Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 75)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.3. Kết quả thực hiện nhiệm vụ của Kho bạc Nhà nước Thá

3.1.3.1. Công tác quản lý quỹ NSNN a. Về công tác thu NSNN

Bám sát dự toán thu NSNN, KBNN Thái Nguyên đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan thu trên địa bàn thực hiện có hiệu quả các giải pháp, biện pháp theo chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN và của địa phương trong công tác tổ chức thu NSNN.

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, KBNN Thái Nguyên đã phối hợp với cơ quan Thuế - Hải quan - Tài chính, triển khai hệ thống dữ liệu thu NSNN tập trung (TCS) và phối hợp thu NSNN với các ngân hàng thương

mại nhằm cải cách quy trình thu NSNN theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính. Đã kết nối, trao đổi thông tin nhanh, chính xác về thu, nộp NSNN giữa các cơ quan trong ngành tài chính, giảm thiểu thời gian và quy trình, thủ tục thu nộp NSNN đối với cả người nộp thuế và các cơ quan trong ngành Tài chính, tạo điều kiện cho người nộp thuế tiếp cận các hình thức thu nộp NSNN văn minh, hiện đại.

KBNN Thái Nguyên đã chủ động đối chiếu, rà soát số dư các tài khoản tạm thu chờ nộp ngân sách, tạm giữ chờ xử lý của các cơ quan, đơn vị mở tài khoản tại KBNN, với tổng số dư tính đến hết ngày 31/12/2016 là 54,9 tỷ đồng; thông báo số dư từng tài khoản cho chủ tài khoản hoặc cơ quan có trách nhiệm quản lý để đôn đốc, xử lý, tập trung kịp thời vào NSNN. Thực hiện cung cấp thông tin, số liệu thu NSNN theo từng cấp ngân sách, từng địa bàn; so sánh, đánh giá tình hình thu NSNN so với dự toán giao, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN của các cấp Lãnh đạo; đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin thu cho các cơ quan Thuế, Hải quan và tích cực phối hợp xử lý những vướng mắc trong điều hành thu; phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo kiểm soát trong dự toán được giao.

Kết quả thu NSNN hàng năm đều đạt và vượt dự toán do HĐND tỉnh giao với số thu năm sau cao hơn năm trước. Năm 2000, số thu NSNN trên địa bàn đạt 180 tỷ đồng, năm 2010 thu NSNN đạt 2.700 tỷ đồng; đến năm 2016, số thu NSNN đạt 9.687 tỷ đồng, bằng 149% dự toán tỉnh giao năm 2016 (trong đó thu cân đối đạt 9.535tỷ đồng, bằng 147% dự toán giao; thu quản lý qua NSNN đạt 151 tỷ đồng); Số thu năm 2016 tăng 53 lần so với năm 2000 và tăng 3,6 lần so với năm 2010.

b. Về công tác kiểm soát chi NSNN

KBNN Thái Nguyên luôn bám sát các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, KBNN và UBND tỉnh về điều

hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách hàng năm, với tinh thần chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan và ĐVSDNS trong việc tháo gỡ những vướng mắc khi thực hiện dự toán NSNN, KBNN Thái Nguyên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tích cực để góp phần thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư, đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu của các ĐVSDNS, song vẫn đảm bảo quản lý chặt chẽ các khoản chi NSNN.

