Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 108)

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Yếu tố khách quan

3.3.2.1. Môi trường pháp lý

Thời gian qua, KBNN đã tích cực, chủ động triển khai công nghệ thông tin trong hoạt động thanh toán và ứng dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong chi trả NSNN, nhờ đó góp phần giảm tỷ trọng tiền mặt

trong các giao dịch của Chính phủ; tác động và thay đổi thói quen sử dụng phương tiện thanh toán của các đơn vị sử dụng NSNN và người dân. Trong giai đoạn tiếp theo, KBNN đã đề ra các định hướng và biện pháp đẩy mạnh việc thanh toán này, để năm 2020 cơ bản không thực hiện thu, chi tiền mặt qua hệ thống KBNN.

Bảng 3.13: Đánh giá về chính sách pháp lý thực hiện khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng 7,38 9,02 18,03 27,87 37,7 3,8 1 Quy định về chính sách không dùng tiền mặt đồng bộ 12,3 15,57 27,87 22,13 22,13 3,26 4 Mọi thủ tục đều rõ ràng, dễ thực hiện 8,2 11,48 36,89 22,95 20,49 3,36 3 Chính sách thể hiện sự hợp lý, công bằng, minh bạch 4,92 6,56 28,69 31,15 28,69 3,72 2 Chính sách giải quyết vướng

mắc rất kịp thời 9,02 15,57 33,61 25,41 16,39 3,25 5

Tổng X= 3,48

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng 3.13 có thể thấy, chính sách pháp lý thực hiện khi sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đạt X= 3,48 xếp loại khá. Trong đó, tiêu chí “Chính sách theo quy định của ngành nên thể hiện sự thống nhất, rõ ràng” đạt 3,8 điểm, đứng thứ nhất, tại KBNN các huyện đã nghiêm túc thực hiện chính sách của ngành về thanh toán không dùng tiền mặt, từng B ứng dụng thanh toán điện tử, rút ngắn khoảng cách với các đơn vị tổ chức sự nghiệp

công lập sử dụng ngân sách chính phủ. Tiêu chí “Chính sách giải quyết vướng mắc rất kịp thời” chỉ đạt 3,25 điểm, xếp cuối cùng, nguyên nhân là do mặc dù chính phủ đã ứng dụng B đầu thanh toán không dùng tiền mặt qua kho bạc nhà nước và địa phương nhưng điều này là khó khăn với KBNN cấp huyện, vì mỗi huyện có điều kiện phát triển KT - XH không đồng đều, mỗi cán bộ có trình độ tin học khác nhau khi sử dụng ứng dụng này, bên cạnh đó, hạ tầng thông tin tại địa phương còn hạn chế, chưa đáp ứng đồng bộ thông tin thông suốt, vậy nên khi công việc chung diễn ra chậm, đôi bên giải quyết về vấn đề thanh toán điện tử còn chưa thống nhất ngay được.

Ngày 30/12/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 2545/QĐ- TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020. Đề án này nêu rõ các mục tiêu để tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế, làm thay đổi dần tập quán sử dụng các phương tiện thanh toán trong xã hội, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, giảm tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông đã được đặt ra. Đồng thời, đề án cũng đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của các hệ thống thanh quyết toán, các dịch vụ, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt; thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng tiền mặt trong các giao dịch thanh toán giữa cá nhân, doanh nghiệp và Chính phủ; nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, minh bạch hóa các hoạt động thanh toán trong nền kinh tế. Nhìn chung, với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của Thái Nguyên đã ảnh hưởng đến một phần khả năng sử dụng ứng dụng này. Tuy nhiên trong thời gian tới, KBNN Thái Nguyên cần khẩn trương xây dựng lộ trình đồng bộ chương trình điện tử hóa và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt trong toàn tỉnh.

