Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu của huyện qua 3 năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)

5. Bố cục của luận văn

3.2.7. Tình hình tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu của huyện qua 3 năm

Nhu cầu sử dụng dược liệu làm nguyên liệu sản xuất thuốc của các công ty dược là rất lớn & đang ngày càng tăng cao để cung cấp cho thị trường dược phẩm, do vây việc tiêu thụ các nguyên liệu là rất thuận lợi. Việc tiêu thụ các sản phẩm của dự án được đảm bảo bằng việc ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Tổ chức hội thảo và mời những công ty dược địa phương, các tỉnh thành trong nước và các đối tác nước ngoài đến đặt hàng những cây thuốc mà dự án sẽ trồng (cây thuốc chọn trong dự án là những cây thuốc nguyên liệu chủ yếu của ngành dược).

Huyện Phú Lương đang dần xây dựng cho mình thương hiệu sản phẩm cây dược liệu Phú Lương Sản phẩm dược liệu sạch theo hướng sản xuất hàng hóa. Những vùng sản xuất cây dược liệu tập trung được bao tiêu sản phẩm nên việc tiêu thụ sản phẩm cây dược liệu tại các hộ sản xuất hiện tại khá thuận lợi, sản phẩm cây dược liệu thu hoạch thường được bán hết ít có hiện tượng tồn đọng.

Bảng 3.14: Tình hình tiêu cây dược liệu của hộ nông dân

Diễn giải Chung <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

1. Khối lượng tiêu thụ (tấn /hộ) 1,24 0,3 1,07 2,79

Dược liệu tươi 1,23 0,29 1,06 2,77

Dược liệu khô 0,01 0,01 0,01 0,02

2. Giá bán (Nghìn đồng/kg)

Dược liệu tươi 143,33 148,18 143,18 136,88

Dược liệu khô 295,66 281,76 303,50 300,63

3. Nơi bán cây dược liệu

Bán tại nhà cho cơ sở thu mua 1,23 0,288 1,06 2,79

Bán tại chợ 0,03 0,03 0,04 0,04

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Tuy nhiên, qua thực tế điều tra, hầu hết việc tiêu thụ sản cây dược liệu chỉ diễn ra ở quy mô nhỏ, quy mô hộ gia đình là chủ yếu, 60% (36/60 hộ) sản lượng cây dược liệu được bán tại nhà, dược liệu được công ty dược đặt hàng thu mua chiếm 25% (15/60 hộ), bán tại chợ địa phương chỉ chiếm 15% (9/60 hộ). Các hộ gia đình thường được các đại lý đến thu mua tại nhà, hộ gia đình thường được các đại lý cung cấp giống, vật tư phân bón và trả bằng sản phẩm khi thu hoạch. Một số hộ do có quy mô sản xuất nhỏ, thường đem ra chợ bán, số lượng bán nhỏ lẻ. Sản lượng bình quân được đem bán tại chợ chỉ là 0,05tấn/hộ nhưng sản lượng bình quân được các cơ sở thu mua trực tiếp tại nhà của hộ dân là 1,43 tấn/hộ. Người dân không mất công vận chuyển và do thiếu thiết bị chế biến sau thu hoạch nên đa số họ chọn hình thức bán tại nhà và bán sản phẩm tươi nên giá thành cũng không được cao. Các nhà máy đặt hàng thường thu gom về địa điểm tập kết, chế biến sơ bộ trước khi vận chuyển về nhà máy để xử lý. Các sản phẩm cây dược liệu trên địa bàn điều tra

chủ yếu được chế biến theo hình thức thủ công, thô sơ chủ yếu là sấy bằng chảo gang, sấy bằng củi, rửa sạch hoặc có phơi trước khi đem đi tiêu thụ.

Về giá cả của sản phẩm cây dược liệu cũng có sự biến đổi qua các năm. Giá bán cây dược liệu tươi bình quân là 62,780 nghìn đồng/kg chỉ bằng một phần ba so với giá bán cây dược liệu khô. Như vậy, nếu được chế biến được cây dược liệu tươi thành các sản phẩm dược liệu khô thì giá thành sản phẩm sẽ còn cao hơn và thời gian sử dụng cũng tăng. Qua đó cần phải đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu, nâng cao chất lượng sản phẩm phát triển theo chiều sâu đi đôi với chiều rộng. Tuy bị cạnh tranh gay gắt bởi các sản phẩm dược liệu nhập khẩu tuy nhiên những sản phẩm dược liệu truyền thống của Phú Lương đang ngày càng được quan tâm. Đây là điềm báo cho thị trường cây dược liệu hoạt động thuận lợi trong tương lai. Tuy nhiên, xét về phía người sản xuất vẫn chưa thực sự yên tâm sản xuất vì họ vẫn thiếu thông tin thị trường, chưa có nhà máy thu mua sản phẩm ổn định. Đây cũng là một hạn chế trong vấn đề tiêu thụ, nếu sản lượng cây dược liệu tăng lên mà không có nhà máy chế biến sau thu hoạch thì việc tiêu thụ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định.

