Dự báo các yếu tố môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

Bình Phước có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, an ninh, chính trị, quốc phòng của khu vực phía Nam và cả nước. Trong những năm qua, kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước đã có những chuyển biến tích cực khá rõ rệt, cuộc sống của nhân dân có nhiều thay đổi. Tỉnh đã đề ra những chủ chương, chính sách mới tập trung vào mục tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đưa thị xã Đồng Xoài lên thành phố vào năm 2018. Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá, quy mô nền kinh tế ngày càng lớn đến năm 2016 đã đạt 31.560 tỷ đồng, tăng gấp 24 lần so với năm 1997. Trong giai đoạn 2010 – 2015, tình hình kinh tế diễn biến phức tạp, chậm phục hồi nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của tỉnh Bình Phước vẫn đạt 10,8%/năm, tổng giá trị GRDP năm 2015 đạt 10.150 tỷ đồng, tăng 1,67 lần so với năm 2010 (giá so sánh năm 1994) và GRDP bình quân đầu người tăng từ 24 triệu đồng năm 2010 lên 42,8 triệu đồng năm 2015, tương đương 1.994 USD. Dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP, giá so sánh 2010) bình quân thời kỳ 2016-2020 là 7,5%/năm và GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 61,1 triệu đồng (2.848 USD)

Cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng năm 2015 của Ngành nông – lâm nghiệp chiếm 38,5%, ngành Công nghiệp chiếm 32,2%, ngành Thương mại – dịch vụ chiếm 29,3% so với năm 2010 là 47,2%, 26,3%, 26,5%. Bình Phước đã hình thành các vùng chuyên canh lớn về cây công nghiệp như: cao su, cà phê, điều, tiêu. Các vùng chăn nuôi tập trung cơ bản đã được hình thành như tại huyện Lộc Ninh, Bù Đăng, Bù Đốp. Toàn

tỉnh có trên 5.200 doanh nghiệp đang hoạt động với tổng vốn đăng ký gần 37.000 tỷ đồng. Hiện tỉnh Bình Phước đã thông qua Đề án xây dựng 21 cụm công nghiệp với tổng diện tích 583ha trong giai đoạn 2020-2025 và bổ sung 14 cụm công nghiệp đến năm 2030 tại 11 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh với tổng nhu cầu nguồn vốn đầu tư 5.900 tỷ đồng.

Bình Phước là tỉnh trung du miền núi cơ cấu dân cư và văn hoá phức tạp. Toàn tỉnh có hơn 944 ngàn người với khoảng 18% đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều nơi có tỷ lệ cao hơn khoảng 30%. Phân bố dân cư tập trung ở nông thôn, khoảng 17% dân số sống tại thành thị. Tỷ lệ dân số theo giới tính có sự quân bình nhưng nhận thức còn thấp, tồn tại nhiều tệ nạn và phân biệt giới tính. Chất lượng và cơ sở ngành y tế và giáo dục còn thấp, hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt ở các xã vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa. Mặc dù vậy, lĩnh vực văn hóa, xã hội còn những mặt yếu kém, trật tự an toàn xã hội và an toàn giao thông còn diễn biến phức tạp.

Trong tương lai gần, ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ đưa công nghệ trở thành tiềm năng thúc đẩy dịch vụ và giảm chi phí cho nhiều ngành kinh tế, bao gồm dịch vụ tài chính. Khi công nghệ phát triển nhanh với những khái niệm mới liên tục như: cơ sở dữ liệu lớn, điện toán đám mây, điện thoại thông minh dải băng thông rộng thì các định chế tài chính buộc phải đổi mới nếu muốn tiếp tục phát triển và tồn tại. Công nghệ ngày càng tác động trực tiếp đến mọi hoạt động và nhu cầu sử dụng tiền mặt và vai trò của các chi nhánh ngân hàng có xu hướng giảm. An ninh mạng là lĩnh vực được đầu tư đáng kể trong quá trình phát triển này. Cách mạng 4.0 là sự đe dọa rất lớn cho đối với lao động ngành ngân hàng và nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng giỏi về chuyên môn nghiệp vụ và công nghệ thông tin sẽ gia tăng.

Đào tạo nguồn nhan lực đáp ứng nhu cầu xã họi mà đạc biẹt là nguồn nhan lực chất luợng cao của ngành Ngân hàng đã có đầy đủ co sở hành lang pháp lý để triển khai. NHNN đã phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Ngân hàng Việt Nam 2011 - 2020 theo Quyết định số 219/QĐ-NHNN ngày 09/02/2012 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, phát triển nguồn nhan lực chất luợng cao

đuợc coi là mọt trong những nhiẹm vụ trọng tam. Nghị định số 59/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định về tổ chức và hoạt đọng của các NHTM có nhấn mạnh ngan hàng phải thành lạp tối thiểu 2 ủy ban là Ủy ban về vấn đề quản lý rủi ro và Ủy ban về vấn đề nhan sự. Bên cạnh đó, Chính Phủ đã ban hành Nghị định số 18/2010/NĐ-CP về Cong tác đào tạo, bồi duỡng cán bọ. Theo đó, Nghị định đã quy định thời gian tối thiểu 1 tuần/1nam học để cạp nhạt nang cao kiến thức, kỹ nang chuyen ngành đối với mọi cán bọ (nhiều nuớc đã đua ra những quy định thời gian bắt buọc tren tối thiểu từ 10 đến 15 ngày/nam).

Tuy nhiên, cơ quan quản lý vẫn thiếu quy hoạch cụ thể đối với phát triển các truờng đại học đào tạo chuyen ngành Ngan hàng cũng nhu phát triển các trung tam bồi duỡng nguồn nhan lực của hẹ thống ngan hàng. Ngoài ra, ngành Ngân hàng vẫn chua xay dựng đuợc dự báo chuẩn về nguồn nhan lực chất luợng cao đối với ngành Ngan hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nguồn nhân lực tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh bình phước đến năm 2020 (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)