Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 111)

5. Bố cục của luận văn

4.3. Một số kiến nghị

Thông qua nghiên cứu đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất cây dược liệu, để phát triển sản xuất cây dược liệu đề tài đã đưa ra các giải pháp:

Một là, quy hoạch phát triển sản xuất cây dược liệu tập trung với quy mô lớn ở các xã như Yên Ninh, Yên Trạch và Yên Đổ. Từng bước nâng cao diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và giá trị sản phẩm dược liệu trên địa bàn huyện. Đề nghị các cơ quan chuyên môn trên địa bàn huyện cần tiếp tục tăng cường phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở; phối hợp chặt chẽ với địa phương, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho nông dân về lịch, thời vụ; áp dụng những tiến bộ KHKT; các bước qui trình, biện pháp kỹ thuật trong sản xuất cây dược liệu, góp phần đạt năng suất, chất lượng cao.

Hai là, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng bằng việc xây dựng và cải tạo hệ thống giao thông từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ; các tuyến đường giao thông trọng điểm, giao thông liên thôn, liên xã, cải tạo hệ thống thủy lợi, thông tin liên lạc. Xây dựng cơ sở chế biến thu gom sản phẩm ngay tại nơi sản xuất giảm thiểu chi phí vận chuyển.

Ba là, chính sách vay vốn tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân; cần quản lý tốt công tác cho vay và sử dụng vốn vay. Sử dụng có hiệu quả và hợp lý vốn vay phục vụ cho phát triển sản xuất.

Bốn là, tăng cường đầu tư về tiến bộ KHKT, nhất là công tác chuyển giao KHKT đến người sản xuất thông qua tuyên truyền, tập huấn. Đối với người lao động cần luôn luôn tích cực học hỏi kinh nghiệm, nắm bắt và thực hiện tốt quy trình sản xuất nhằm tạo ra nhiều sản lượng mà luôn luôn đảm bảo chất lượng tốt, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật do các cấp chính quyền tổ chức.

Năm là, thị trường tiêu thụ sản phẩm: Thành lập tổ hợp tác thu mua sản phẩm, kêu gọi đầu tư từ cá nhân, doanh nghiệp xây dựng nhà máy thu mua, chế biến sản phẩm trên địa bàn. Có chính sách khuyến khích về sản xuất và tiêu như quảng bá các sản phẩm có nguồn gốc từ cây dược liệu ra thị trường trong và ngoài nước để đảm bảo đầu ra ổn định cho các sản phẩm hàng hóa tập trung của huyện.

KẾT LUẬN

Cây dược liệu là loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Phát triển sản xuất cây dược liệu là vừa tăng số hộ, vừa tăng diện tích trồng cây dược liệu, vừa nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Việc phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn Huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên là một trong những hướng đi có triển vọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân tại huyện Phú Lương. Qua quá trình nghiên cứu phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương chúng tôi có được những kết luận sau:

Phú Lương là huyện có điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển sản xuất cây dược liệu. Các sản phẩm có nguồn gốc từ cây dược liệu được sử dụng ngày càng rộng rãi và được ưa chuộng… nên cây dược liệu đã và đang được xác định là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, là cây trồng chủ lực được huyện quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất, tăng số hộ trồng và tiến tới sản xuất tập trung quy mô lớn. Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường trong sản xuất cây dược liệu của hộ nông dân được thể hiện rõ rệt.

Trong 3 năm vừa qua, diện tích, năng suất và sản lượng cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương liên tục tăng. Tuy nhiên, diện tích sản xuất cây dược liệu trên địa bàn hiện nay phân bố không đều, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa hình thành vùng chuyên canh hàng hóa dẫn tới thị trường tiêu thụ chưa ổn định, chưa có bảo quản chế biến do chưa có công nghệ cao trong chế biến sản phẩm. Vì cây dược liệu là cây trồng mới được trồng phổ biến trong một số năm gần đây nên đòi hỏi người sản xuất phải có kinh nghiệm, trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật.

