Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 82)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Về phát triển kinh tế của huyện Phú Lương chủ yếu là phát triển Nông- Lâm nghiệp. Công nghiệp, Dịch vụ chưa phát triển. Tăng trưởng kinh tế của huyện vượt mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện đề ra 14,4 % (thời kỳ 2001-2005 là 8-10%), đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể.

Cơ cấu kinh tế có sự chuyến biến rõ rệt và đúng hướng, tăng dần công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm nông, lâm, thủy sản. Tuy vậy giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện vẫn tăng qua các năm. Trong đó cụ thể là ngành trồng trọt tăng từ năm 2014-2016 là 39.600 triệu đồng tương đương tăng 109%.

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 là

- Phấn đấu đưa mức GDP bình quân đầu người năm 2020 của Huyện cao hơn so với mức trung bình của Tỉnh. Tập trung khai thác tốt các tiềm năng, thế mạnh của địa phương, huy động nội lực, xây dựng cơ chế thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào địa phương, phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH, thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hoá, tăng cường hợp tác kinh tế, gắn thị trường của địa phương với thị trường trong và ngoài nước.

- Phấn đấu huyện Phú Lương có cơ cấu kinh tế tăng trưởng cao, hiệu quả với các sản phẩm hàng hoá chủ lực cả trong công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp, nền kinh tế đủ khả năng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khai thác một cách có hiệu quả các quan hệ kinh tế đối ngoại.

- Đẩy mạnh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ, phấn đấu giai đoạn 2011 - 2020 cơ cấu kinh tế là Công nghiệp, TTCN, xây dựng - Thương mại, dịch vụ - Nông lâm thuỷ sản. Tạo điều kiện cơ bản để sau năm 2010 kinh tế của huyện sẽ phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ.

- Phát triển kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, kết hợp chặt chẽ với phát triển văn hoá, giữ vững quốc phòng an ninh, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

- Nâng cấp một bước hệ thống kết cấu hạ tầng. Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ; có bước đi phù hợp trong việc kết hợp cơ khí hoá, hiện đại

hoá với công nghệ thông tin và công nghệ sinh học nhằm cải thiện đáng kể trình độ công nghệ trong nền kinh tế.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã, đến năm 2020 có 70% số xã trên địa bàn đạt tiêu chí nông thôn mới.

Bảng 3.17: Giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phân theo thành phần kinh tế và ngành kinh tế

(ĐVT : Triệu đồng)

2014 2015 2016

TỔNG SỐ 877.266 932.902 1.048.993

I. Phân theo khu vực KTế 877.266 932.902 1.048.993

1. Kinh tế Quốc doanh 2. Kinh tế Ngoài quốc doanh - Khối HTX, doanh nghiệp

- Khối cá thể 877.266 932.902 1.048.993

II. Phân theo ngành kinh tế 877.266 932.902 1.048.993

1. Trồng trọt 463.400 485.673 503.000

1.1. Cây lương thực có hạt 190.947 200.125 212701 Lúa 166.473 174.474 186.851

Ngô 24.474 25.650 25.850 1.2. Cây chất bột có củ 9.758 10.227 9.148 1.3. Cây rau, đậu và gia vị 58.871 61.701 68.658 1.4. Cây công nghiệp hàng năm 5.820 6.100 6058 1.5. Cây dược liệu 28 29 46 1.6. Cây lâu năm 195.813 205.225 206.389 Cây chè 152.436 159.763 166.270 Cây ăn quả 42.309 44.343 38.955 Cây lâu năm khác 0 0

1.7. Sản phẩm phụ 1.067 1.118 1.164

2. Chăn nuôi 314.042 336.697 431.727

2.1. Gia súc 195.791 209.915 227173 2.2. Gia cầm 107.584 115.345 192.244 2.3. Chăn nuôi khác 6.845 7.339 6.990 2.4. SP không qua giết thịt

2.5. Sản phẩm phụ 3.823 4.099 5.320

3. Dịch vụ phục vụ trồng trọt và chăn nuôi 99.824 110.532 114.267

- Dân số, lao động.

Qua điều tra cho thấy, ở quy mô sản xuất khác nhau thì số nhân khẩu và số lao động khác nhau, chúng đều có xu hướng tăng lên theo quy mô sản xuất. Các hộ có quy mô sản xuất lớn hơn 0,3 ha có số nhân khẩu trung bình là gần 7 người/hộ nên số lao động cũng lớn là 5 người/hộ. Thấp nhất là ở các hộ có quy mô sản xuất cây dược liệu nhỏ hơn 0,1 ha với số nhân khẩu bình quân là gần 4 người/hộ và số lao động là 2 người/hộ. Nguyên nhân là do càng có diện tích sản xuất lớn càng cần nhiều lao động, nguồn lao động các hộ gia đình sử dụng chủ yếu là lao động tự có, các gia đình tận dụng nguồn nhân lực sẵn có vào sản xuất trong khi giá thuê nhân công cao. Số hộ dân là dân tộc thiểu số và tỷ lệ hộ có chủ hộ là nữ có xu hướng giảm dần theo quy mô sản xuất. Tầm nhìn, mức độ hiểu biết của người dân tộc thiểu số và nữ giới thường nhỏ hơn, sự mạnh dạn trong đầu tư mở rộng sản xuất vì thế cũng hạn chế hơn. Lao động huyện Phú Lương đa số là lao động nông nghiệp, phần lớn có tính cần cù, chịu khó của người nông dân rất thích hợp khi sản xuất, họ thường sản xuất theo phong trào nếu họ nhận thấy lợi ích của việc sản xuất cây trồng.

Đồ thị 3.1. Dân số, lao động tại 3 xã điều tra

- Vốn đầu tư

Trồng cây dược liệu lượng vốn bỏ ra ban đầu tương đối lớn so với sản xuất nông nghiệp, nhiều công lao động, ít hoặc không có sâu bệnh hại, thời gian thu hoạch lâu, thường cây dược liệu có thể cho thu hoạch 1 lần hoặc lâu dài từ 3-5 năm và cho năng suất cao.

Đồ thị 3.2. Tỷ lệ vay vốn ở các hộ điều tra

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Qua điều tra cho thấy, ở các quy mô sản xuất khác nhau thì cũng có sự chênh lệch lớn về vốn đầu tư. Càng mở rộng đầu tư, vốn cho đầu vào như giống, phân bón, công chăm sóc... càng lớn. Ở các hộ có diện tích sản xuất cây dược liệu lớn hơn 0,3 ha vốn đầu tư bình quân 1 hộ là 34,75 triệu đồng/hộ. Thấp nhất ở các hộ có diện tích sản cây dược liệu nhỏ hơn 0,1 ha thì vốn đầu tư cho sản xuất bình quân là 12,65 triệu đồng/hộ. Chi phí sản xuất thường lớn ở giai đoạn đầu và ít ở những năm sau khi cây dược liệu đã đi vào phát triển ổn định. Do số vốn bỏ ra ban đầu lớn nên cũng là một trong những nguyên nhân gây kìm hãm đến sự phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn. Do vậy để có thể thúc đẩy phát triển sản xuất cây dược liệu trên quy mô lớn rất cần sự hỗ trợ vốn cho các hộ trong giai đoạn đầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)