Từ năm 2012, KBNN Thái Nguyên đã phối hợp cùng các cơ quan trong khối tài chính trong tỉnh triển khai dự án Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS), năm 2013 triển khai thực hiện quản lý kiểm soát Cam kết chi qua KBNN, đây là một bước tiến mới trong quản lý ngân sách, qua đó đã nâng cao trách nhiệm của cơ quan Tài chính, Kho bạc và ĐVSDNS, đồng thời hỗ trợ cho việc thực hiện kế toán dồn tích và lập kế hoạch ngân sách trung hạn của cơ quan tài chính các cấp và các ngành, địa phương thông qua việc quản lý các hợp đồng nhiều năm. KBNN Thái Nguyên ngày càng nâng cao chất lượng kiểm soát chi NSNN, đảm bảo các khoản chi NSNN đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức của Nhà nước quy định; đã tham mưu đề xuất nhiều giải pháp về điều hành NSNN, giải ngân vốn đầu tư XDCB, kiểm soát chặt chẽ đúng quy trình, thủ tục và kịp thời tạm ứng vốn cho các dự án đền bù giải phóng mặt bằng, dự án công trình trọng điểm của tỉnh. Đặc biệt năm 2016, thực hiện Nghị quyết 60/NQ-CP ngày 08/7/2016 của Chính phủ, KBNN Thái Nguyên đã chủ động rà soát, nắm vững tình hình giải ngân vốn đầu tư kế hoạch năm 2016 của từng dự án, phối hợp cùng các đơn vị có liên quan tìm hiểu nguyên nhân vướng mắc đối với các dự án chưa giải ngân hoặc giải ngân chậm để có biện pháp tham mưu, đề xuất với UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo và phối hợp tham mưu tổ chức Hội Nghị đánh giá tiến độ và triển khai giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh, phục vụ tốt việc chỉ đạo điều hành và điều chỉnh kế hoạch vốn năm 2016.

Trước yêu cầu phát triển của đất nước và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên nên chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2000 tổng chi NSNN qua KBNN Thái Nguyên đạt 1.078 tỷ đồng, năm 2010 tổng chi NSNN đạt 8.217 tỷ đồng, tăng 7,6 lần so với năm 2000. Riêng năm 2016 (tính đến 31/12/2016) tổng chi NSNN đạt 16.486 tỷ đồng, tăng 2 lần so với năm 2010 và tăng 15,2 lần so với năm 2000. Trong đó chi thường xuyên đạt 10.949 tỷ đồng, bằng 97% dự toán năm; Chi đầu tư XDCB đạt 3.515tỷ đồng, bằng 85% so với kế hoạch năm (trong đó: Vốn đầu tư XDCB giải ngân đạt 3.023 tỷ đồng, bằng 87% KHV; Vốn trái phiếu Chính phủ đạt 342 tỷ đồng, bằng 78% KHV; Vốn chương trình mục tiêu giải ngân đạt 150 tỷ đồng, bằng 78% KHV).

Thông qua công tác kiểm soát chi NSNN, năm 2016 các đơn vị KBNN trong tỉnh đã phát hiện và yêu cầu hoàn thiện bổ sung hồ sơ thanh toán 66 khoản chi với số tiền 23,5 tỷ đồng, do chưa đủ thủ tục, điều kiện thanh toán, góp phần thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và Luật Phòng chống tham nhũng.

c. Về công tác kế toán, thanh toán

Công tác thanh toán của hệ thống KBNN không ngừng được hoàn thiện, hiện đại hóa và có bước phát triển vượt bậc. Đã tổ chức vận hành tốt hệ thống TABMIS, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi NSNN, các loại vốn, quỹ, tài sản Nhà nước. Công tác tổng hợp, lập báo cáo được duy trì, có nề nếp, chất lượng và kịp thời. Số liệu kế toán đã góp phần cung cấp thông tin quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá tình hình thu, chi NNSN, làm căn cứ để các cấp có thẩm quyền ra quyết định quản lý phù hợp. Đến nay, KBNN đã có hệ thống thanh toán điện tử nội bộ đồng bộ, kết nối điện tử với hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng, qua đó rút ngắn được thời gian thanh toán và giảm đáng kể khối lượng thanh toán bằng tiền mặt.

