Kết quả hoạt động kinh doanh củaAGRIBANK Bình Phước 2012 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 47 - 52)

– 2016

Các sản phẩm và dịch vụ của AGRIBANK nói chung ngày càng đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do Bình Phước là một tỉnh miền núi, nền kinh tế chủ yếu vẫn là nông nghiệp, đời sống người dân chưa được nâng cao nên các sản phẩm mà khách hàng sử dụng trong danh mục các sản phẩm dịch vụ của AGRIBANK còn hạn chế, chủ yếu tập trung vào một số loại sản phẩm dịch vụ đặc trưng chứ chưa phong phú như các khu vực đô thị lớn.

2.1.5.1 Tình hình huy động vốn

AGRIBANK chi nhánh Bình Phước thực hiện huy động vốn thông qua hình thức nhận tiền gửi và phát hành các giấy tờ có giá. Các nhóm sản phẩm bao gồm: nhóm sản phẩm tiền gửi bao gồm sản phẩm tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi sau, tiền gửi có kỳ hạn trả lãi định kỳ, tiền gửi linh hoạt; nhóm sản phẩm tiền gửi tiết kiệm bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi sau, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trả lãi định kỳ, tiền gửi tiết kiệm trả lãi trước, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt, gửi góp, tiền gửi tiết kiệm học đường; phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.

Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng của AGRIBANK Bình Phước trong giai đoạn 2012 – 2016 tương đối ổn định, nguồn tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn huy động và chiếm tỷ trọng khoảng 62 – 67,6%. Bên cạnh đó lượng tiền gửi không kỳ hạn có biến động tăng khoảng 3,5% năm 2013 so với năm 2012 nhưng sau đó giảm sau xuống còn 14,4% năm 2014 và tăng nhẹ dần lên 15,8% trong năm 2016. Nguyên nhân của sự biến động này có thể là do chính sách mở rộng tài khoản thẻ và tài khoản thanh toán của chi nhánh Bình Phước thay đổi trong các năm làm ảnh hưởng đến tài khoản tiền gửi không kỳ hạn. Tổng số thẻ ATM phát hành lũy kế 231.797 thẻ, huy động số dư tiền gửi 550 tỷ đồng.

Tình hình huy động vốn của AGRIBANK Bình Phước được thể hiện trong Bảng 2.1 dưới đây.

Bảng 2.1: Nguồn vốn huy động của AGRIBANK B nh Phước (2012 – 2016)

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu Tiền gửi

không kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn Tổng dưới 12 tháng từ 12 tháng trở lên Năm 2012 Số tiền 1.165 4.090 1.335 6.590 Tỷ trọng 17,68% 62,06% 20,26% 100% Năm 2013 Số tiền 1.631 5.080 982 7.693 Tỷ trọng 21,20% 66,03% 12,76% 100% Năm 2014 Số tiền 1.053 4.871 1.387 7.311 Tỷ trọng 14,40% 66,63% 18,97% 100% Năm 2015 Số tiền 1.165 5.452 1.452 8.069 Tỷ trọng 14,44% 67,57% 17,99% 100% Năm 2016 Số tiền 1.325 5.646 1.421 8.392 Tỷ trọng 15,79% 67,28% 16,93% 100%

Nguồn: Báo cáo tài chính của AGRIBANK Bình Phước qua các năm

Tương tự, lượng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên mặc dù vẫn ổn định về số tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại có chiều hướng sụt giảm. Tỷ trọng loại hình tiền gửi này trong năm 2012 là khoảng 20%, sau đó giảm sâu xuống còn 12% vào năm 2013 và duy trì ở quanh mức 17 - 18% các năm gần đây. Sự thay đổi này phần lớn là do nhu cầu sử dụng vốn của người dân trên địa bàn những năm gần đây tương đối tăng nhưng là dấu hiệu làm giảm tính ổn định của nguồn vốn huy động trong ngân hàng.