3.3.2.2. Sự phát triển hoa học kỹ thuật và công nghệ thanh toán

Trong năm 2016 KBNN Thái Nguyên đã triển khai nâng cấp chương trình ứng dụng TCS, KTNB, KTKB ANQP, TTĐT, QLTS; THBC - ĐTKB -

LAN; triển khai nâng cấp hệ thống TCS tập trung bổ sung các yêu cầu nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống thanh toán song phương với các Ngân hàng thương mại; đẩy mạnh việc thực hiện trao đổi văn bản điện tử, thư điện tử trong hoạt động của hệ thống KBNN; phối hợp triển khai hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo, điều hành của BTC.

Hiện nay đội ngũ công chức chuyên môn về cơ bản đều đã nắm bắt, khai thác và sử dụng các phần mềm ứng dụng trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với công chức tin học có kiến thức và kỹ thuật khá vững. Tuy nhiên trình độ tin học của công chức kho bạc địa phương đang tồn tại một số vấn đề sau:

Đối với công chức chuyên môn: Khi được tuyển dụng vào hệ thống KBNN, mỗi công chức đều đạt trình độ tin học cơ bản ở mức nhất định (chứng chỉ Tin học Văn phòng A, B…) và đạt yêu cầu khi được kiểm tra qua thi tuyển. Nhưng cũng một thực trạng cho thấy, những kiến thức tin học được sử dụng khá hạn chế trong khi tác nghiệp.

Đối với công chức tin học chuyên trách: Hiện nay, phòng Tin học với biên chế 4 - 5 công chức, có trình độ đại học hoặc cao đẳng về CNTT. Tại các kho bạc huyện, có phân công một công chức kiêm nhiệm công tác tin học, công chức này phần lớn không có trình độ chuyên ngành CNTT, mà hầu hết chỉ đạt trình độ Tin học Văn phòng A, B.

Với thực trạng về trình độ khoa học kỹ thuật như trên ảnh hưởng đến công tác thanh toán không dùng tiền mặt, muốn tăng tốc mục tiêu ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ đòi hỏi cán bộ tại KBNN Thái Nguyên không ngừng nâng cao trình độ tin học, ứng dụng trong nội bộ ngành, nếu không cải thiện tình hình này thì khó có thể đạt được lợi ích tối đa khi thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt tại các KBNN.

3.3.2.3. Trình độ dân trí, tập quán và thói quen của khách hàng

Khách hàng của KBNN Thái Nguyên các tổ chức, đơn vị hưởng ngân sách sự nghiệp nhà nước. Số đơn vị giao dịch tại KBNN Thái Nguyên tính đến

31/12/2016 là 2.158 đơn vị; tổng giao dịch được thực hiện là 12.481 giao dịch, đó là quy mô khá lớn mà KBNN Thái Nguyên đang thực hiện các dịch vụ hành chính công của nhà nước. Tỉnh Thái Nguyên có 09 đơn vị hành chính: Thành phố Thái Nguyên; Thành phố Sông Công; Thị xã Phổ Yên và 06 huyện: Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. Tổng số gồm 180 xã, trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là các xã đồng bằng và trung du. Như vậy, quy mô đơn vị hành chính lớn là nhu cầu bức thiết cần sử dụng đồng bộ thanh toán không dùng tiền mặt, giảm áp lực cho KBNN Thái Nguyên, đồng thời tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Để thu hút được khách hàng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên yếu tố phương tiện hữu hình là những yếu tố mang tính chất củng cố và tạo ra sự nhận diện và thuận tiện công việc thanh toán được khách hàng đánh giá như sau:

Bảng 3.14: Đánh giá của khách hàng về phương tiện hữu hình trong thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên

ĐVT: % Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Khôn g đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB (X) tTB

Nhân viên có trang phục

của ngành 5,0 8,33 15,0 30,0 41,67 3,95 1 Nơi tiếp đón khách hàng rộng rãi, thoáng mát 11,6 7 15,0 16,67 28,33 28,33 3,47 3 Sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng 8,33 20,0 25,0 26,67 20,0 3,3 5 Văn phòng được sắp xếp hợp lý, khoa học 5,0 10,0 26,67 35,0 23,33 3,62 2

Có không gian riêng khi khách hàng chờ đợi giải

quyết công việc 10,0

16,6

7 20,0 25,0 28,33 3,45 4

Tổng X= 3,57

(Nguồn: Tác giả điều tra năm 2017)

