Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 111)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Kết quả đạt được

Trong những năm qua, thanh toán liên Kho bạc và thanh toán với hệ thống ngân hàng đã phục vụ tốt cho hoạt động quản lý thu chi ngân sách và hoạt động giao dịch với các đơn vị.

Các văn bản như Nghị định số 24/2016/NĐ-CP ngày 5/4/2016 của Chính phủ quy định chế độ quản lý ngân quỹ nhà nước; trình Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 315/2016/TT-BTC ngày 30/11/2016 quy định về quản lý và sử dụng tài khoản của KBNN mở tại NHNN và NHTM; Thông tư số 328/2016/TT-BTC ngày 26/12/2016 về quản lý các khoản thu NSNN qua KBNN… đã quy định KBNN mở tài khoản tại NHNN và các NHTM để phục vụ tốt hơn nữa công tác tập trung kịp thời, đầy đủ các khoản thu vào NSNN và chi trả thanh toán chính xác, nhanh chóng các khoản chi NSNN.

KBNN Thái Nguyên đã tham gia triển khai và vận hành thành công trên diện rộng hệ thống thanh toán liên ngân hàng với sự giúp đỡ của NHNN đã khẳng định sự quyết tâm cao, tích cực của hệ thống KBNN đối với chủ trương của Chính phủ, giải pháp của NHNN về thanh toán không dùng tiền mặt kết hợp với nâng cao hiệu quả quản lý thu, chi NSNN.

Tình trạng thanh toán không dùng tiền mặt góp phần giảm khối lượng tiền mặt rất lớn lưu thông trong thanh toán. Thúc đẩy nhanh quá trình tập trung nguồn thu vào NSNN, các khoản chi NSNN luôn kịp thời, an toàn, đưa nguồn NSNN kịp thời phục vụ nhu cầu chi thường xuyên, đầu tư cho những chương trình trên mọi miền đất nước. Giải quyết vấn đề nguồn vốn bị tồn đọng do quy trình thanh toán chậm trễ.

Hệ thống TTKDTM ngày được cải thiện hơn, kiểm tra và được nâng cấp thường xuyên, cũng như hệ thống mạng, kết nối được ưu tiên. Thanh toán được thông suốt, nhanh gọn, an toàn và kịp thời. Quy trình thực hiện các chương trình cũng được cải thiện giảm thiểu các khâu làm không cần thiết trong quá trình thực hiện.

Hệ thống thanh toán song phương điện tử vận hành giúp cho các KBNN huyện không còn lo lắng về vấn đề nguồn vốn thanh toán đặc biệt là vào những ngày cuối năm. Việc điều hòa vốn được quản lý tập trung toàn quốc.

KBNN Thái Nguyên đã phối hợp với 3 NHTM lớn (Ngân hàng Công thương Việt Nam - Vietinbank, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Agribank) triển khai vận hành ổn định, hiệu quả hệ thống thanh toán song phương phối hợp thu NSNN điện tử trên toàn hệ thống KBNN từ tỉnh đến huyện.

KBNN Thái Nguyên đã song song nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống thanh toán nội bộ (Thanh toán liên kho bạc) giữa các đơn vị KBNN. Đến nay, KBNN đã tích hợp hệ thống thanh toán liên kho bạc điện tử vào hệ thống TABMIS và vận hành thành công.

Việc đẩy mạnh triển khai, hoàn thiện và hiện đại hóa các hệ thống thanh toán điện tử trong thời gian qua đã giúp công tác quản lý ngân quỹ được an toàn, hiệu quả, công tác thanh toán qua KBNN được nhanh chóng, an toàn, thuận tiện, từ đó góp phần cải cách thủ tục hành chính và hướng tới hạn chế tối đa sử dụng tiền mặt trong giao dịch với NSNN.

KBNN Thái Nguyên đã tăng cường hoàn thiện các phương thức, quy trình giao dịch thu NSNN không dùng tiền mặt qua KBNN. Trên cơ sở thỏa thuận hợp tác song phương điện tử giữa KBNN với các NHTM, KBNN đã triển khai thực hiện ủy nhiệm thu NSNN bằng tiền mặt cho các NHTM nơi mở tài khoản và tổ chức mở các tài khoản chuyên thu tại chi nhánh của 3 NHTM. Việc triển khai thành công các hệ thống thanh toán điện tử cũng là tiền đề quan trọng cho yêu cầu tích hợp và tự động hóa của các hệ thống thu NSNN giữa KBNN và NHTM, từ đó giúp cho công tác phối hợp thu NSNN giữa KBNN với các NHTM tiếp tục được đẩy mạnh trên phạm vi toàn quốc với các hình thức thu tại quầy giao dịch NHTM, thu qua các kênh giao dịch điện tử Internet Banking, thẻ ATM...

KBNN Thái Nguyên đã chủ động phối hợp với các cơ quan trong ngành Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) và hệ thống NHTM hoàn thiện, nâng cấp Chương trình trao đổi thông tin thu, nộp NSNN (Chương trình TCS) giữa KBNN, các NHTM và cơ quan thu; phối hợp với các đơn vị thuộc NHNN tiếp tục hoàn thiện ứng dụng thanh toán liên ngân hàng phục vụ tốt hơn nữa cho giao dịch thu NSNN.

KBNN Thái Nguyên cũng đã báo cáo Bộ Tài chính để làm việc với Bộ Quốc phòng, Công an nhằm tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán cá nhân qua tài khoản. Theo đó, tỷ trọng các khoản chi bằng tiền mặt qua KBNN ngày càng nhỏ dần, đến nay chủ yếu chỉ còn những khoản chi nhỏ lẻ, đơn vị thụ hưởng không có tài khoản tại ngân hàng, hoặc một số các khoản chi đặc thù của khối quốc phòng, an ninh, chi đền bù giải phóng mặt bằng… là thanh toán bằng tiền mặt.

Đội ngũ cán bộ KBNN được tập huấn, nâng cao nghiệp vụ tốt hơn trong công tác kiểm soát chi thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN nói riêng, hệ thống thanh toán qua KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)