Sự phát triển về chủng loại cây dược liệu ở các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Sự phát triển về chủng loại cây dược liệu ở các hộ

Qua nghiên cứu cho thấy tại địa bàn điều tra chủng loại cây dược liệu được trồng khá đa dạng và phong phú. Ước tính có trên 50 loại thảo dược có nguồn gốc tự nhiên hoặc được trồng trọt có tác dụng làm thuốc ở đây tiêu biểu như một số loài: Thìa canh, Cà gai leo, Ba kích, Đinh lăng, Actiso, hà thủ ô đỏ, thảo quả, giảo cổ lam… Trong 3 địa điểm nghiên cứu thì xã Phú Đô là nơi có nhiều chủng loại cây dược liệu nhất với hơn 80 loài, xã Động Đạt 36 loài vã xã Yên Ninh 20 loài cây thuốc khác nhau. Theo Mật độ trồng cây dược liệu bình quân trên 1ha có xu hướng tăng, tính chung bình quân số cây cả 3 nhóm hộ là 1506 cây trồng trên 1 ha diện tích, nhóm hộ nhỏ hơn 0,1ha có số cây bình quân thấp nhất là 245cây, nhóm hộ từ 0,1-0,3 ha là khoảng 902 cây, nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha có số cây nhiều nhất là 2381 cây. Trong 3 xã điều tra thì xã Động Đạt có số cây bình quân chung thấp nhất là 908 cây ở các hộ có quy mô sản xuất lớn hơn 0,3 ha là 2425 cây, số cây thấp nhất ở các hộ có quy mô sản xuất nhỏ tập trung ở Xã Phú Đô hơn 0,1 ha là 233cây. Số

cây bình quân 1 hộ có sự chênh lệch như trên là do sự khác nhau về diện tích cũng như số hộ trồng cây dược liệu ở mỗi xã và số cây khác nhau nên cũng ảnh hưởng đến sản cây dược liệu trồng ở các xã.

Bảng 3.10: Số cây dược liệu của các hộ tại 3 xã điều tra

ĐVT: Cây

Diễn giải Tính chung Nhóm hộ trồng cây dược liệu <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

Số cây BQ 1 hộ 1056 245 902 2381

Xã Yên Ninh 930 250 1183 2250

Xã Động Đạt 908 244 893 2425

Xã Phú Đô 1330 233 722 2425

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)