Qua bảng số liệu 3.14có thể thấy đánh giá của khách hàng về phương tiện hữu hình trong thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN Thái Nguyên đạt

X= 3,57 xếp loại khá. Trong đó, tiêu chí ” Nhân viên có trang phục của ngành” đạt 3,95 điểm, KBNN trung ương đã xác định mỗi đơn vị đều có bản sắc văn hóa và yếu tố nhận diện riêng, cán bộ nhân viên có trang phục của ngành thể hiện sự đoàn kết nội bộ đơn vị, hơn nữa giúp khách hàng cảm nhận về tinh thần làm việc của nhân viên ấn tượng. Tiêu chí «Sơ đồ chỉ dẫn rõ ràng”, xếp cuối cùng, chỉ đạt 3,3 điểm, hiện nay tại KBNN Thái Nguyên chưa có sơ đồ chỉ dẫn quy trình kiểm soát chi đặt tại sảnh hoặc treo tường, nguyên nhân là do hàng năm, KBNN thực hiện nhiều hoạt động KSC khác nhau cho toàn tỉnh nên chỉ có quy trình chung nhất ở trên mặt bàn giao dịch của nhân viên, khách hàng thực hiện KSC ngân sách xã phải hỏi nhân viên KSC và nhân viên kế toán để hoàn thiện thủ tục, hồ sơ thanh toán ngân sách xã. Điều này gây mất thời gian cho cả khách hàng và cán bộ thực hiện KSC trong giải quyết hồ sơ KSC ngân sách xã cho khách hàng.

Tuy nhiên tỉnh Thái Nguyên với đặc thù dân số tập trung đông đúc ở nông thôn hơn thành thị, một bộ phận người dân còn sinh sống ở vùng sâu, vùng sa của một số huyện như Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương,... chưa thể có nhận thức đúng đắn và được tiếp cận với thanh toán không dùng tiền mặt như sử dụng phương tiện ATM, thanh toán qua POS,.. nên chưa thay đổi được thói quen thanh toán tiền mặt. Đó cũng là thách thức không chỉ KBNN Thái Nguyên mà toàn ngành kho bạc phải đối diện và từng bước khắc phục trong thời gian tới.

3.3.2.4. Môi trường kinh tế

Về tăng trường kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2016 ước tính tăng 15,2% so với năm 2015; trong đó khu vực nông lâm

nghiệp thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm % vào tốc độ tăng trưởng chung.

Như vậy kinh tế tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch mạnh mẽ sang xu hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Về công nghiệp-xây dựng, năm 2014, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 47,5%, năm 2015 chiếm 49,4% và năm 2016 chiếm 51,2%. Về dịch vụ, năm 2014 tỷ trọng dịch vụ chiếm 32,6%, năm 2015 chiếm 33,9% và năm 2016 chiếm 33%. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản, năm 2014 chiếm tỷ trọng là 19,9%, năm 2015 chiếm 16,7% và năm 2016 chiếm 15,8%.

ĐVT: %

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên qua 3 năm 2014 - 2016

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên)

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người theo giá thực tế tăng, năm 2014 đạt 40,4 triệu đồng/người/năm, năm 2015 đạt 45,4 triệu đồng/người/năm và năm 2016 đạt 52 triệu đồng/người/năm, tăng hơn 6,6 triệu đồng so với năm 2015 và vượt kế hoạch đề ra. Nếu tính theo đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên tăng, năm 2014 đạt 1.837 USD/người/năm, năm 2015 đạt 2.078 USD/người/năm, đến năm 2016 đạt