Nghiên cứu cũng chỉ ra phát triển sản xuất cây dược liệu của người dân không đồng đều phụ thuộc vào 6 yếu tố ảnh hưởng đó là điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế xã hội, khoa học công nghệ, chính sách, thị trường. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển

sản xuất cây dược liệu. Trình độ dân trí của các hộ dân trồng cây dược liệu còn thấp, khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật không cao. Về khoa học công nghệ: chưa chú trọng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến. Về chính sách của nhà nước còn chậm và chưa kịp thời. Về thị trường tiêu thụ: Đã có sự tham gia của doanh nghiệp tuy nhiên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, phần lớn sản phẩm vẫn được tư thương thu gom nên vẫn có tình trạng việc ép giá vẫn xảy ra tại nơi mua bán sản phẩm.

Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện các mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân.Vận dụng các cơ chế, chính sách của nhà nước đã ban hành như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đất đai, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, khuyến nông, chính sách VietGap, chương trình nông thôn mới…để mở rộng mô hình nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.

- Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật đã được khẳng định trong thực hiện mô hình. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật để nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho người dân tham gia mô hình. Đẩy mạnh phát triển mối liên kết giữa 4 nhà trong việc thực hiện mô hình trong đó vai trò của doanh nghiệp là rất quan trọng trong việc tham gia cung ứng vật tư đầu vào, chỉ đạo sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.

Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết để đánh giá kết quả đạt được và rút ra bài học kinh nghiệm trong việc chỉ đạo, triển khai xây dựng mô hình ở thời gian tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Võ Văn Chi (1999), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học. 2. Lê Trần Đức (1997), Cây thuốc Việt Nam, NXB Nông nghiệp.

3. Ngô Đình Giao (1995), Kinh tế học vi mô, NXB giáo dục, Hà Nội, Đề án “Phát triển công nghiệp Dược và xây dựng mô hình cung ứng thuốc Việt Nam, giai đoạn 2007 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”

4. Ngô Thế Hoàn (2012), Nghiên cứu một số giải pháp chủ yếu tạo việc làm cho thanh niên nông thôn huyện Phú Lương - tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.

5. Lã Đình Mới (2001), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập I, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phan Công Nghiệp (2002), Giáo trình Thống kê kinh tế, Tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Phạm Anh Ngọc (2008), Phát triển kinh tế hộ nông dân ở huyện Phú Lương trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.

8. Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương (2016), Quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung huyện Phú Lương đến năm 2020, Thái Nguyên. 9. Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày 30/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

10. Trần Chí Thiện (2013), Giáo trình Nguyên lý thống kê, NXB Thống kê, Hà Nội.

11. Hoàng Thị Thu Trang (2014), Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ cây dược liệu tại Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, trường ĐH kinh tế & QTKD Thái Nguyên.

12. Viện Dược Liệu (2006), Nghiên cứu phát triển Dược liệu và Đông dược ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 747 trang.

PHỤ LỤC Phụ lục 1:

PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU PHIẾU ĐIỀU TRA HỘ

Số phiếu :... Ngày :...

Điều tra viên: Phó Thị Trang Quỳnh

I. Thông tin chung của nông hộ

1. Họ và tên người được phỏng vấn : ………. 2. Giới tính: Nam Nữ 3. Tuổi:………….. 4. Trình độ học vấn:…………..……. 5. Dân tộc:……… 6. Tổng số nhân khẩu:……….(người) 7. Số lao động chính:………... (người) 8. Địa chỉ: Xóm………..………….…….Xã………, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

9. Số điện thoại :……….. Di động : ……….

II. Thông tin chi tiết về trồng cây Dược liệu

1. Tổng diện tích đất sản xuất của gia đình?

Loại đất Diện tích (Sào - m2) 1. Đất trồng cây Dược liệu

-Của xã -Của nhà máy -Của gia đình 2. Đất chăn nuôi 3. Đất lâm nghiệp 4. Đất khác

2. Gia đình trồng cây Dược liệu từ năm nào?

………..

3.Giống cây Dược liệu đang trồng của gia đình : ………. ………..

4. Năng suất bình quân sản xuất cây Dược liệu qua các năm của gia đình.

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm

2015 Năm 2016 Năng suất bình quân (tạ/sào)

5. Sản lượng bình quân của nhóm hộ tính theo diện tích

Diễn giải Tính chung Nhóm hộ trồng cây dược liệu <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

Số cây BQ 1 hộ

Xã Yên Ninh Xã Động Đạt Xã Phú Đô

6. Gia đình tự trồng cây Dược liệu hay có sự hỗ trợ từ bên ngoài?

……… Cơ quan nào hỗ trợ (nếu có)……… ………..

