Đặc điểm của hộ trồng cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đặc điểm của hộ trồng cây dược liệu

Theo điều tra, các hộ trồng cây dược liệu chủ yếu với quy mô trung bình từ 0,1-0,3 ha, tiến hành điều tra trên phạm vi 60 hộ tại 3 địa điểm, mỗi địa điểm 20 hộ thì số hộ trồng 0,1-0,3 ha tại xã Yên Ninh là 12 chiếm 60% là xã có tỷ lệ lớn nhất; tại xã Động Đạt là 8 hộ chiếm 40%; và Phú Đô là 7 hộ chiếm 35%.

Các hộ trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương đa số là hộ dân tộc thiểu số có trình độ dân trí thấp, điều này có ảnh hưởng tới tập quán canh tác cũng như khả năng tiếp thu kỹ thuật trồng khi đi tập huấn của hộ dân trồng cây dược liệu.

Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số hộ điều tra tại 3 xã, số hộ trồng quy mô dưới 0,1 ha có chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ cao nhất là 22,8%, với các quy mô từ 0,1-0,3 ha có tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 16,5% và trên 0,3 ha chủ hộ là nữ chiếm tỷ lệ 3,7%. Nguyên nhân chủ yếu là đo truyền thống sản xuất và tập quán canh tác của người dân, khi nam giới vẫn là lao động chủ yếu trong gia đình chịu trách nhiêm sản xuất chính. Nam giới cũng có nhiều ưu điểm như tiếp thu kỹ thuật nhanh, có sự đầu tư lớn hơn về quy mô và vốn cho sản xuất. Nam giới với vai trò quyết định trong gia đình, có ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư, quy mô sản xuất. Nữ giới chăm chỉ, chịu khó hơn nam giới, họ thường sản xuất các giống cây dược liệu truyền thống hơn là đầu tư cho sản xuất giống mới.

Qua nghiên cứu điều tra cho thấy, các hộ sản xuất cây dược liệu xen lẫn các hoạt động sản xuất khác như trồng cây lương thực, cây rau, cây ăn quả, cây lâm nghiệp. Việc đầu tư nhiều loại hình sản xuất cùng lúc dẫn tới việc phân bổ thời gian, kinh phí cho sản xuất cây dược liệu bị ảnh hưởng. Tuy nhiên đặc thù của sản xuất cây dược liệu đặc biệt là những cây dược liệu có thời trồng đến khi thu hoạch kéo dài nên các hộ gia đình sử dụng hình thức “lấy ngắn nuôi dài”. Đặc thù là xã vùng cao của tỉnh Thái Nguyên nên trình độ dân trí của các chủ hộ trồng cây dược liệu ở đây còn khá thấp, mức dao động phổ cập bậc tiểu học và trung học cơ sở, bên cạnh đó còn có nhiều chủ hộ không biết chữ, điều này gây khó khăn trong công tác tập huấn nâng cao kỹ thuật sản xuất. Kinh nghiệm sản xuất cây dược liệu của các hộ dân cũng khác nhau, những hộ có kinh nghiệm sản xuất lâu đời đã mạnh dạn mở rộng quy mô sản xuất, vay vốn đầu tư và tham gia các buổi tập huấn một cách khá thường xuyên, có xu hướng tiếp cận giống mới. Các hộ có kinh nghiệm sản xuất thường là những hộ có độ tuổi cao và kinh nghiệm sản xuất được đúc rút từ thực tế sản xuất trong nhiều năm. Các chủ hộ có tuổi đời trẻ tuy có thời gian thực tế sản xuất cây dược liệu ít nhưng thông thường có trình độ văn hóa cao hơn, chủ động tiếp cận các thông tin và ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất.

Bảng 3.8: Đặc điểm của hộ trồng cây dược liệu tại 3 địa điểm điều tra Hộ trồng cây dược liệu

Diễn giải ĐVT Tổng <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

1. Số hộ điều tra hộ 60

Xã Yên Ninh hộ 20 5 12 3

Xã Động Đạt hộ 20 2 8 10

Xã Phú Đô hộ 20 11 7 2

2.Tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ % 22,8 16,5 3,7 3.Tuổi bình quân chủ hộ tuổi 30,12 36,92 45,18

4.Trình độ văn hóa BQ 4,98 4,47 6,27

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)