Khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.4.5. Khoa học công nghệ

Đây là nhân tố có vai trò then chốt đối với việc bảo tồn nguồn gen, bảo tồn phát triển sự đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng giống, nâng cao năng suất. Khoa học công nghệ có thể kể đến nhiều yếu tố như giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật thu hoạch, kỹ thuật sơ chế, chế biến.

Bên cạnh việc sản xuất các giống cây dược liệu truyền thống thì cần phải bảo tồn các giống quý, có nguy cơ tuyệt chủng. Việc sản xuất các giống truyền thống cũng cần phải đảm bảo đặc tính di truyền, nếu người dân tự nhân giống theo phương pháp truyền thống thì chất lượng giống sẽ ngày càng giảm sút, chất lượng cây con trồng không đồng đều chỉ có giống được tạo ra từ công nghệ cao như nuôi cấy mô mới đáp ứng được yêu cầu trên. Muốn phát triển phải có giống tốt ngược lại giống tốt thì sản xuất sẽ phát triển; Kỹ thuật canh tác: Tạo chuyển biến trong canh tác truyền thống bằng cách thực hiện đồng bộ tiên tiến từ làm đất, trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch; Kỹ thuật thu hoạch: Thu hoạch cần đúng thời điểm, thời vụ, kích thước và tuổi của cây dược liệu quyết định nhiều đến giá sản phẩm. Do vậy, người trồng cần nắm được sản phẩm thu hoạch ở thời điểm nào là tốt nhất; Sơ chế, chế biến: Chất lượng sản phẩm suy giảm nếu không được chế biến tốt. Nếu có công nghệ chế biến tốt có thể biến nguồn lực thành sản phẩm có chất lượng cao. Việc đầu tư máy móc thiết bị sơ chế sau thu hoạch là yêu cầu tất yếu trong tương lai khi quy mô sản xuất đạt đến một mức độ nhất định. Việc đầu tư đa dạng hóa các sản phẩm sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho các sản phẩm dược liệu có giá trị hơn. Phát triển theo hướng chiều sâu, thay vì chiều rộng như hiện nay.

Đồ thị 3.3. Số hộ có tham gia tập huấn kỹ thuật dược liệu tại 3 xã điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đồ thị trên cho thấy, tỷ lệ hộ tham gia tập huấn kỹ thuật nhân giống, gây trồng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác chế biến có xu hướng tăng theo quy mô sản xuất. Tỷ lệ hộ có tham gia tập huấn cao nhất ở quy mô sản xuất ba kích lớn hơn 0,3 ha là 93,75%. Thấp nhất là ở quy mô sản xuất cây dược liệu nhỏ hơn 0,1 ha với tỷ lệ hộ tham gia tập huấn là 59,09%. Với quy mô lớn, các hộ đầu tư nhiều nên số lượng tham gia tập huấn kỹ thuật lớn nhằm mục tiêu đạt sản lượng cao khi thu hoạch sản phẩm. Với những hộ có quy mô nhỏ lẻ thường nghe lại kinh nghiệm của những người trồng trước vì họ cho rằng diện tích sản xuất nhỏ, không tập trung vào trồng mỗi dược liệu mà còn trồng nhiều loại cây khác, ít có thời gian rảnh rỗi nên không tham gia tập huấn kỹ thuật. Một số là do chính quyền thôn, xã chưa thông báo đến các hộ nông dân nên họ không nắm bắt thông tin các lớp tập huấn kỹ thuật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)