi ĐVSDNS mở tài khoản và KBNN mở tài khoản chuyên thu có trách nhiệm thực hiện thanh toán, chuyển tiền thu nộp NSNN kịp thời, thực hiện trích tài khoản tiền gửi của đơn vị để nộp NSNN.

3.2.3. Quản lý các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên Thái Nguyên

a. Tình hình chi trả cá nhân qua tài khoản tại KBNN Thái Nguyên

Công tác thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên phản ánh qua nội dung bảng số liệu 3.2 sau:

Bảng 3.2: Tình hình chi trả cá nhân qua tài khoản ATM tại KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

Tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % 1. Số lượng đơn vị hưởng lương từ NSNN trên địa bàn mở tài khoản tại Kho bạc Đơn vị 1.468 1.456 1.456 -12 -0,82 0 0 2. Số lượng đơn vị đã thực hiện việc trả lương qua TK ngân hàng Đơn vị 1.004 1.062 1.074 58 5,78 12 1,13 3. Số người hưởng lương từ NSNN trên địa bàn Người 41.459 42.353 43.547 894 2,16 1194 2,82 Số người hưởng lương từ NSNN trên địa bàn đã thực hiện trả lương qua Tài khoản ATM

Người 30.388 32.531 34.758 2.143 7,05 2.227 6,85

Cơ cấu số người hưởng lương qua ATM so với số người hưởng lương NS trên địa bàn

% 73,3 76,81 79,82 3,51 4,79 3,01 3,92

(Nguồn: Phòng kế toán - KBNN Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu 3.2 cho thấy, các đơn vị đã sử dụng thanh toán lương không dùng tiền mặt mà sử dụng thẻ ATM qua KBNN trả cho người hưởng lương ngân sách tăng cả về quy mô và cơ cấu. Về quy mô, số lượng người hưởng lương NSNN tăng hàng năm, năm 2014 có 30.338 người, năm 2015 có 32.531 người, tăng thêm 2.143 người, tương ứng tăng 7,05% so với năm 2014;

năm 2016 có 34.758 người, tăng thêm 2.227 người, tương ứng tăng 6,85% so với năm 2015; số lượng các đơn vị sử dụng trả lương qua tài khoản năm 2014 là 1.468 đơn vị, đến năm 2015 và 2016 giảm còn 1.456 đơn vị, lý do là các đơn vị lựa chọn ngân hàng làm trung gian thanh toán. Về cơ cấu, tỷ lệ số người hưởng lương qua ATM tăng, năm 2014 chiếm 73,3%, năm 2015 chiếm 76,81% và năm 2016 chiếm 79,82%. Như vậy, với TTKDTM đã trở thành xu thế phát triển chung đối với phương thức thanh toán hiện đại qua hệ thống KBNN Thái Nguyên.

b. Tình hình chi ngân sách không dùng tiền mặt qua KBNN Thái Nguyên

Bên cạnh thanh toán chi NSNN nói chung, tình hình chi ngân sách không dùng tiền mặt bằng các hình thức thanh toán cụ thể như sau:

Bảng 3.3: Tình hình chi ngân sách không dùng tiền mặt qua KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % Tổng số 67.552.284 70.931.602 80.931.752 3.379.318 5,00 10.000.150 14,1 Tài khoản tiền 40.361.342 44.943.768 51.709.586 4.582.426 11,35 6.765.818 15,05 Thanh toán liên kho bạc 27.190.942 25.987.834 29.222.166 - 1.203.108 -4,42 3.234.332 12,45 Tỷ lệ tài khoản tiền (%) 59,75 63,36 63,89 3.61 6,04 0,53 0,84 Tỷ lệ thanh toán liên kho bạc (%)

40,25 36,64 36,11 -3.61 -8,97 -0,53 -1,45

(Nguồn: Phòng kế toán - KBNN Thái Nguyên)

Qua bảng 3.3 cho thấy, tổng số chi NSNN các năm 2014-2016 có sự thay đổi theo xu thế tăng qua các năm.

Năm 2014, tổng chi NSNN là 67.552.284 triệu đồng trong đó chi bằng tiền mặt là 40.361.342 triệu đồng chiếm 59,75% tổng chi, chi bằng chuyển khoản là 27.190.942 triệu đồng chiếm 40,25% tổng chi NSNN.

Năm 2015, tổng chi NSNN là 70.931.602 triệu đồng tăng 3.379.318 triệu đồng, chi bằng tiền mặt là 44.943.768 triệu đồng chiếm 63,36% tổng chi tăng chủ yếu do thanh toán hỗ trợ cho nhân dân chương trình nông thôn mới, chi bằng chuyển khoản biến động không đáng kể giảm là 25.987.834 triệu đồng chiếm 36,64% tổng chi.

