Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 127 - 129)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Ban hành văn bản quy định về thỏa thuận trong thanh toán

Để đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tạo ra các tiện ích trong thanh toán cần có văn bản pháp quy thừa nhận và điều chỉnh các thoả thuận trong thanh toán, quy định rõ nội dung, quyền lợi và nghĩa vụ của từng bên đảm bảo lợi ích và tâm lý cho các bên khi tham gia thanh toán.

- Ban hành chế tài để tăng cường kỷ luật thanh toán

Rủi ro trong thanh toán là một vấn đề cản trở rất lớn việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đặc biệt là thanh toán điện tử. Chính phủ cần có những chế tài xử lý nghiêm khắc các hoạt động liên quan đến gian lận trong TTKDTM. Gian lận, lừa đảo, giả mạo, ăn cắp thông tin trên thẻ là những vấn nạn mang tính toàn cầu, Chính phủ cần phối hợp với quốc tế đặc biệt là các nước có công nghệ thanh toán không dùng tiền mặt phát triển để phòng chống những vấn nạn này.

- Ban hành luật giao dịch điện tử

Luật giao dịch điện tử là chỗ dựa pháp lý để Kho bạc Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát huy tính tiện lợi của các dịch vụ thanh toán điện tử. Sau đó Chính phủ cần ban hành nghị định giao dịch điện tử để hướng dẫn thi hành và quy định về chữ ký và dịch vụ chứng thực chữ ký để KBNN và NHNN Việt Nam có thể áp dụng thanh toán điện tử một cách rộng rãi ra ngoài hệ thống. Hoàn thiện cơ sở pháp lý hiện hành nhằm tạo điều kiện về mặt cơ chế, chính sách cho việc giao dịch thanh toán qua mạng Internet, qua điện thoại di động làm cơ sở để KBNN phát triển hệ thống mạng thanh toán trực tiếp với khách hàng.

- Ban hành thông tư thu lệ phí thanh toán

Chính phủ nên cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, KBNN thu phí sử dụng tiền mặt. Đây là một trong những biện pháp kinh tế nhằm tác

động tới các tổ chức có tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng và Kho bạc Quốc gia tự hạn chế việc rút tiền mặt để sử dụng một cách không cần thiết. Mặt khác, thanh toán bằng tiền mặt là một trong các phương tiện thanh toán, là dịch vụ của các Ngân hàng nên việc thu phí thanh toán là phù hợp trong điều kiện kinh tế thị trường.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ Tài chính ban hành thông tư hướng dẫn thu lệ phí thanh toán trong các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Thông tư cần quy định mức cao nhất và thấp nhất của lệ phí thanh toán bằng tiền mặt; mức cao nhất và thấp nhất của lệ phí thanh toán không dùng tiền mặt sao cho mức phí thanh toán bằng tiền mặt phải cao hơn mức phí thanh toán không dùng tiền mặt. Thông qua chính sách thu lệ phí thanh toán để khuyến khích khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt, việc thanh toán không dùng tiền mặt vừa có lệ phí rẻ hơn, lại an toàn, tiện lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)