Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây dược liệu trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

5. Bố cục của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây dược liệu trên thế giới

Xu hướng sử dụng thuốc trên thế giới của con người đang “Trở về thiên nhiên”, với việc sử dụng dược liệu cũng như thuốc từ dược liệu (thuốc được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên từ động vật, thực vật hoặc khoáng chất) có xu hướng ngày càng tăng. Người ta nhận thấy rằng các thuốc có nguồn gốc từ thảo dược ít độc hại, ít gây tác dụng phụ và phù hợp hơn với

qui luật sinh lý của cơ thể. Hơn nữa hiện còn rất nhiều bệnh hiểm nghèo chưa có thuốc đặc hiệu để chữa trị và người ta vẫn hi vọng rằng từ nguồn dược liệu tự nhiên hoặc từ vốn trí tuệ bản địa của các cộng đồng dân tộc, qua nghiên cứu có thể cung cấp cho nhân loại những hợp chất có hoạt tính sinh học cao để làm ra các loại thuốc mới có hiệu quả chữa bệnh như mong muốn. Theo tổ chức y tế (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc gia đang phát triển chăm sóc sức khỏe bằng các thuốc y học cổ truyền. Ở Trung Quốc doanh số thị trường thuốc từ dược liệu đạt 26 tỷ USD (2008, tăng trưởng hàng năm đạt trên 20%), Mỹ đạt 17 tỷ USD (2004), Nhật Bản đạt 1,1 tỷ USD (2006), Hàn Quốc 250 triệu USD (2007),… Tính trên toàn thế giới, hàng năm doanh thu từ thuốc dược liệu đạt khoảng trên 80 tỷ USD (Hoàng Hiếu Tri, 2014; Báo cáo ngành dược phẩm [31])

Những nước sản xuất và cung cấp dược liệu trên thế giới nổi bật ở khu vực Châu Á là Trung Quốc,Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Bangladesh...ở Châu Phi như Madagasca, Nam Phi...ở Châu Mỹ La tinh như Brasil, Uruguay...

Những nước nhập khẩu và tiêu dùng chủ yếu là những nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), chiếm 60% nhập khẩu của Thế giới. Trung bình hàng năm các nước EU nhập khoảng 750 triệu đến 800 triệu USD dược liệu và gia vị. Nguồn cung cấp dược liệu chính cho thị trường EU là Indonesia, Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Brazil. (Ban Quản lý dự án phòng thí nghiệm chuyên ngành hóa dược - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam, 2014).

Chính sách phát triển dược liệu của Trung Quốc

Trung Quốc đã xây dựng bản quy hoạch phát triển dược liệu dày 350 trang. Bản quy hoạch của Trung Quốc gồm 5 phần: (1) Quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu, bao gồm nguyên liệu mọc tự nhiên và vùng trồng (2) Quy hoạch hệ thống sản xuất Trung dược (3) Quy hoạch hệ thống kinh doanh và hệ thống quản trị (4) Quy hoạch nâng cao khoa học và phát triển công nghệ

(5) Quy hoạch đào tạo nguồn nhân lực và phát triển hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền. Như vậy có thể thấy bản quy hoạch của Trung Quốc gắn chặt chẽ giữa phát triển nguồn nguyên liệu và đầu ra.

Chính sách phát triển dược liệu của Ấn Độ

Hệ thống YHCT của Ấn Độ có 2 nhánh: Y học dân gian và Y học cổ điển (Classical stream). Nhánh y học dân gian lại chia thành 2 nhánh nhỏ: Y học dân gian của hệ thống các già làng và y học dân gian của người Tây Tạng. Riêng y hoc Tây Tạng đã sử dụng 8.000 loài cây thuốc, y học Unani 700 loài, y học Siddha 800 loài y học Ayurveda 900 loài, trong khi đó y hoc hiện đại chỉ sử dụng 30 loài. Dược liệu Ấn Độ xuât chủ yếu sang Mỹ, Nhật, Châu Âu.

Năm 2000 Ấn Độ thành lập ủy ban dược liệu QG, các bang đều có ủy ban cập bang. Các ủy ban này có nhiệm vụ điều chỉnh tất cả các vấn đề liên quan đến phát triển dược liệu, kể cả ban hành chính sách và chiến lược QG về phát triển, chế biến, thị trường dược liệu và thảo dược.

Ủy ban có 4 nhiệm vụ chính: (1) khuyến khích trồng một số cây thuốc là thế mạnh (2) hỗ trợ các bang về chất lượng và an toàn, hiệu quả của thảo dược (3) xây dựng các chính sách đảm bảo hiệu quả trong sử dụng bao gồm cả thu hoạch, chế biến, vận chuyển và bảo quản (4) lựa chọn 32 cây thuốc để phát triển dựa trên nhu cầu trong nước và xuất khẩu, các cây này có thể thay đổi hàng năm.

Chính sách phát triển dược liệu của Nhật Bản

Sau Trung Quốc Nhật Bản là nước sử dụng nhiều sản phẩm tự nhiên và rất quan tâm đến chất lượng dược liệu và thuốc y học cổ truyền. Nền y học cổ truyền Nhật Bản có tên là y học Kampo. Rất nhiều bài thuốc Kampo đã được Bộ Y tế cho phép nghiên cứu hiện đại hóa như: Sho-Saiko-To điều trị xơ gan, viêm gan virus, ung thư gan và HIV-AID’s dưới dạng viên nang hoặc bài Hochu-Ekki-To chống trầm cảm. Gần đây các nhà khoa học trường Đại học

Toyama đã nghiên cứu thành công thuốc chống di căn ung thư gan, dạ dày và phổi từ curcumin. Bộ y tế đã cho phép nghiên cứu chuyển toàn bộ các vị thuốc Kampo sang dạng cao tiêu chuẩn giúp bệnh nhân không phải sắc thuốc, mà chỉ cần hòa các loại cao tiêu chuẩn đã được chứng minh có tác dụng tương tự, trong một ly nước ấm là uống được.

Thực phẩm chức năng cũng được người Nhật tin dùng vì họ cho rằng chúng có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu tác dụng của độc tố và phóng xạ. Phụ nữ Nhật rất quan tâm bảo vệ làn da, biết bấm các huyệt Ken-Ryo, Sei-mei, Indo, Ei-fu …và uống nước lá tía tô, bôi kem ngưu bàng, gội đầu bằng nước hoa Anh đào để cho da đẹp, tóc đen… Chủ trương của nhà nước là khuyến khích sử dụng các sản phẩm thiên nhiên nhưng rất quan tâm đến chất lượng, đặc biệt quan tâm đến điều kiện sản xuất của hệ thống doanh nghiệp, nơi cung cấp ra thị trường các sản phẩm tự nhiên cho người dùng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)