Đối với Kho bạc Nhà nước trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 130 - 143)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với Kho bạc Nhà nước trung ương

Một là, cần đẩy mạnh thanh toán điện tử liên ngân hàng

Đây là hệ hống thanh toán xương sống của nền kinh tế. Để tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng trong những năm tới NHNN cần:

- Mở rộng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đến NHNN các chi nhánh tỉnh, thành phố.

- Cần tiếp tục nâng cấp hệ thống kỹ thuật, đường truyền và xây dựng chế độ bảo trì đảm bảo cho hệ thống thanh toán có tốc độ xử lý cao, ổn định an toàn. Đẩy mạnh triển khai thanh toán, hội nhập tất cả các tổ chức tín dụng trong nước vào một hệ hống thanh toán thống nhất với sự hỗ trợ của máy tính và phần mềm tin học. Một lệnh thanh toán phát hành từ một KBNN tỉnh này được thanh toán dễ dàng, nhanh chóng tại ngân hàng tỉnh khác và ngược lại. Học tập công nghệ xử lý thông tin của các nước tiên tiến trên thế giới nhằm giải quyết được ngay từ đầu vấn đề tắc nghẽn đường truyền, rút ngắn thời gian xử lý thông tin theo hướng có lợi cho người sử dụng, tạo sự thuận tiện, nhanh chóng và an toàn, thu phục lòng tin của khách hàng đối với hiệu quả của phương thức thanh toán không dùng tiền mặt.

Hai là, nghiên cứu xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ, trung tâm bù trừ séc, phát triển các Trung tâm thanh toán khu vực

+ Xây dựng Trung tâm chuyển mạch thẻ:

toán được tại máy của Ngân hàng đó. Do đó, rất bất tiện cho người sử dụng và lãng phí trong việc đầu tư máy của các Ngân hàng. Cần có trung tâm chuyển mạch thẻ để kết nối các máy ATM của các Ngân hàng lại với nhau để khách hàng có thể rút tiền tại máy của bất cứ Ngân hàng nào tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng thẻ và Ngân hàng tiết kiệm được chi phí đầu tư máy. Ngân hàng sẽ thu lệ phí sử dụng thẻ thấp hơn. Lúc đó sẽ có nhiều cán bộ công chức có nhu cầu được Ngân hàng trả thu nhập qua tài khoản ATM. Mở rộng việc trả lương cán bộ công chức qua Ngân hàng sẽ thuận lợi hơn.

+ Phát hành các trung tâm thanh toán khu vực: Để đẩy mạnh việc thanh toán điện tử và mở rộng phạm vi thanh toán thương mại điện tử, NHNN nên tổ chức vài trung tâm thanh toán bù trừ điện tử trên phạm vi toàn quốc đặt tại các trung tâm kinh tế lớn để tổ chức thanh toán bù trừ điện tử trong toàn quốc được nhanh chóng và an toàn.

Ba là, xây dựng mức thu lệ phí thanh toán hợp lý

Trong bối cảnh hiện nay, Chính phủ chưa có nghị định cụ thể về quy định thu phí giao dịch tiền mặt, nhưng các NHTM nên quy định mức thu phí thanh toán bằng tiền mặt và mức thu phí đó phải cao hơn phí thanh toán tiền mặt, khuyến khích khách hàng thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt.

Bốn là, đề cao mục tiêu phát triển khách hàng cá nhân

Nhằm thu hút cán bộ công chức nói riêng và người dân nói chung nhiệt tình với việc mở tài khoản tại Ngân hàng, việc trả lương cán bộ công chức qua Ngân hàng được thuận lợi, trong giai đoạn hiện nay Ngân hàng cần đặt mục tiêu phát triển khách hàng, ngân hàng miễn lệ phí thanh toán KDTM đối với cá nhân để gia tăng tài khoản và tăng doanh số tiền gửi. Ngân hàng bù đắp chi phí bằng nguồn số dư tài khoản tiền gửi có lãi suất thấp. Khi khách hàng đã quen và ưa chuộng, trở thành tiện nghi trong sinh hoạt thì lúc đó Ngân hàng thu phí mở tài khoản và phí thanh toán không dùng tiền mặt.