Đến năm 2016, tổng chi NSNN tăng là 80.931.752 triệu đồng, tăng thêm 10.000.150 triệu đồng, trong đó chi bằng tiền mặt 51.709.586 triệu đồng chiếm 63,89%, thanh toán bằng chuyển khoản 29.222.166 triệu đồng chiếm 36,11%.

Như vậy có thể thấy, công tác sử dụng TTKDTM đối với công tác chi NS cho các đơn vị sự nghiệp, các xã, huyện trên địa bàn còn thấp, có xu thế giảm dần qua các năm. Nếu các mục tiêu CTQG như xây dựng nông thôn mới khó hoàn thành được sớm thì khả năng TTKDTM là tương đối thấp.

c. Tình hình thanh toán liên kho bạc tại KBNN Thái Nguyên

Hệ thống thanh toán liên kho bạc được xem là hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt đầu tiên của hệ thống KBNN. Khi hệ thống đi vào vận hành đã làm thay đổi nhiều đối với công tác giao dịch của KTV. Tại KBNN Thái Nguyên quy trình thanh toán qua chương trình thanh toán LKB được thực hiện như sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình thanh toán liên kho bạc

(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)

Đối với lệnh thanh toán đi

Bước 1: TTV LKB nhận chứng từ giấy từ KTV chuyển sang, hoàn thiện lệnh thanh toán bên chương trình thanh toán liên kho bạc điện tử. TTV đối chiếu các thông tin của chứng từ gốc với lệnh thanh toán trên chương trình: Tên

KTV TTV KTT TTT4 ĐVSDNS B1 B2.4 B2 B3 B5 B5

đơn vị hưởng, tài khoản đơn vị hưởng, tên KBNN nơi mở tài khoản đơn vị hưởng, số tiền và nội dung thanh toán. Nếu đúng nhấn ghi nhận LTT và gửi chứng từ qua KTT, nếu không khớp đúng thì hủy bỏ LTT và gửi LTT lại cho KTV loại bỏ theo quy định.

Bước 2: KTT cũng thực hiện kiểm tra các thông tin cần thiết, chọn loại LTT là lệnh chuyển nợ hay lệnh chuyển có và ký chữ ký số nếu chứng từ mà TTV chuyển sang là đúng, đẩy lại TTV hoàn thiện lại LTT nếu sai. LTT này sẽ được chuyển lên giám đốc ký chữ ký số nếu LTT là đúng và có giá trị cao, nếu sai đẩy lại cho KTT chuyển TTV hoàn thiện lại.

Sau khi đầy đủ các chữ ký số, LTT được chuyển lên trung tâm thanh toán T4 và truyền đến KBNN nơi nhận lệnh.

Đối với lệnh thanh toán đến

Bước 3: TTV LKB nhận được lệnh thanh toán đến từ T4 chuyển đến, kiểm tra tên đơn vi hưởng, tài khoản và nội dung lệnh thanh toán. Nếu khớp đúng thì chọn hạch toán đúng, nếu không phù hợp chọn hạch toán chờ xử lý rồi chuyển LTT đến sang KTT phê duyệt.

Bước 4: Căn cứ phương án hạch toán của LTT đến mà TTV hoàn thiện, KTT kiểm tra lại lần nữa các thông tin và ký chữ số nếu phương án hạch toán của TTV là đúng và đẩy bỏ lại cho TTV nếu phương án không phù hợp.

Bước 5: Khi đã được KTT phê duyệt LTT, TTV tiến hành chạy đầu vào các LTT đến vào chương trình tabmis và in sổ, bảng kê, LTT báo có cho đơn vị hưởng. Đối chiếu khớp đúng 2 chương trình, TTV chuyển chứng từ cho KTV được giao nhiệm vụ lưu giữ chứng từ.

Hiện nay, chương trình LKB nội tỉnh được truyền trong ngày và kết thúc lúc 16h15 và LTT ngoại tỉnh kết thúc lúc 16h00 cùng ngày. LTT sau giờ giao dịch sẽ được chuyển lên T4 và được chuyển đi vào giờ giao dịch ngày hôm sau. Cụ thể được thể hiện qua biểu 3.4 về tình hình hoạt động chương trình LKB tại KBNN Thái Nguyên

Bảng 3.4: Kết quả thực hiện lệnh thanh toán đi - đến tại KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % Liên kho bạc đến 11.387.730 14.070.270 15.652.030 2.682.540 23,56 1.581.760 11,24

