5. Bố cục của luận văn
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực nghiên cứu. Việc phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó; biết được các thiếu sót của các nghiên cứu trước đó và định hướng được các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn.
Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động sản xuất cây dược liệu của các hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các thông tin được công bố từ các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước, trên website, sách, tạp chí, các tài liệu đã công bố tại tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thống kê tỉnh và UBND các huyện, thành phố và các báo cáo liên quan khác. Ngoài ra tôi còn kế thừa các tài liệu từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phòng Thống kê huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của huyện. Đây là các số liệu bổ sung thực sự cần thiết và hữu ích, đảm bảo đầy đủ dữ liệu cho các bước phân tích tiếp theo.
2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Tiến hành điều tra tại 3 địa điểm đại diện cho địa bàn nghiên cứu đó là: xã Yên Ninh; xã Động Đạt và xã Phú Đô là những vùng có truyền thống sản xuất cây dược liệu lâu đời và diện tích trồng cây dược liệu lớn của huyện Phú Lương. Trong đó, tiến hành điều tra trên phạm vi 60 hộ trong đó: Xã Yên Ninh 20 hộ, xã Động Đạt 20 hộ và xã Phú Đô 20 hộ.
Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng cây dược liệu tại các xã tiến hành điều tra về các thông tin liên quan đến việc trồng cây dược liệu như: diện tích trồng của từng hộ, số lao động của từng hộ, số lao động chính - phụ của hộ, loại cây dược liệu đang trồng của hộ, mức đầu tư vốn và kết quả thu được của từng hộ thông qua các năm… điều tra cán bộ chính quyền cơ sở, kết hợp khảo sát thực địa.
Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu tôi tiến hành điều tra chọn mẫu điển hình theo tỷ lệ, tức là chọn số hộ sản xuất cây dược liệu trong xã so với tổng số hộ trồng cây dược liệu trong huyện, trong xã các hộ được chọn điều tra theo tỷ lệ giữa các mức đầu tư.
Nhóm II (trung bình): vốn từ 15 - 30 triệu đồng, sử dụng ít lao động thuê. Nhóm III (thấp): vốn có dưới 15 triệu đồng, không sử dụng lao động thuê.
Bảng 2.1: Nội dung điều tra thu thập thông tin ở 3 địa điểm đại diện địa bàn Thông tin
cần thu thập
Đối tượng cung cấp
thông tin Phương pháp thu thập
Thông tin về diện tích, sản lượng cây dược liệu của toàn huyện
Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
Th Thu thập thông tin qua các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của huyện
Thông tin về chủ hộ (Họ tên, trình độ…)
Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phiếu điều tra
Thông tin về tình hình cơ bản của hộ: diện tích đất đai, cơ cấu cây trồng, số nhân khẩu, số lao động của hộ, trang bị sản xuất…
Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi có sẵn
Tình hình đầu tư chi phí, kết quả thu được, giá cây dược liệu của các hộ, thị trường tiêu thụ…
Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu.
Thông tin về thuận lợi, khó khăn của ngành trồng cây dược liệu
Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi với các câu hỏi mở.