5. Bố cục của luận văn
3.2. Tổng quan về tình hình phát triển sản xuất cây dược liệu của huyện
Phú Lương
Phú Lương kinh tế rừng, nhiều loài cây dược liệu quí như: Ba kích,Đinh Lăng, Sa Nhân, Hà thủ ô đỏ, Hoài Sơn, Thiên niên kiện...mọc tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay cùng với nạn khai thác rừng bừa bãi là sự mất đi nguồn tài nguyên tự nhiên. Những loài cây dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có chính sách đầu tư bảo tồn thích đáng.
Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng tới của thế giới là dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ. Gần đây, một số cây thuốc như: Đương Quy, Kim tiền thảo, ích mẫu, Diệp hạ châu, Chè dây, Chè đắng được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc phòng, trị các bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt. Hiện một số cây thuốc quí của một số địa phương được khai thác để bán thô cho Trung quốc với gía thu mua khá cao: Đỗ trọng, Bách bộ, Kê huyết đằng, Cây 01 lá, Thiên niên kiện, Giảo cổ lam....trong khi đó cả nước đang phải nhập đến 80% lượng đông nam dược có nguồn gốc từ các dược liệu đó. Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc và nhiều nhà thuốc đông y của tỉnh mỗi tháng phải dùng đến hàng tấn thuốc các loại, song nhiều người vẫn phải chờ thuốc vì thiếu chủng loại.
Cây thuốc quí ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy tín chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quí. Việc nghiên cứu thành phần hoạt chất, kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa đầy đủ, nhất là chưa có mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá trị làm cho