Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 122)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu thanh toán không dùng tiền

- Bố trí cán bộ vào các công việc thích hợp với khả năng của từng người nhằm phát huy thế mạnh của họ. Muốn như vậy phải thường xuyên theo dõi sát sao để nhận định đánh giá được khả năng của từng người. Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của cán bộ, tích cực lắng nghe ý kiến của họ, khuyến khích nêu các sáng kiến mới.

- Kiểm tra đánh giá lại việc sử dụng lực lượng cán bộ tin học tại các đơn vị trong toàn ngành, có kế hoạch tuyển dụng và sử dụng một cách hợp lý.

- Đa dạng các hình thức đào tạo để cán bộ thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ đồng thời giỏi về kiến thức tin học, giầu kinh nghiệm, thái độ tận tình, cởi mở, phục vụ khách hàng chu đáo, phẩm chất đạo đức tốt, thực hiện các thao tác một cách nhanh chóng, chính xác, hiểu biết và nắm vững các quy định của pháp luật, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thanh toán. Tổ chức đào tạo và đào tạo lại cán bộ, đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh toán của KBNN theo nội dung và yêu cầu mới để có thể đảm nhiệm những nhiệm vụ mới, phù hợp với công nghệ thanh toán hiện đại tăng năng suất lao động. Cử người tham gia các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên môn về thanh toán trong nước cũng như ngoài nước để tiếp cận với kiến thức hiện đại. Định kỳ tập huấn về nghiệp vụ thanh toán để cập nhật thông tin và trao đổi các vấn đề mới phát sinh. Khuyến khích các hình thức nghiên cứu viết bài, làm đề tài khoa học đề xuất các giải pháp để phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật thanh toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại KBNN tỉnh thái nguyên (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)