Liên kho bạc đi 7.538.020 12.712.050 11.980.890 5.174.030 68,64 -731.160 -5,75

Tổng 18.925.750 26.782.320 27.632.920 7.856.570 41,51 85.060 3,18

(Nguồn: Phòng kế toán KBNN Thái Nguyên)

Qua bảng số liệu bảng 3.4 có thể thấy, lệnh thanh toán của liên kho bạc đến và đi có biến động qua các năm do quy mô lệnh thanh toán mỗi năm là khác nhau. Đối với liên kho bạc đến: Năm 2014, liên kho bạc đến là 11.387.730 triệu đồng; năm 2015 là 14.070.270 triệu đồng, tăng thêm 2.682.540 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 23,56% so với năm 2014; năm 2016 là 15.652.030 triệu đồng, tăng thêm 1.581.760 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 11,24% so với năm 2015. Đối với liên kho bạc đi: Năm 2014, liên kho bạc đi là 7.538.020 triệu đồng; năm 2015 là 12.712.050 triệu đồng, tăng thêm 5.174.030 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 68,64% so với năm 2014; năm 2016 là 11.980.890 triệu đồng, giảm 731.160 triệu đồng, tương ứng giảm 5,75% so với năm 2015. Chương trình thanh toán liên kho bạc là chương trình thanh toán không dùng tiền mặt đầu tiên do vậy đến nay chương trình gần như đã hoàn thiện về nhiều mặt. Chỉ có hệ thống mạng của KBNN hiện nay vẫn chưa đi vào ổn định về toàn diện, chưa đồng bộ hóa hoàn chỉnh các chương trình với nhau. Cũng chính vậy, đôi lúc lỗi chạy giao diện đầu ra hay đầu vào LKB, gây ra sự khó khăn nhất định trong quá trình KBNN Thái Nguyên quản lý giữa lệnh đi và đến.

d. Tình hình thanh toán song phương điện tử tại KBNN Thái Nguyên

Hiện KBNN Thái Nguyên đang mở tài khoản thanh toán và thanh toán cho đơn vị hưởng qua ngân hàng Công thương, Agribank, BIDV chương trình thanh toán song phương điện tử (TTSPĐT).

Sơ đồ 3.3: Quy trình thanh toán song phương điện tử tại KBNN Thái Nguyên

(Nguồn: KBNN Thái Nguyên)

Đối với các lệnh thanh toán (LTT) đi

Bước 1: Khi nhận được chứng từ KTV chuyển sang, TTV chạy giao diện đầu ra của chứng từ chuyển khoản ngân hàng. TTV đăng nhập vào chương trình TTSPĐT, kiểm tra số lệnh thanh toán so với bảng kê gom bên chương trình tabmis, hoàn thiện các LTT cần hoàn thiện các thông tin còn thiếu như nội dung, lệnh từ các tào khoản trung gian… đẩy sang KTT phê duyệt. Nếu số LTT chạy vào TTSPĐT thiếu so với bảng kê ngân hàng gom, TTV đề nghị KTV kiểm tra lại LTT còn thiếu đó để tìm ra nguyên nhân LTT không sang chương trình để có hướng xử lý kịp thời.

Bước 2: KTT căn cứ thông tin trên chứng từ giấy, kiểm tra các thông tin trên chương trình có khớp đúng không: Tên đơn vị hưởng, tài khoản đơn vị hưởng, ngân hàng nơi mở tài khoản đơn vị hưởng và số tiền chuyển cho đơn vị hưởng. Nếu khớp đúng thì ký chữ ký số và chuyển chứng từ đệ trình Giám đốc. Nếu không khớp đúng, loại bỏ chứng từ cho TTV xử lý hủy bỏ lệnh thanh toán hoặc hoàn thiện lại lệnh thanh toán.

KTT B11 KTV TTV Giám đốc B1 B2,5,7,9,11 ĐVSDNS Các ngân hàng B3 B3 B7,9 B4,6,8,10 B11

Bước 3: TTV gửi chứng từ giấy mà KTT đã ký duyệt chữ ký số lên Giám đốc. Cũng như KTT, giám đốc cũng kiểm tra và ký chữ ký số LTT nếu khớp đúng và loại bỏ chuyển cho KTT nếu có thông tin không khớp đúng. LTT đã bị giám đốc loại bỏ tự động chuyển về KTT, KTT cũng thực hiện loại bỏ cho TTV nếu LTT không đúng hoặc yêu cầu TTV hoàn thiện lại LTT. Sau khi đã đấy đủ các chữ ký số, LTT tự động chuyển sang ngân hàng.