Năm là, cải tiến chất lượng dịch vụ

marketing sản phẩm thẻ, mở rộng hệ thống mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ, cải tiến thủ tục phát hành thẻ, đa dạng các sản phẩm thẻ. Cán bộ công chức có thể rút tiền mặt qua máy ATM, các POS, chi trả tiền hàng hóa dịch vụ được hưởng lãi suất trên số dư tài khoản. Ngân hàng cần thương lượng với các đơn vị thụ hưởng như Bưu điện, nhà máy nước, chi nhánh điện v.v. thực hiện các hợp đồng thu hộ.

KẾT LUẬN

Thanh toán điện tử đóng vai trò kết nối giữa các kho bạc nhà nước trong cùng hệ thống và các ngân hàng để đảm bảo thanh toán được an toàn, nhanh chóng và đảm bảo kiểm soát chặt chẽ ngân sách quốc gia. Để thực hiện chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt toàn dân, kho bạc nhà nước cũng tăng cường kiểm soát các khoản thu, chi NSNN không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước. Kiểm soát chi chặt chẽ các khoản chi NSNN luôn là mối qua tâm của Đảng, nhà nước, các cấp, các ngành, góp phần quan trọng trong việc giám sát sự phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của đất nước một cách đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời là một biên pháp hữu hiệu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nghiên cứu đề tài “Quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên” đã đạt được một số kết quả chủ yếu là:

Thứ nhất, đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN.

Thứ hai, đánh giá thực trạng công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh Thái Nguyên.

Thứ ba, phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên.

dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh Thái Nguyên trong giai đoạn 2017 - 2020.

Hoàn thiện quản lý hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước là điều cần thiết hơn bao giờ hết. Việc thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt cũng là một công cụ giúp nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế. Một trong những chính sách tài khoá được chính phủ áp dụng là chi tiêu NSNN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Thị Ánh (2014), Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện tài chính.

2. Bộ Tài chính, Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện quyển 1; Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định 60/2003/NĐ- CP; Thông tư số 86/2011/TT-BTC, ngày 17/6/2011, Thông tư số 166/2011/TT- BTC”; Thông tư số 13/20171/TT-BTC, quy định về quản lý thu, chi tiền mặt qua hệ thống kho bạc nhà nước; Thông tư số 161/2012/TT-BTC, Quy định về chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN. 3. Công văn số 388/KBNN-KTNN hiện kế toán nhà nước cho Hệ thống

thông tin quản lý Ngân sách Kho bạc 2013

4. Chính phủ (1995), Nghị định số 25/CP ngày 05/4/1995 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy KBNN trực thuộc Bộ tài chính.

5. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ NSNN

6. Chính phủ (2015), Quyết định số 26/2015/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính

NXB thế giới, Hà Nội

8. Hoàng Thị Tố Hoài (2015), Hoàn thiện hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt và tăng cường kiểm soát chi NSNN qua kho bạc nhà nước Thái Nguyên Luận văn thạc sĩ quản lý kinh tế, trường Đại học dân lập Thăng Long.

9. Kho bạc Nhà nước (2008), Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020, Nxb Tài chính, Hà Nội.

10. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19/02/2013 về việc ban hành một số quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều kiện áp dụng Tabmis;

11. Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 699/QĐ-KBNN ngày 25/07/2013 về việc ban hành quy trình nghiệp vụ thí điểm thanh toán song phương điện tử giữa Kho bạc nhà nước với ngân hàng thương mại.

12. Kho bạc nhà nước Thái Nguyên (2014-2016), Báo cáo tình hình thanh toán không dùng tiền mặt năm 2014,2015,2016.

13. Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên (2014-2016), Báo cáo thu, chi NSNN năm 2014 - 2016, Thái nguyên.

