Một số vấn đề cần lư uý về phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 35)

mới có thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Theo khảo sát được thực hiện bởi Viện Nhân lực ngân hàng - tài chính và Tập đoàn HayGroup, lượng sinh viên ra trường trong ngành này các năm 2012 - 2013 vào khoảng 29.000 - 32.000 người và đến năm 2016 là khoảng 61.000 người. Tuy nhiên, số sinh viên được tuyển chọn chỉ khoảng 15.000 - 20.000 người. Hiện cả nước có khoảng 40 cơ sở đào tạo ngành tài chính - ngân hàng, trong đó có 24 trường Đại học, mỗi năm có khoảng 11.000 cử nhân ra trường và 16 trường Cao đẳng, mỗi năm có khoảng 7.000 sinh viên ra trường. Nhưng trong số này, rất ít người được các ngân hàng tuyển dụng.

1.4.2 Một số vấn đề cần lưu ý về phát triển nguồn nhân lực trong ngân hàng hàng

Thị trường lao động ngành tài chính - ngân hàng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động của khủng hoảng kinh tế kéo dài và hoạt động tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại đang diễn ra. Áp lực mất việc làm trở nên rõ ràng hơn đối với từng cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng, buộc mỗi người phải tự học hỏi, trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn để có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, cơ hội dành cho những nhân viên có kinh nghiệm, có năng lực và muốn thử sức ở những môi trường tốt hơn, chuyên nghiệp và có chế độ đãi ngộ tốt hơn hay thử sức thể hiện mình ở những vị trí cao hơn tại các ngân hàng khác cũng rất rộng mở. Trong bối cảnh các ngân hàng tập trung tuyển dụng về chất lượng, tìm kiếm những ứng viên có đủ kinh nghiệm và năng lực cho vị trí quản lý và nhân viên thì làn sóng dịch chuyển nhân sự trong ngành ngân hàng sẽ vẫn tiếp tục diễn ra.

Xu hướng cắt giảm nhân sự của các ngân hàng thời gian qua đã có những tác động nhất định đến xu hướng chọn ngành nghề của học sinh và các phụ huynh trong kỳ thi tuyển sinh đại học hằng năm. Số sinh viên đăng ký theo học ngành ngân hàng, chứng khoán tại một số trường đại học lớn đã giảm khoảng 20% sau khi thị trường tài chính, ngân hàng gặp khó khăn. Theo Ông Trần Hoàng Ngân - Phó Hiệu

trưởng Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, một trong hai đơn vị đào tạo nhiều nhân lực ngành tài chính ngân hàng khu vực phía Nam cho biết, giai đoạn 2005 - 2010, chỉ tiêu tuyển sinh của khoa ngân hàng trên 500 sinh viên/năm (chưa tính số sinh viên đào tạo sau đại học), sau năm 2010 giảm còn 400 sinh viên/năm, nay thì vào khoảng 350 sinh viên/năm. Số sinh viên đăng ký học ngành tài chính ngân hàng, bao gồm phân ngành chứng khoán giảm khoảng 20% so với thời điểm đỉnh cao của khoa ngân hàng và cũng là thời điểm rực rỡ của thị trường tài chính, ngân hàng, chứng khoán. Hiện nay, trước sự khủng hoảng và khó khăn của thị trường, các học sinh sợ ra trường không xin được việc làm nên số lượng đăng ký giảm đi, bản thân nhà trường cũng linh hoạt giảm chỉ tiêu tuyển sinh của khoa xuống cho phù hợp thực tế.

Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhân lực của ngân hàng cần có sự thay đổi cơ bản về chất, không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng tác nghiệp và nhận thức về môi trường hoạt động thì mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ mới. Chỉ khi có sự chuyển biến cơ bản cả về lượng và chất của đội ngũ nhân lực thì hệ thống ngân hàng mới có thể tồn tại và phát triển, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Hội nhập kinh tế quốc tế đang bước vào giai đoạn quan trọng với việc thực hiện các cam kết quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ- T ngày 27 tháng 11 năm 2001 của Bộ Chính trị, NHNN Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động về hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng với 7 nội dung. Một trong những nội dung quan trọng của Chương trình này là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn cho đội ngũ nhân lực ngành ngân hàng. Sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới, đội ngũ nhân lực của NHNN Việt Nam đã có sự phát triển đáng kể về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập. Xem xét về năng lực thực thi nhiệm vụ thì chưa đáp ứng yêu cầu và sẽ gặp nhiều khó khăn khi môi trường hoạt động của thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng có nhiều biến động trong thời gian tới. Hoạt động phát triển nguồn nhân lực về cơ bản vẫn thực hiện theo cách thức truyền thống và mang nặng tính chất của một cơ quan hành chính thuần túy. Công tác tổ chức cán

bộ được thực hiện theo các qui định hiện hành của Nhà nước về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào tạo cán bộ công chức.

Theo khoa học quản lý nhân sự, phát triển nguồn nhân lực là hoạt động tiềm ẩn trong tất cả các công đoạn của quản trị nhân lực. Trong tuyển dụng đã có khía cạnh phát triển dưới hình thức xem xét tiềm năng của người được tuyển dụng, tuyển dụng là phát triển về mặt lượng của nguồn nhân lực. Trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là làm tăng giá trị của nguồn nhân lực qua việc tăng năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cá nhân và của tổ chức. Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý I/2014 của Vụ Dự báo thống kê tiền tệ Ngân hàng Nhà nước vừa qua cho thấy những tín hiệu tích cực trong lĩnh vực nhân sự ngân hàng. Theo đó, 40% ngân hàng cho rằng họ vẫn đang thiếu người và chắc chắn sẽ tuyển thêm trong tương lai. Phần còn lại nhận thấy nguồn nhân lực hiện tại đủ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, hầu hết các đơn vị vẫn nhận định ngành ngân hàng sẽ phục hồi và sẵn sàng tăng lao động để nắm bắt, đón đầu.

Tóm t t chương 1

Trong chương 1, luận văn đã hệ thống cơ sở lý luận về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực. Thông qua việc nghiên cứu một số khái niệm liên quan đến phát triển nguồn nhân lực; sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực; nội dung phát triển nguồn nhân lực và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực, đề tài đã liên hệ với thực tế nguồn nhân lực của ngành ngân hàng. Trọng tâm trong chương 1 là việc hệ thống được các nội dung phát triển nguồn nhân lực như phát triển về số lượng và cơ cấu phát triển về chất lượng.

Những kết quả nghiên cứu ở chương 1 sẽ là cơ sở lý luận và khung lý thuyết để phân tích thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước ở Chương 2 và đề ra giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đến năm 2020 ở Chương 3.

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA AGRIBANK BÌNH PHƯỚC

2.1 Khái quát về AGRIBANK chi nhánh B nh Phước

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AGRIBANK

Là một trong những ngân hàng chuyên doanh được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – đổi tên thànhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) từ năm 1996 - đang dần khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. AGRIBANK luôn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn, tiên phong triển khai chính sách tiền tệ, các chương trình tín dụng, cùng ngành ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn của AGRIBANK đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng. Với xuất phát điểm khi mới thành lập chưa tới 1.500 tỷ đồng, tính đến ngày 31/12/2016 AGRIBANK đã dẫn đầu các NHTM với tổng tài sản có lớn nhất đạt trên 1 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 924.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 795.000 tỷ đồng, trong đó với dư nợ đầu tư cho "tam nông" chiếm 73% tổng dư nợ.

AGRIBANK tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo Đề án tái cơ cấu, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN như: cho vay theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình cho vay ngành lương thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

AGRIBANK có quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mạng lưới hoạt động của AGRIBANK trải dài khắp đất nước với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch và 1 chi nhánh hoạt động tại Campuchia từ năm 2010. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính nông thôn, AGRIBANK là đối tác số một tại Việt Nam được các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu tín nhiệm, ủy thác triển khai nhiều dự án tín dụng. AGRIBANK hiện là thành viên của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.