Tổng nguồn vốn huy động của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đều tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lại có sự sụt giảm đáng kể. 5 năm trước,

huy động vốn có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 16% năm 2013 so với năm 2012 và bị trững lại ở năm 2014. Năm 2015, nguồn vốn huy động đạt 8.069 tỷ đồng, tăng 10,4% so với năm 2014. Đến năm 2016, nguồn vốn huy động đạt 8.392 tỷ đồng, chỉ tăng 4% so với năm 2015. Nguyên nhân của tình hình này là do các NHTM khác tăng cường mở rộng mạng lưới làm gia tăng áp lực cạnh tranh, đồng thời tình hình kinh tế tài chính vẫn chưa hoàn toàn phục hồi khiến khách hàng vẫn còn e dè khi gửi tiền vào hệ thống ngân hàng.

2.1.5.2 Tình hình sử dụng vốn

AGRIBANK chi nhánh Bình Phước cấp tín dụng cho khách hàng thông qua nhiều hình thức như: cho vay mua sắm hàng tiêu dùng, vật dụng gia đình; cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư; cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá; cho vay mua phương tiện đi lại; cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân; cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh; cho vay đồng tài trợ; cho vay dưới hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn; bảo lãnh vay vốn.

Dư nợ tín dụng của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước không ngừng gia tăng từ năm 2013 đến nay. Dư nợ cho vay của năm 2013 không có sự tăng trưởng so với năm 2012 kể cả về con số tuyệt đối đến nội dung các món vay. Từ năm 2014, dư nợ cho vay của AGRIBANK chi nhánh Phước Bình đã bắt đầu có sự tăng trưởng cao, đạt 22% trên tổng dư nợ cho vay so với năm 2013. Năm 2015, dư nợ tín đụng đạt 10.918 tỷ đồng, tăng 12,1% so với năm 2014 và đến năm 2016, dư nợ đạt 12.889 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng trưởng 18,1%. Trong đó, cơ cấu các món vay dần dịch chuyển sang theo hướng cho vay trung và dài hạn. Đặc biệt, khoản vay dài hạn có tốc độ tăng trưởng trung bình không dưới 16% mỗi năm để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của địa phương.

Nhờ lợi thế về mạng lưới và lãi suất cho vay khá cạnh tranh so với các NHTM khác trên địa bàn, hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh tăng trưởng khá mạnh. Các chi nhánh cơ sở trực thuộc AGRIBANK chi nhánh Bình Phước tiếp tục thực hiện các biện pháp để mở rộng tín dụng, cạnh tranh và thu hút khách hàng vay vốn.

Nguồn vốn của ngân hàng được ưu tiên tập trung cho vay nông nghiệp, nông thôn, nông dân với cơ cấu như trình bày trong Bảng 2.2 bên dưới.

Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng của AGRIBANK B nh Phước (2012 – 2016)

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu Dư nợ cho vay Ngắn

hạn Trung hạn Dài hạn Thu nhập từ cho vay Năm 2012 Số tiền 8.722 2.311 4.771 1.640 997 Tỷ trọng 100% 26,50% 54,70% 18,80% + 1% Năm 2013 Số tiền 7.968 1.767 4.512 1.689 1.045 Tỷ trọng 100% 22,17% 56,63% 21% + 5% Năm 2014 Số tiền 9.743 2.322 5.538 1.883 1.128 Tỷ trọng 100% 23,83% 56,84% 19,33% + 8% Năm 2015 Số tiền 10.918 2.604 5.896 2.418 1.195 Tỷ trọng 100% 23,85% 54,00% 22,15% + 6% Năm 2016 Số tiền 12.889 2.570 7.420 2.899 1.585 Tỷ trọng 100% 19,94% 57,57% 22,49% + 33%

Nguồn: Báo cáo tài chính của AGRIBANK Bình Phước qua các năm

Nhìn chung trong giai đoạn 2012 – 2016, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô dần ổn định, tỷ lệ lạm phát thấp và nhất là các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Những yếu tố này đã tác động tích cực đến nhu cầu vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trên địa bàn để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên dư nợ tăng cũng đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng trong ngân hàng sẽ tăng lên, mang đến cho ngân hàng cơ hội cũng như nhiều thách thức. Trước tình hình này, Ban Lãnh đạo AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đã không ngừng tăng cường và hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tương ứng để nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo mục tiêu phát triển an toàn, hiệu quả.