Đối với lệnh thanh toán đến

Bước 4: Khi nhận được lệnh thanh toán đến từ bên Ngân hàng chuyển sang, TTV kiểm tra thông tin lệnh thanh toán: Tên đơn vị hưởng, tài khoản đơn vị hưởng, đoạn mã COA hay nội dung của LTT và chọn phương án hạch toán cho phù hợp: hạch toán đúng hay hạch toán chờ xử lý. TTV được phép hoàn thiện 7 phân đoạn mã COA như: mã NDKT, mã cấp,mã chương, mã nguồn …

Bước 5: Khi TTV báo có LTT đến, KTT ký duyệt LTT đến nếu phương án TTV chọn là phù hợp hoặc đẩy lại cho TTV hoàn thiện chọn phương án phù hợp.

Đối chiếu cuối ngày

Bước 6: Đến 16h00 hàng ngày là giờ cut off time của chương trình TTSPĐT. Ngân hàng Công Thương, Agribank, BIDV và Ngân hàng nhà nước chi nhánh Thái Nguyên gửi đối chiếu lần 1, TTV thực hiện đối chiếu số liệu dữ liệu thu khác và dữ liệu chi, xác nhận đúng khớp hay đối chiếu sai lệch chuyển sang chờ KTT phê duyệt.

Bước 7: KTT ký xác định đúng khớp hoặc đối chiếu sai lệch gửi sang ngân hàng. Trong trường hợp đối chiếu sai lệch thì TTV phối hợp với Ngân hàng để tìm ra số liệu chênh lệch và tiến hành đối chiếu lại lần 1 cho khớp đúng số liệu. Sau khi đối chiếu lần 1 khớp đúng thì bắt đầu thực hiện đối chiếu lần 2 để quyết toán số liệu thu chi trong ngày.

Bước 8: Kết hợp cùng đối chiếu dữ liệu thu bên chương trình thu thuế trực tiếp TCS chuyển sang, TTV tạo lệnh quyết toán số thu, số chi trong ngày hôm nay gửi sang KTT ký duyệt xác nhận lệnh quyết toán.

Quyết toán số liệu thu khi số thu trong ngày lớn hơn 1 tỷ đồng bao gồm số thu được trong ngày và số thu của ngày liền trước.

Bước 9: KTT ký duyệt xác nhận đối chiếu khớp đùng và lệnh quyết toán thu-chi được đẩy sang ngân hàng.

Bước 10: Ngân hàng căn cứ lệnh quyết toán thu-chi mà KBNN Thái Nguyên gửi sang, hạch toán theo đúng quy định và gửi lệnh báo có cho KBNN. TTV khi nhận được lệnh báo quyết toán thu-chi thành công đệ trình KTT ký duyệt.

Bước 11: Sau khi KTT duyệt các LTT đến và lệnh quyết toán, TTV vào chương trình Tabmis chạy giao diện đầu vào. TTV thực hiện in LTT đến, bảng kê, các loại sổ theo quy định giữa 2 chương trình. Trả 01 LTT đến để báo có cho đơn vị hưởng và chuyển chứng từ, sổ cho KTV được giao đóng chứng từ khi số liệu kiểm tra đúng.

Cuối tháng, TTV TTSPĐT chạy sổ tài khoản quyết toán hộ 3934, TTV chuyển số đã quyết toán trong tháng lên sở giao dịch KBNN. Căn cứ số dư bên nợ hay số dư có của tài khoản 3934, TTV TTSPĐT hạch toán chuyển Liên kho bạc loại lệnh chuyển nợ hay lệnh chuyển có số đã quyết toán.

Bảng 3.5: Kết quả thực hiện thanh toán song phương điện tử tại KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

ĐVT: Triệu đồng Ngân hàng TTSPĐT với KBNN Thái Nguyên Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- % BIDV 378.151 923.389 1.588.287 545.238 144.19 664.898 72 Agribank 4.712.781 7.036.932 7.813.466 2.324.151 49.32 776.534 11.04 Viettinbank 2.519.126 3.226.301 4.245.603 707.175 28.07 1.019.302 31.59 Tổng 7.610.058 11.186.622 13.647.356 3.576.564 147 2.460.734 22

(Nguồn: Phòng kế toán - KBNN Thái Nguyên)

Bảng số liệu 3.5, phản ánh quy mô thực hiện thanh toán song phương điện tử của KBNN Thái Nguyên với 03 ngân hàng. Công tác phối hợp thu NSNN luôn được duy trì ổn định và thực hiện tốt. Việc triển khai vận hành chương trình thanh toán song phương điện tử giữa KBNN và các ngân hàng thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác thanh toán.

Cùng với việc thực hiện nghiêm trong công tác thu, chi tiền mặt, KBNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)