7. Gia đình mua giống ở đâu ………..

8. Các khoản chi phí cho sản xuất cây Dược liệu:

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Giá thành

Giống Kg

Phân đạm Kg

Phân lân Kg

Phân kali Kg

Phân vi sinh Kg Thuốc trừ sâu 1000đ

Thuỷ lợi 1000đ

Chi phí khác 1000đ

9. Các khoản chi phí cho lao động trong khi trồng cây Dược liệu

Chỉ tiêu Số lượng công Công/ m2 Thành tiền (đồng)

Làm đất

Đào hố, bỏ phân trồng cây Chăm sóc

Phòng trừ sâu bệnh Đốn cây

Thu hái Chi phí khác

10. Ông (Bà) thu hái cây Dược liệu bằng phương pháp nào?

Thủ công  Sử dụng máy móc 

11. Ông (Bà) có áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất không?

Có  Không 

12. Gia đình sử dụng công cụ nào vào chế biến câyDược liệu

……… …….………

13. Gia đình có được tập huấn kỹ thuật không?

Có  Không 

14. Sau các buổi tập huấn gia đình có nắm kỹ thuật như thế nào?

 Nắm chắc kỹ thuật  Nắm được kỹ thuật

 Nắm chưa chắc kỹ thuật  Không rõ

15. Mức độ áp dụng kỹ thuật vào thực tế của gia đình như thế nào?

Áp dụng hoàn toàn………… Áp dụng một phần………… Không áp dụng……….

16. Gia đình có được hỗ trợ gì trong quá trình trồng cây Dược liệu

Vốn ………. ………….. Phân bón………

Giống……….. Không được hỗ trợ gì………….

Kỹ thuật……….

17. Ông (Bà) có thiếu vốn sản xuất không?

Có  Không 

18. Ông (Bà) bán cây Dược liệu cho ai?

STT Nội dung Số lượng (kg) Ghi chú

1 Nhà máy chế biến 2 Người thu gom 3 Người bán buôn 4 Người bán lẻ 5 Khác

19. Những nguồn cung cấp thông tin thị trường cho gia đình là?

STT Nguồn thông tin Không Ít Nhiều

1 Thương nhân 2 Chủ cơ sở chế biến 3 Nông dân

5 Sách, báo, tạp chí 6 Tivi/ đài

7 Internet 8 Khác

20. Doanh thu và lợi nhuận tính bình quân trên 1ha cây Dược liệu?

Năm

Sản lượng (kg) (Cây Dược liệu

khô)

Giá bán (đ/kg) (Cây Dược liệu khô) Doanh thu (đ) Lợi nhuận (đ) 2014 2015 2016

21. Cây Dược liệu của gia đình thường gặp phải những loại sâu bệnh nào và biệnpháp xử lý?

STT Sâu bệnh Biện pháp xử lý Ghi chú

1 Rầy xanh 2 Bọ cánh tơ 3 Nhện đỏ 4 Bọ xít muỗi 5 Bệnh phồng lá 6 Bệnh đốm nâu 7 Bệnh Khác

22. Trong quá trình sản xuất cây Dược liệu ông/ bà gặp phải những khó khăn nào?

STT Khó khăn Ghi chú

1. Thiếu giống 2. Đất sản xuất ít

3. Đât nghèo dinh dưỡng, đất dốc 4. Thiếu nước

5. Không đủ phân bón 6. Thiếu lao động 7. Thời tiết khắc nghiệt 8. Thiếu vốn

9. Giao thông đi lại khó khăn 10. Thiếu kỹ thuật

11. Chính sách hỗ trợ người dân chưa nhiều 12. Sâu bệnh

23. Gia đình thấy hiệu quả kinh tế thu được từ cây dược liệu so với các loại cây trồng khác như thế nào:... ………

24. Xin hãy cho biết kế hoạch sản xuất cây Dược liệu của gia đình trong những năm tới như thế nào?

STT Nội dung Diện tích (m2)

1 Giữ nguyên diện tích 2 Mở rộng diện tích 3 Giảm diện tích

4 Trồng thêm giống mới

25. Ông (Bà) có đề xuất kiến nghị gì với chính quyền địa phương để phát triển sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm và nâng cao hiệu quả cây Dược liệu?

……….

………

………

………

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 99 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)