Trong quá trình phát triển, AGRIBANK luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Trên cơ sở đầu tư nền tảng công nghệ, AGRIBANK đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác quản trị, điều hành và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại. Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, AGRIBANK là ngân hàng tiên phong trong quá trình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đi đầu trong đầu tư trang bị lắp đặt ATM, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ đến khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hiện Agribank có hơn 4 triệu khách hàng đang vay vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, AGRIBANK được Đảng, Nhà nước ghi nhận là "Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng", “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”. AGRIBANK dành nguồn kinh phí 400 tỷ đồng trung bình mỗi năm để triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, đền đáp người có công với cách mạng. AGRIBANK còn

được bình chọn là Doanh nghiệp vì cộng đồng và tự hào luôn là ngân hàng của bà con nông dân Bước sang năm 2017 và những năm tiếp theo, AGRIBANK tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giữ vững vị thế NHTM lớn nhất Việt Nam, tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của AGRIBANK Bình Phước

Sau khi Quốc hội khoá IX quyết định chia tỉnh Sông Bé cũ thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 1997, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước (gọi tắt là AGRIBANK Bình Phước) được thành lập do tách ra từ AGRIBANK tỉnh Sông Bé cũ theo Quyết định số 198/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998. Mạng lưới hoạt động của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước khi mới thành lập chủ yếu tại 5 huyện chính, bao gồm: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú (Hội sở), Lộc Ninh và Phước Long.

Từ thời điểm thành lập, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước không ngừng nỗ lực và phát triển. Do địa hình địa phương khá rộng và dân số thành thị ít hơn dân số nông thôn, sau nhiều lần Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, hội sở của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước hiện tại đặt tại thị xã Đồng Xoài. Mạng lưới phòng giao dịch và trụ ATM cũng tỏa rộng tại tất cả 11 đơn vị hành chính của tỉnh, trong đó có 10 phòng giao dịch và 13 chi nhánh cấp II.

Hiện AGRIBANK chi nhánh Bình Phước phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán, nhằm đáp ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ với 41 máy ATM bao phủ toàn tỉnh, nhất là các xã vùng sâu, xa với bán kính trung bình 10km/máy. Hệ thống máy ATM không những phục vụ khách hàng của Ngân hàng AGRIBANK mà còn phục vụ khách hàng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn với tổng số 166 ngàn lượt giao dịch/tháng, doanh số thanh toán tại ATM đạt 455 tỷ đồng/tháng (năm 2016).

Qua 19 năm thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã đóng góp không nhỏ cho sự phát

trong những những co sở tiên phong chú trọng triển khai nhiẹm vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiẹn ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt đọng theo mô hình giao dịch mọt cửa với quy trình nghiẹp vụ ngân hàng hiẹn đại và công nghẹ tiên tiến; theo đúng dự án hiẹn đại hóa NHNN và của AGRIBANK, chi nhánh Bình Phước thực hiẹn mọt số hoạt đọng nghiẹp vụ theo điều lẹ của AGRIBANK. Ngân hàng luôn ưu tiên đầu tư vốn cho hộ dân sản xuất nông - lâm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất. Đây cũng là ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ ưu việt, được khách hàng tin tưởng.

2.1.2 Địa vị pháp lý của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước

AGRIBANK Bình Phước là 1 trong 90 chi nhánh cấp 1 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Phước; là đơn vị hạch toán phụ thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Tên giao dịch chính thức: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – chi nhánh Bình Phước

Trụ sở chính đặt tại: số 711, Quốc lộ 14, phường Tân Bình, Thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước; số fax liên hệ 06513879490.

Cấp chương: 1 – 141 (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam)

Loại khoản: 340 – 341 (Hoạt động của ngành ngân hàng)

Mã số thuế của ngân hàng 0100686174-094 được cấp vào ngày 16/08/2012 quản lý bởi Cục Thuế Tỉnh Bình Phước.

2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ kinh doanh của AGRIBANK Bình

Phước

AGRIBANK Bình Phước có chức năng: trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của AGRIBANK; tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc; thực hiện các nhiệm vụ khác của Hội đồng quản trị, hoặc Tổng giám đốc giao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)