Các sản phẩm chăm sóc sức khỏe có nguồn gốc từ cây dược liệu đem đến nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Nhu cầu các sản phẩm này trên thị trường là rất lớn, tuy nhiên hầu hết các sản phẩm hiện nay được sử dụng dưới dạng thô chưa qua tinh chế nên giá trị đem lại chưa thực sự cao. Các sản phẩm cây dược liệu sản xuất ra được đem bán một phần nhỏ dưới dạng hàng hóa tại chợ nông sản huyện, chủ yếu vẫn được thu mua tận nhà bởi các đầu mối và cung cấp cho nhà máy theo đơn đặt hàng sẵn có. Sản phẩm sau khi thu hoạch thường được bán tươi, một số ít có thể được phơi khô tự nhiên hoặc sao sấy bằng chảo gang. Sản phẩm sản xuất ra thường được bán ngay sau khi thu hoạch, tuy nhiên một số vùng sản xuất xa trung tâm, do điều kiện giao thông đi

lại còn gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa nên sản phẩm thường được sấy khô trước khi đem bán.

Giá cả cây dược liệu trong 3 năm gần đây (2014-2017) tăng qua các năm. So với các năm gần đây, khi sản phẩm dược liệu chủ yếu được nhập từ Trung Quốc về bán tại Huyện Phú Lương, làm cho việc sản xuất cây dược liệu của các hộ dân gặp nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh, nhưng những năm gần đây do chủ trương chính sách của Huyện đang đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho dược liệu Phú Lương đặc biệt là những loại cây là thế mạnh nên việc sản xuất cây dược liệu đang dần được khôi phục và có mức tăng trưởng tốt, các sản phẩm từ cây dược liệu được đa dạng hóa thành bột, tinh dầu, cao, chè túi lọc… Tuy nhiên trong tương lai huyện cần có chính sách thu hút đầu tư của các doanh nghiệp để xây dựng nhà máy thu mua chế biến sản phẩm cây dược liệu, thành lập tổ hợp tác, HTX thu gom, trợ cước, trợ giá trong sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất... những hoạt động này sẽ góp phần ổn định người dân sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện.

+ Bước đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp, các công ty vào ký hợp đồng và thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh như: Công ty dược phẩm Traphaco, và một số công ty khác, nhờ vậy đầu ra sản phẩm đã được ổn định, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên các Công ty này cũng chỉ đăng ký thu mua một số lượng và chủng loại cây trồng nhất định như: Ba kích, Cà gai leo, Hà thủ ô đỏ, lượng tiêu thụ qua các công ty cũng mới chiếm tỷ lệ khoảng 40 - 70% sản lượng sản xuất ra (tùy theo chủng loại cây trồng), số lượng còn lại vẫn do người dân tự tiêu thụ trên thị trường tự do. Nhiều chủng loại cây dược liệu có tiềm năng và giá trị cao như: Sa nhân, Đinh lăng… vẫn chủ yếu được bán ra thị trường tự do.

Hiện nay, các sản phẩm của cây dược liệu Phú Lương được sản xuất ra được đóng gói nilon, dạng cao đóng lọ, tinh dầu, trà túi lọc. Hình thức các sản

phẩm chưa chuyên nghiệp, chủ yếu là do các cơ sở tư nhân tự đóng gói theo hình thức thủ công mẫu mã bao bì sản phẩm còn kém. Các sản phẩm này được bán với mức giá khác nhau dao động từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn/kg. Trong đó, chè Giảo cổ lam túi lọc 160.000 hộp/kg, tam thất tán bột 2.800.000 đồng/kg. Hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lương có 11 cơ sở kinh doanh các sản phẩm cây thuốc có nguồn gốc thảo dược, 05 cơ sở tắm thuốc đã được đăng ký kinh doanh, ngoài ra còn nhiều hình thức kinh doanh nhỏ lẻ khác chủ yếu bán theo hình thức chợ phiên, bán lẻ cho song sản lượng tiêu thụ nhỏ. Dược liệu Phú Lương được nhiều công ty thu mua dưới dạng nguyên liệu rồi vận chuyển về đóng gói dưới nhiều tên gọi khác nhau. Các sản phẩm đã được đưa vào tiêu thụ tại một số siêu thị lớn trong tỉnh cũng như trên cả nước. Phú Lương đang tập trung đầu tư cho việc sản xuất cây dược liệu theo hình thức làm nguồn nguyên liệu cho chế biến dược liệu thông qua việc hợp tác với các công ty như Traphaco,Công ty cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK, các Công ty cổ phần Dược phẩm Tuệ Linh,... Đó là hướng đi đúng nhiều tiềm năng việc liên kết với các công ty dược liệu, phát triển sản xuất cây dược liệu sẽ giải quyết nhiều vấn đề về vốn, đầu ra cho sản phẩm giúp mở ra một tương lai mới và thuận lợi hơn cho sản phẩm cây dược liệu của huyện Phú Lương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)