14. Kho bạc Nhà nước, Quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20/4/2012 về quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

15. NXB Tài chính (2006), Giáo trình kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN.

16. Ngân hàng nhà nước (1994), Quyết định số 22/QĐ-NH1 ngày 21/02/1994 ban hành “Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt”.

17. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật NSNN.

18. Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật NSNN

20. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2002), Giáo trình lý thuyết tài chính, tiền tệ, NXB Đại học kinh tế quốc dân.

21. Vũ Nguyệt Vân (2017), “Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt qua KBNN”, Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia Kho bạc Nhà nước Việt nam, (180), tr.16- 17 22. http://enternews.vn/bidv-phoi-hop-kho-bac-nha-nuoc-thu-ngan-sach- tren-dia-ban-ha-noi-114136.html 23. Khobachanoi.gov.vn 24. http://www.hoiketoanhcm.org.vn/vn/trao-doi/he-thong-kiem-soat-noi- bo-kho-bac-nha-nuoc-o-mot-so-quoc-gia-tren-the-gioi-voi-kiem-soat- hoat-dong-thuchi-ngan-sach-nha-nuoc-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cho- kho-bac-nha-nuoc-viet-nam/

Tài liệu tiếng Anh

25. Tabachnick, B. G., & Fidell, L. S. (2007). Using multivariate statistics. Boston: Pearson/Allyn & Bacon.

PHỤ LỤC 1

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO KHÁCH HÀNG

Xin chào anh/chị!

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị!.

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:……… Địa chỉ:……… Nghề nghiệp: ……….Tuổi: ……….. Trình độ chuyên môn:……….. Tên tổ chức công tác:………. Số điện thoại:………Email:………..

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Xin Quý vị hãy tích dấu (x) cho điểm vào ô dưới đây với mức độ như sau: (1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý)

Các tiêu chí Đánh giá điểm

1 2 3 4 5 1.Vế phương tiện hữu hình

Nhân viên có trang phục của ngành

Nơi tiếp đón khách hàng rộng rãi, thoáng mát Sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng

Văn phòng được sắp xếp hợp lý, khoa học

Có không gian riêng khi khách hàng chờ đợi giải quyết công việc

2.Về độ tin cậy

Thông tin được bảo mật

Thông tin được thông báo kịp thời, cập nhật

Cơ sở hạ tầng thông tin thông suốt, khách hàng yên tâm sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

Ứng dụng CNTT trong quá trình xử lý thủ tục nên đảm bảo độ chính xác, nhanh chóng

Các tiêu chí Đánh giá điểm 1 2 3 4 5 3.Về quy trình phục vụ

Đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện Thực hiện số hóa điện tử

Có thời gian hẹn khi giải quyết công việc Trình tự giải quyết công việc khoa học

4.Về cơ cấu bộ máy tổ chức

Bộ máy tổ chức tinh gọn, hiệu quả

Quy trình tổ chức bộ máy theo quy định của pháp luật

Bộ máy tổ chức về công tác thanh toán không dùng tiền mặt hợp lý, khoa học

Công tác luân chuyển, đề bạt, cán bộ trong nội bộ diễn ra công khai, minh bạch, công bằng

5.Về chính sách

Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng

Quy định về chính sách không dùng tiền mặt đồng bộ Mọi thủ tục đều rõ ràng, dễ thực hiện

Chính sách thể hiện sự hợp lý, công bằng, minh bạch Chính sách giải quyết vướng mắc rất kịp thời

Xin cám ơn ý kiến đánh giá của Anh/Chị! Chúc anh chị sức khỏe, may mắn và thành công!

PHỤ LỤC 2

PHIẾU ĐIỀU TRA DÀNH CHO CÁN BỘ TẠI KBNN THÁI NGUYÊN

Xin chào anh/chị!

Nhằm hoàn thiện công tác quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên, xin anh/chị bớt chút thời gian vui lòng trả lời một vài thông tin liên quan đến nội dung nghiên cứu dưới đây. Xin cám ơn sự hợp tác của anh chị!.

I. THÔNG TIN CHUNG

Họ và tên:………..…

Địa chỉ:……….….