47.5 49.4 51.2 32.6 33.9 33 19.9 16.7 15.8 0 20 40 60 80 100 120

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

2.325 USD/người/năm vượt trên mức bình quân chung của cả nước (cả nước là 2.109 USD/người/năm).

Về tình hình thu ngân sách trên địa bàn: KBNN Thái Nguyên đã chủ động đối chiếu, rà soát số dư các tài khoản tạm thu chờ nộp ngân sách, tạm giữ chờ xử lý của các cơ quan, đơn vị mở tài khoản tại KBNN, với tổng số dư tính đến hết ngày 31/12/2016 là 54,9 tỷ đồng; thông báo số dư từng tài khoản cho chủ tài khoản hoặc cơ quan có trách nhiệm quản lý để đôn đốc, xử lý, tập trung kịp thời vào NSNN. Thực hiện cung cấp thông tin, số liệu thu NSNN theo từng cấp ngân sách, từng địa bàn; so sánh, đánh giá tình hình thu NSNN so với dự toán giao, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, điều hành thu NSNN của các cấp Lãnh đạo; đồng thời cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin thu cho các cơ quan Thuế, Hải quan và tích cực phối hợp xử lý những vướng mắc trong điều hành thu; phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác hoàn thuế giá trị gia tăng, đảm bảo kiểm soát trong dự toán được giao.

Về chi ngân sách: Trước yêu cầu phát triển của đất nước và kinh tế xã hội tỉnh Thái Nguyên nên chi ngân sách năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2014, chi ngân sách của tỉnh đạt 9.543,2 tỷ đồng, năm 2015 chi ngân sách của tỉnh đạt 11.768,7 tỷ đồng và đến năm 2016 tổng chi NSNN đạt 16.486 tỷ đồng. Trong đó chi thường xuyên đạt 10.949 tỷ đồng, bằng 97% dự toán năm; Chi đầu tư XDCB đạt 3.515tỷ đồng, bằng 85% so với kế hoạch năm (trong đó: Vốn đầu tư XDCB giải ngân đạt 3.023 tỷ đồng, bằng 87% KHV; Vốn trái phiếu Chính phủ đạt 342 tỷ đồng, bằng 78% KHV; Vốn chương trình mục tiêu giải ngân đạt 150 tỷ đồng, bằng 78% KHV), KBNN là cơ quan chức năng thực hiện công tác chi ngân sách cho nhà nước và địa phương, giúp kiểm soát được chính xác số tiền thanh toán và đảm bảo sự công khai, minh bạch đối với tài sản tiền của Nhà nước.

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế tỉnh, tổng số thu - chi ngân sách hàng năm có xu thế tăng, ngân sách trung ương và ngân sách địa phương có quy mô và cơ cấu ngày càng tăng, đó là điều kiện ảnh hưởng thuận lợi đến phát triển thanh toán điện tử không dùng tiền mặt, các huyện trên địa bàn tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí, tốc độ xử lý nhanh và chính xác hơn so với thanh toán tiền mặt, góp phần ổn định chính sách của ngành và chính phủ.

3.3.2.5. Tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán

KBNN Thái Nguyên đã sử dụng khá tốt công tác phối hợp trong tổ chức mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt. Trong thanh toán song phương điện tử, KBNN Thái Nguyên đã phối hợp với 03 ngân hàng là BIDV, Agribank, Viettinbank. Trong thanh toán bù trừ điện tử đã phối hợp tốt với Ngân hàng nhà nước trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đó là những thành công bước đầu khi KBNN Thái Nguyên cùng với KBNN trung ương trong lộ trình thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt đến năm 2020.

Nhờ việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong hoạt động thanh toán mà các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có thể mở rộng mạng lưới bằng việc nối mạng trực tiếp giữa Ngân hàng với khách hàng, Kho bạc với khách hàng, để cung ứng dịch vụ thanh toán cho họ. Đây là mục tiêu được các Ngân hàng và Kho bạc đặt ra, nhằm thiết lập kênh phân phối trực tuyến; khách hàng có thể giao dịch qua mạng vào bất kỳ địa điểm nào, thời gian nào và chủ động hoàn toàn với các phương thức giao dịch. Như vậy KBNN Thái Nguyên đã tổ chức tương đối tốt mạng lưới cung cấp dịch vụ thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên tham gia giao dịch và hướng tới sự hiện đại hóa, văn minh trong thanh toán không dùng tiền mặt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 100 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)