Công tác thanh toán giữa KBNN với các hệ thống ngân hàng được vận hành thông suốt và chính xác. Trong năm đã triển khai thanh toán song

phương điện tử và phối hợp thu với Ngân hàng thương mại, triển khai Chương trình Thanh toán điện tử liên kho bạc tập trung tích hợp với hệ thống TABMIS, mở thêm một kênh thanh toán chuyển tiền thuận lợi, tiết kiệm trong nội bộ hệ thống KBNN. Năm 2017 KBNN Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Doanh số hoạt động KBNN Thái Nguyên ngày càng tăng, năm 2000 đạt 26.644 tỷ đồng, với 6.338 tài khoản giao dịch; Đến năm 2016, doanh số hoạt động đạt 80.931tỷ đồng, với 12.481 tài khoản giao dịch. Năm 2016 doanh số hoạt động gấp 3 lần so với năm 2000 và số tài khoản giao dịch tăng 1,9 lần so với năm 2000. Các khoản chi cá nhân được thanh toán qua thẻ ATM có 1.182/1.464 đơn vị, đạt 81%.

3.1.3.2. Công tác đảm bảo an ninh, an toàn tiền, tài sản Nhà nước giao cho KBNN quản lý

Công tác đảm bảo an ninh các hoạt động nghiệp vụ và an toàn tiền, tài sản của Nhà nước là một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng trong hệ thống KBNN nói chung và KBNN Thái Nguyên nói riêng. Với khối lượng tiền, tài sản của Nhà nước giao cho KBNN Thái Nguyên quản lý là rất lớn, doanh số thu, chi qua KBNN hàng năm lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Vì vậy, KBNN Thái Nguyên luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao và thông qua nhiều biện pháp như: Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chấp hành cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ. Quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về quản lý tài khoản tiền gửi của KBNN tại Ngân hàng; tăng cường công tác kiểm tra nội bộ; cử công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức làm công tác bảo vệ, kiểm soát chi NSNN; thực hiện nghiêm chế độ sao lưu, dự phòng dữ liệu định kỳ; tăng cường công tác phối hợp với cơ quan công an trên địa bàn để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xấu có thể xảy ra.

Công tác quản lý ngân quỹ được chú trọng quan tâm, đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán cho các đơn vị. Khối lượng tiền mặt thu, chi khá lớn nhưng kiểm đếm chi trả chính xác, đúng chế độ quy trình nghiệp vụ. Tổng doanh số thu, chi tiền mặt năm 2016 là 6.449 tỷ đồng (tổng thu tiền mặt 3.225 tỷ đồng, tổng chi tiền mặt 3.224 tỷ đồng).

Từ năm 2010 đến nay, KBNN Thái Nguyên đã kịp thời phát hiện và thu giữ 4.531 tờ tiền giả các loại với giá trị 220 triệu đồng; đã trả lại 14.514 món tiền do khách hàng nộp thừa với số tiền 2.462 triệu đồng. Riêng năm 2016 đã trả lại 102 món tiền khách hàng nộp thừa với số tiền 55 triệu đồng; phát hiện 07 tờ tiền giả với số tiền 1,3 triệu đồng, đã góp phần giữ vững và nâng cao uy tín của hệ thống, tạo được niềm tin của nhân dân.

3.1.3.3. Về công tác cải cách hành chính

KBNN Thái Nguyên rất chú trọng công tác cải cách hành chính và xác định đây là khâu then chốt để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động. Từng bước thực hiện cải cách hành chính trong từng giai đoạn theo đúng chỉ đạo của KBNN và UBND tỉnh Thái Nguyên, theo đúng tiến trình cải cách tài chính công. Hàng năm đều xây dựng kế hoạch cải cách hành chính, kế hoạch kiểm soát thủ tục hành chính phù hợp với chức năng nhiệm vụ và điều kiện cụ thể tại đơn vị. Triển khai việc niêm yết công khai các thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực KBNN và công khai nội dung phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính tại trụ sở cơ quan. Thực hiện đúng quy định về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị và định kỳ báo cáo tình hình triển khai công tác cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính theo yêu cầu.

