5. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Nguyên tắc quản lý và điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt tạ
KBNN Thái Nguyên
a. Nguyên tắc quản lý
Đối với KBNN thực hiện quản lý tiền mặt trong nội bộ hệ thống KBNN để đảm bảo nhu cầu thanh toán, chi trả bằng tiền mặt cho các đơn vị giao dịch; đồng thời, chủ động phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên cùng địa bàn tỉnh hoặc ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản để đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tiền mặt của KBNN.
Các đơn vị KBNN thực hiện thanh toán các khoản chi của đơn vị giao dịch theo nguyên tắc thanh toán bằng chuyển khoản trực tiếp từ tài khoản của đơn vị giao dịch mở tại KBNN tới tài khoản của người cung cấp hàng hóa dịch vụ, người hưởng lương từ NSNN và người thụ hưởng khác tại KBNN hoặc ngân hàng, trừ những trường hợp được phép chi bằng tiền mặt.
Đối với các đơn vị giao dịch có tài khoản tại KBNN khi thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tiền gửi tại KBNN hoặc ngân hàng, thì các đơn vị giao dịch thực hiện thanh toán bằng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.
Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN, khi thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN phải ưu tiên thanh toán bằng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt; các khoản thu NSNN theo hình thức khấu trừ trực tiếp từ tài khoản của đơn vị, tổ chức, cá nhân tại KBNN sang thu nộp NSNN, thì thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
b. Điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt
KBNN chỉ thực hiện chi trả, thanh toán các khoản chi NSNN không dùng tiền mặt cho đơn vị khi có đủ các điều kiện sau:
- Các khoản chi NSNN đã có trong dự toán chi NSNN được giao, trừ các trường hợp:
+ Dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu năm, KBNN tạm cấp kinh phí cho các nhiệm vụ chi lương và các khoản có tính chất tiền lương; chi nghiệp vụ phí và công vụ phí; các khoản chi cần thiết khác để đảm bảo hoạt động của cơ quan;
+ Chi từ nguồn tăng thu so với dự toán được giao và từ nguồn dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Các khoản chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định hiện hành. Và đã được thủ trưởng ĐVSDNS hoặc người được uỷ quyền quyết định chi.
- Ngoài các điều kiện trên, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải đấu thầu hoặc thẩm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi, các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao cùng với giao dự toán năm.
- Đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ có tài khoản mở tại kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng.
- Các khoản chi có giá trị thanh toán lớn hơn 5 triệu đồng cho một khoản chi.
- Ngoài những điều kiện chi NSNN trên, Chính phủ còn triển khai thanh toán không dùng tiền mặt cho chính đối tượng cán bộ công nhân viên chức của nhà nước bằng cách chuyển các khoản thanh toán cá nhân qua tài khoản cá nhân hay có thể dùng hình thức thẻ mua hàng “POS”.