Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây dược liệu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm về phát triển sản xuất cây dược liệu ở Việt Nam

Theo thống kê, trong năm 2012, doanh thu sản xuất thuốc từ dược liệu tại Việt Nam đạt 3.500 tỷ đồng (gấp hơn 1,75 lần so với doanh thu năm 2010). Trong các loại dược liệu có nhu cầu cho sản xuất thuốc lớn nhất năm 2011, Artiso đứng đầu danh sách với số lượng tiêu thụ 2.000 tấn một năm, tiếp theo là đinh lăng với hơn 900 tấn một năm…. “Dược liệu có thể xem chính là nguồn nguyên liệu của nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu hóa dược mà chúng ta đang mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua”.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có tiềm năng lớn về cây dược liệu trong khu vực Đông Nam Á. Điều này thể hiện ở sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn 12.000 loài thực vật Việt Nam thì có gần 4.000 loài cho công dụng làm thuốc), vùng phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều loài dược liệu được xếp vào loài quý và hiếm trên thế giới (Trương Quốc Cường Báo cáo Cục trưởng Cục Quản lý - Dược Bộ Y tế).

Mặc dù có tiềm năng to lớn, song công cuộc bảo tồn và phát triển các cây dược liệu cũng đang gặp phải một số hạn chế, khó khăn. Hiện nay, không chỉ Việt Nam mà trên thế giới, với xu hướng “trở về thiên nhiên” thì việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với việc sử dụng thuốc tân dược vì nó ít có những tác động có hại và phù hợp với quy luật sinh lý của cơ thể. Tại Việt Nam, nhu cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn/ năm, phần còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Đài Loan, Singapore….

Theo Cục Trưởng cục Quản lý dược ông Trường Quốc Cường thì đó chính là dựa vào lợi thế sẵn có là nguồn cây thuốc trong nước để phát triển. Đây sẽ là con đường nhanh chóng và thuận lợi nhất đưa Ngành dược Việt Nam đón đầu được trong hội nhập quốc tế. Thuốc nam mới chính là nguồn nguyên liệu cho nền công nghiệp tân dược trong tương lai, chứ không phải là nguồn nguyên liệu dược mà chúng ta mất nhiều thời gian và công sức để theo đuổi trong nhiều năm qua.

Theo ông Lê Quang Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế, một trong những quan điểm phát triển ngành dược được đề cập trong thời gian tới phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

Trong thời gian vừa qua, ngành Dược đã đảm bảo cung ứng đủ thuốc cho nhu cầu phòng bệnh của nhân dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập 90% nguyên liệu để phục vụ sản xuất thuốc trong nước

Hiện tình trạng trồng và khai thác dược liệu ở nước ta hiện nay còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ dẫn đến sản lượng dược liệu không ổn định, giá cả biến động. Tình trạng khai thác dược liệu quá mức không đi đôi với tái tạo, bả tồn dược liệu đã dần đến nhiều loài cây tự nhiên còn rất ít (trên cả nước hiện chỉ còn khoảng 206 loài cây dược liệu có giá trị có thể khai thác tự

nhiên. Dược liệu không được sản xuất theo quy trình, quy hoạch cụ thể (trồng lẫn với vùng trồng lúa và dược liệu màu, kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới…. còn tùy tiện, thu hái không tuân thủ theo mùa, vụ và tuổi của cây) làm ảnh hưởng tới chất lượng thuốc sản xuất từ dược liệu. Chưa áp dụng đúng mức thành tự khoa học công nghệ vào việc hiện đại hóa sản xuất thuốc từ dược liệu.

Nhà nước ta luôn khuyến khích phát triển dược liệu, song công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Những năm 60 của TK trước, Bộ Y tế thành lập cục Dược liệu và hoạt động của cục này đã đem lại nhiều kết quả to lớn. Từ khi không còn cục dược liệu, công tác quản lý dược liệu chuyển về cục Quản lý dược, công tác dược liệu vẫn hoạt động tốt, trong những năm 80 và 90 chúng ta đã thành công trong nghiên cứu sản xuât Artemisinin, các doanh nghiệp vẫn xuất khẩu nhiều dược liệu, bán thành phẩm và thuốc dược liệu sang các nước Đông Âu và Nhật Bản…

Mục tiêu của quy hoạch là “xây dựng được một số vùng phát triển dược liệu, nuôi trồng và khai thác một số cây thuốc (56 cây trồng và 44 cây còn khả năng khai thác) cung ứng hàng năm khoảng 60.000 tấn dược liệu khô, phục vụ nhu cầu trong nước và xuât khẩu. Hiện đại hóa công nghệ chế biến và sản xuất dược liệu, xây dựng một số cơ sở chiết xuất hoạt chất, đạt 20% số hoạt chất làm thuốc vào năm 2030”. Nhà nước cần đầu tư các chương trình nâng cao hàm lượng khoa học trong các sản phẩm dược liệu, hiện đại hóa sản xuất công nghiệp, phấn đấu đến năm 2030 chiết xuất được 200 hoạt chất, sản xuất được 30 sản phẩm quốc gia có nguồn gốc dược liệu, xây dựng và nâng cấp 500 tiêu chuẩn dược liệu. Để đạt được điều đó, cần xây dựng hai chương trình nghiên cứu phát triển và công nghiệp hóa sản xuất và các đề án: nghiên cứu phát triển thuốc mới, đảm bảo an toàn, sản xuất cao tiêu chuẩn, bảo tồn cây

thuốc và tri thức sử dụng cây thuốc và nghiên cứu sàng lọc về thành phần hóa học và tác dụng sinh học.

Bên cạnh đó cần quy hoạch hệ thống đào tạo nguồn nhân lực và hệ thống khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền, xây dựng 2 học viện y học cổ truyền, khoảng 5 cơ sở đào tạo tiến sỹ và cao học và 3 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn GLP và GCP, phấn đấu đến năm 2030 chúng ta qui định được hạn sử dụng cho tất cả dược liệu và 100% vùng trồng cây thuốc đạt GACP.

* Chính sách phát triển sản xuất cây dược liệu

- Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Tại mục III về nội dung quy hoạch có đưa ra quy hoạch vùng trồng dược liệu tại vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Lào Cai (Phú Lương), Lai Châu (Sìn Hồ) và Hà Giang (Đồng Văn, Quản Bạ) Phát triển trồng 13 loài dược liệu bao gồm 04 loài bản địa: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn và 09 loài nhập nội: Actisô, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung với diện tích trồng khoảng 2.550 ha. Ưu tiên phát triển các loài: Actisô, Đương quy, Đảng sâm.

- Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 10/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phát huy thế mạnh, tiềm năng của Việt Nam để phát triển sản xuất thuốc từ dược liệu, trong đó mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là phấn đấu sản xuất được 20% nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất thuốc trong nước, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong năm, trong đó thuốc từ dược liệu chiếm 30%.

- Quyết định số 108/2002/QĐ-TTg ngày 15 tháng 08 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược tới năm 2010.

- Quyết định số 61/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm Quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”.

- Quyết định số 43/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về đề án Đề án “Phát triển công nghiệp dược và xây dựng mô hình hệ thống cung ứng thuốc Việt Nam giai đoạn 2007-2015 và tầm nhìn đến 2020”.

- Thông tư số 14/2009/TT-BYT ngày 03/9/2009 của Bộ Y Tế hướng dẫn triển khai ‘Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc’ theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới.

- Dự án Xây dựng mô hình phát triển kinh tế hộ trồng hộ trồng cây dược liệu có giá trị kinh tế cao tại huyện Phú Lương thời gian từ 6/2010-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)