Mặc dù dư nợ của ngân hàng tăng trưởng nhanh nhưng thu nhập từ hoạt động tín dụng của ngân hàng có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 2012 – 2015, mỗi

năm tăng khoảng 5%. Bước sang năm 2016, thu nhập tín dụng đạt 1.585 tỷ đồng, tăng đột phá 33,1% so với năm 2015. Ở giai đoạn 2012 – 2016, lãi suất cấp tín dụng trên mặt bằng chung của ngân hàng giảm nhiều so với giai đoạn trước đó và Chính phủ cũng như NHNN đã ban hành nhiều chính sách tín dụng ưu đãi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng doanh nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp.

2.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2012 - 2016, giai đoạn khó khăn của các NHTM Việt Nam, hiệu quả hoạt động kinh doanh của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đã có dấu hiệu sụt giảm. Tình hình này được thể hiện cụ thể qua bảng 2.3 sau:

Bảng 2.3 Hoạt động kinh doanh của AGRIBANK B nh Phước (2012 – 2016)

(Đơn vị tính: tỷ đồng) Năm Chỉ tiêu Tổng tài sản Thu nhập Chi phí Lợi nhuận ROA

2012 Số tiền 15.264 1.031 947 83,95 0,56% 2013 Số tiền 13.944 1.136 1.043 93,42 0,64% +/- 13/12 -8,64% 10,18% 10,09% 11,29% 14,24% 2014 Số tiền 17.050 1.211 1.085 126,17 0,81% +/- 14/13 22,28% 6,60% 4,05% 35,05% 27,27% 2015 Số tiền 19.107 1.297 1.127 170,05 0,94% +/- 15/14 12,06% 7,10% 3,88% 34,77% 15,53% 2016 Số tiền 22.556 1.720 1.427 293,22 1,41% +/- 16/15 18,05% 32,6% 26,6% 72,4% 49,65%

Nguồn: Báo cáo tài chính của AGRIBANK Bình Phước qua các năm

Ngoài sự giảm nhẹ khoảng 8% vào năm 2013, nhìn chung tổng tài sản của ngân hàng trong giai 2012 – 2016 có sự tăng trưởng rõ rệt. Năm 2014 có tốc độ tăng cao nhất 22,28% so với năm 2013, đạt 17 ngàn tỷ đồng. Năm 2015, tốc độ tăng trưởng tài sản đạt có giảm xuống còn 12% nhưng sau đó đã tăng lên 18% trong năm

2016, đạt 22,5 ngàn tỷ đồng. Tài sản tăng thể hiện ngân hàng đang có nhiều nỗ lực trong hoạt động kinh doanh để tạo ra thu nhập. AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đang có chiến lược kinh doanh tốt, thể hiện qua số tuyệt đối và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm đều tăng khoảng 35%, đặc biệt là năm 2016 đã tăng 72,4% đạt 293 tỷ đồng. Với biến động của thu nhập - chi phí có sự gia tăng tỷ lệ với nhau thì chỉ số ROA được cải thiện rất đáng kể từ năm 2012 đến 2016. ROA của AGRIBANK Bình Phước tăng đều mỗi năm khoảng 20% từ 0,56% (năm 2012) đến mức 0,94% (năm 2015) và bức phá đạt 1,4% (năm 2016). Chỉ số này là dấu hiệu tích cực phản ánh ngân hàng đang sử dụng một cơ cấu tài sản hợp lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả. Như vậy, duy trì một hoạt động kinh doanh hiệu quả như vậy đòi hỏi ngân hàng phải đầu tư thêm về nguồn nhân lực chất lượng cao trong thời gian sắp tới.

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống là huy động và cấp tín dụng, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước còn triển khai các sản phẩm hấp dẫn khác như: sản phẩm thẻ bao gồm thẻ ghi nợ nội địa Success, thẻ ghi nợ quốc tế VISA, thẻ ghi nợ quốc tế Master, thẻ tín dụng quốc tế VISA, thẻ tín dụng quốc tế Master; dịch vụ ngân hàng nhận chi trả estern Union, nhận tiền kiều hối qua tài khoản hoặc chứng minh nhân dân, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích cá nhân, thanh toán thư tín dụng, cung ứng/thanh toán Séc trong nước, nhờ thu tự động hóa đơn hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ chuyển và nhận tiền nhiều nơi, mua bán ngoại tệ giao ngay. Năm 2016, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước đã chi trả lương qua hệ thống ngân hàng cho 593 đơn vị đến 18.500 người, doanh số chi trả lương 75 tỷ đồng/tháng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)