KBNN Thái Nguyên đã và đang tiếp thu, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình tổng thể về cải cách hành chính theo đúng chỉ đạo để dần hoàn thiện quy trình nghiệp vụ trên nền tảng công nghệ quản lý và công nghệ thông tin hiện đại. Đồng thời, thường xuyên cập nhật các thay đổi về cơ chế

chính sách, quy trình nghiệp vụ của KBNN vào hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2008 để công khai, minh bạch về hồ sơ, thủ tục, thời gian giải quyết công việc và thực hiện thống nhất. Hỗ trợ công tác điều hành hệ thống thông qua “Mạng thông tin nội bộ Intranet” để có thể chuyển tải nhanh chóng thông tin hai chiều giữa tỉnh và huyện, góp phần thay đổi phương thức, nâng cao hiệu quả làm việc và tiết kiệm chi phí hoạt động của KBNN. Trong thời gian tới, KBNN Thái Nguyên sẽ triển khai 3 dịch vụ công trực tuyến theo lộ trình của KBNN và tiếp tục đẩy mạnh phối hợp thu, kết nối, trao đổi thông tin dữ liệu thu NNSN với cơ quan thu và các ngân hàng thương mại.

3.1.3.4. Hoạt động của kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Qua 3 năm 2014 - 2016, KBNN Thái Nguyên đã thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành và nhà nước giao, thể hiện các tiêu chí về tổng số thu, số đơn vị giao dịch, tổng số tài sản giao dịch đề tăng hằng năm. Kết quả chung về doanh số hoạt động của KBNN Thái Nguyên như sau:

Bảng 3.1: Doanh số hoạt động của KBNN Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

Tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 +/- % +/- %

1. Tổng số Triệu

đồng 67.552.284 70.931.602 80.931.752 3.379.318 5,00 10.000.150 14,1 Tài khoản tiền Triệu

đồng 40.361.342 44.943.768 51.709.586 4.582.426 11,35 6.765.818 15,05 Thanh toán liên

kho bạc Triệu đồng 27.190.942 25.987.834 29.222.166 -1.203.108 -4,42 3.234.332 12,45 2. Số đơn vị giao dịch Đơn vị 2.115 2.115 2.158 0 0 43 2,03 3. Tổng số tài khoản giao dịch Tài khoản 12.043 12.066 12.481 23 0,19 415 3,44

Công tác thanh toán của hệ thống KBNN không ngừng được hoàn thiện, hiện đại hóa và có bước phát triển vượt bậc. Đã tổ chức vận hành tốt hệ thống TABMIS, hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản thu, chi NSNN, các loại vốn, quỹ, tài sản Nhà nước. Công tác tổng hợp, lập báo cáo được duy trì, có nề nếp, chất lượng và kịp thời. Số liệu kế toán đã góp phần cung cấp thông tin quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá tình hình thu, chi NNSN, làm căn cứ để các cấp có thẩm quyền ra quyết định quản lý phù hợp. Đến nay, KBNN đã có hệ thống thanh toán điện tử nội bộ đồng bộ, kết nối điện tử với hệ thống thanh toán của hệ thống ngân hàng, qua đó rút ngắn được thời gian thanh toán và giảm đáng kể khối lượng thanh toán bằng tiền mặt.

Công tác thanh toán giữa KBNN với các hệ thống ngân hàng được vận hành thông suốt và chính xác. Trong năm đã triển khai thanh toán song phương điện tử và phối hợp thu với Ngân hàng thương mại, triển khai Chương trình Thanh toán điện tử liên kho bạc tập trung tích hợp với hệ thống TABMIS, mở thêm một kênh thanh toán chuyển tiền thuận lợi, tiết kiệm trong nội bộ hệ thống KBNN. Năm 2017 KBNN Thái Nguyên tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhà nước triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Doanh số hoạt động KBNN Thái Nguyên ngày càng tăng, năm 2000 đạt 26.644 tỷ đồng, với 6.338 tài khoản giao dịch; Đến năm 2016, doanh số hoạt động đạt 80.931tỷ đồng, với 12.481 tài khoản giao dịch. Năm 2016 doanh số hoạt động gấp 3 lần so với năm 2000 và số tài khoản giao dịch tăng 1,9 lần so với năm 2000. Các khoản chi cá nhân được thanh toán qua thẻ ATM có 1.182/1.464 đơn vị, đạt 81%. Có thể nói, kết quả hoạt động có hiệu quả trên đây là do sự quyết tâm của Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ tại KBNN Thái Nguyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 67 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)