Vị trí công việc: ………. Tuổi: ………

Trình độ chuyên môn:……….………..

Chức danh: □ Lãnh đạo □ Chuyên viên Số điện thoại:……….……Email:………...………..

II. NỘI DUNG KHẢO SÁT

Xin Quý vị hãy tích dấu (x) cho điểm vào ô dưới đây với mức độ như sau: (1-Rất không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Hoàn toàn đồng ý)

Các tiêu chí Đánh giá điểm

1 2 3 4 5 1.Về quy trình phục vụ

Đơn giản, minh bạch, dễ thực hiện Thực hiện số hóa điện tử

Có thời gian hẹn khi giải quyết công việc Trình tự giải quyết công việc khoa học

2.Về chính sách

Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng

Quy định về chính sách không dùng tiền mặt đồng bộ Mọi thủ tục đều rõ ràng, dễ thực hiện

Chính sách thể hiện sự hợp lý, công bằng, minh bạch Chính sách giải quyết vướng mắc rất kịp thời

Các tiêu chí Đánh giá điểm 1 2 3 4 5 3. Về trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện thanh toán

không dùng tiền mặt

Cán bộ thể hiện tác phong chuyên nghiệp khi thực thi công việc Có năng lực giải quyết công việc, kiến thức về chuyên ngành vững vàng, hiểu biết về pháp luật

Cán bộ giải thích thấu tình đạt lý

Cán bộ luôn lắng nghe thắc mắc, khiếu nại của khách hàng Thực hiện quy trình thực hiện thủ tục thanh toán không dùng tiền mặt nhanh chóng, chính xác

Xin cám ơn ý kiến đánh giá của Anh/Chị! Chúc anh chị sức khỏe, may mắn và thành công!

PHỤ LỤC 3: BẢNG TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ DỰ THẢO

STT NHÂN TỐ THANG ĐO DỰ BÁO

1 Phương tiện hữu hình Likert (1-5)

2 Độ tin cậy Likert (1-5)

3 Quy trình dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Likert (1-5)

4 Cơ cấu bộ máy tổ chức Likert (1-5)

5 Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt Likert (1-5)

6 Trình độ nghiệp vụ của cán bộ thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt

PHỤ LỤC 4: DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA ĐƯỢC PHỎNG VẤN VÀ CÂU HỎI PHỎNG VẤN

STT HỌ TÊN ĐƠN VỊ CÔNG TÁC

HIỆN NAY

QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC

1 Nguyễn Thị Hòa Trường nghiệp vụ KBNN Từ năm 2004

đến này

2 Hà Quốc Thái Kế toán trưởng KBNN Thái Nguyên Từ năm 1996 đến này

3 Lê Trọng Hiệp Trưởng phòng KSC KBNN Thái

Nguyên

Từ năm 2003 đến nay

4 Dương Thị Tuyết Giám đốc KBNN Định Hóa Từ năm 1998 đến nay

5 Mai Thị Thu Hằng Giám đốc KBNN Đồng Hỷ Từ năm 1992

dến này

6 Ngô Xuân Hoàng PGD KBNN Sông Công Từ năm 1997

đến này

7 Nguyễn Ngọc Thắng PGD KBNN Phổ Yên đến nayTừ năm 2007

8 Nguyễn Thị Thanh Nga Kế toán trưởng KBNN Đại từ Từ năm 1990 đến nay 9 Nguyễn Thị Hiền Kế toán trưởng KBNN TP TN đến nayTừ năm 1999 10 Trịnh Thị Khải Kế toán trưởng KBNN Võ Nhai đến nayTừ năm 2001 11 Ngô Thị Kim Dung Kế toán trưởng KBNN Phú Lương đến nayTừ năm 2006

12 Vũ Thị Thanh Tâm Kế toán tổng hợp KBNN Thái

Nguyên

Từ năm 1996 đến nay

13 Bàng Việt Anh Chuyên viên phòng Kiểm soát chi Từ năm 1998 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 130 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)