Quá trình hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của AGRIBANK

Là một trong những ngân hàng chuyên doanh được thành lập vào ngày 26/3/1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam – đổi tên thànhNgân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) từ năm 1996 - đang dần khẳng định vai trò chủ lực, tiên phong của một định chế tài chính lớn nhất Việt Nam. AGRIBANK luôn giữ vai trò chủ đạo trên thị trường tài chính nông thôn, tiên phong triển khai chính sách tiền tệ, các chương trình tín dụng, cùng ngành ngân hàng có nhiều đóng góp tích cực đối với sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Nguồn vốn của AGRIBANK đã và đang góp phần tạo nên những thay đổi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn, tăng thu nhập cho khách hàng. Với xuất phát điểm khi mới thành lập chưa tới 1.500 tỷ đồng, tính đến ngày 31/12/2016 AGRIBANK đã dẫn đầu các NHTM với tổng tài sản có lớn nhất đạt trên 1 triệu tỷ đồng; nguồn vốn đạt trên 924.000 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt trên 795.000 tỷ đồng, trong đó với dư nợ đầu tư cho "tam nông" chiếm 73% tổng dư nợ.

AGRIBANK tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo Đề án tái cơ cấu, tập trung vốn cho vay nông nghiệp, nông thôn, lĩnh vực sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ và NHNN như: cho vay theo Nghị định 55/2016/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; chương trình cho vay ngành lương thực, thủy sản, cà phê, chăn nuôi, cho vay trồng cây cao su, tiêu, điều; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; cho vay thí điểm các mô hình liên kết trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông

nghiệp và mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp; chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định 67/2015/NĐ-CP.

AGRIBANK có quan hệ đại lý với 1.043 ngân hàng tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ. Mạng lưới hoạt động của AGRIBANK trải dài khắp đất nước với hơn 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch và 1 chi nhánh hoạt động tại Campuchia từ năm 2010. Với bề dày kinh nghiệm và uy tín trong lĩnh vực tài chính nông thôn, AGRIBANK là đối tác số một tại Việt Nam được các nhà tài trợ quốc tế như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan phát triển Pháp, Ngân hàng Đầu tư châu Âu tín nhiệm, ủy thác triển khai nhiều dự án tín dụng. AGRIBANK hiện là thành viên của Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương, Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế, Hiệp hội Ngân hàng Châu Á.

Trong quá trình phát triển, AGRIBANK luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng. AGRIBANK là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn thành Dự án Core Banking - hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Trên cơ sở đầu tư nền tảng công nghệ, AGRIBANK đã có những bước tiến vượt bậc trong công tác quản trị, điều hành và phát triển các sản phẩm, dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại. Với hơn 200 sản phẩm dịch vụ ngân hàng tiện ích, hiện đại, AGRIBANK là ngân hàng tiên phong trong quá trình triển khai Đề án thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ, đi đầu trong đầu tư trang bị lắp đặt ATM, cung ứng nhiều sản phẩm dịch vụ đến khách hàng ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Hiện Agribank có hơn 4 triệu khách hàng đang vay vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, 7 chính sách tín dụng, 2 chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh, AGRIBANK được Đảng, Nhà nước ghi nhận là "Doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm an sinh xã hội và phát triển cộng đồng", “Vì sự nghiệp xóa đói, giảm nghèo”. AGRIBANK dành nguồn kinh phí 400 tỷ đồng trung bình mỗi năm để triển khai nhiều hoạt động an sinh xã hội hỗ trợ cho lĩnh vực giáo dục, y tế, đền đáp người có công với cách mạng. AGRIBANK còn

được bình chọn là Doanh nghiệp vì cộng đồng và tự hào luôn là ngân hàng của bà con nông dân Bước sang năm 2017 và những năm tiếp theo, AGRIBANK tiếp tục khẳng định và nâng cao vai trò chủ lực trên thị trường tiền tệ, tín dụng nông nghiệp, nông thôn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ đa dạng, giữ vững vị thế NHTM lớn nhất Việt Nam, tiếp tục có nhiều đóng góp hơn nữa đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và nền kinh tế đất nước.

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của AGRIBANK Bình Phước

Sau khi Quốc hội khoá IX quyết định chia tỉnh Sông Bé cũ thành 2 tỉnh Bình Dương và Bình Phước năm 1997, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước (gọi tắt là AGRIBANK Bình Phước) được thành lập do tách ra từ AGRIBANK tỉnh Sông Bé cũ theo Quyết định số 198/QĐ-NHNN do Thống đốc NHNN Việt Nam ký ngày 02/06/1998. Mạng lưới hoạt động của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước khi mới thành lập chủ yếu tại 5 huyện chính, bao gồm: Bình Long, Bù Đăng, Đồng Phú (Hội sở), Lộc Ninh và Phước Long.

Từ thời điểm thành lập, AGRIBANK chi nhánh Bình Phước không ngừng nỗ lực và phát triển. Do địa hình địa phương khá rộng và dân số thành thị ít hơn dân số nông thôn, sau nhiều lần Chính phủ điều chỉnh địa giới hành chính, hội sở của AGRIBANK chi nhánh Bình Phước hiện tại đặt tại thị xã Đồng Xoài. Mạng lưới phòng giao dịch và trụ ATM cũng tỏa rộng tại tất cả 11 đơn vị hành chính của tỉnh, trong đó có 10 phòng giao dịch và 13 chi nhánh cấp II.

Hiện AGRIBANK chi nhánh Bình Phước phát triển mạnh các dịch vụ thanh toán, nhằm đáp ứng chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt của Chính phủ với 41 máy ATM bao phủ toàn tỉnh, nhất là các xã vùng sâu, xa với bán kính trung bình 10km/máy. Hệ thống máy ATM không những phục vụ khách hàng của Ngân hàng AGRIBANK mà còn phục vụ khách hàng của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn với tổng số 166 ngàn lượt giao dịch/tháng, doanh số thanh toán tại ATM đạt 455 tỷ đồng/tháng (năm 2016).

Qua 19 năm thực hiện nhiệm vụ, đơn vị đã đóng góp không nhỏ cho sự phát

trong những những co sở tiên phong chú trọng triển khai nhiẹm vụ ngân hàng bán lẻ, lấy phát triển dịch vụ và đem lại tiẹn ích cho khách hàng làm nền tảng; hoạt đọng theo mô hình giao dịch mọt cửa với quy trình nghiẹp vụ ngân hàng hiẹn đại và công nghẹ tiên tiến; theo đúng dự án hiẹn đại hóa NHNN và của AGRIBANK, chi nhánh Bình Phước thực hiẹn mọt số hoạt đọng nghiẹp vụ theo điều lẹ của AGRIBANK. Ngân hàng luôn ưu tiên đầu tư vốn cho hộ dân sản xuất nông - lâm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu trong sản xuất. Đây cũng là ngân hàng có nhiều sản phẩm dịch vụ ưu việt, được khách hàng tin tưởng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)