Sự phát triển về năng suất, sản lượng cây dược liệu ở các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)

5. Bố cục của luận văn

3.2.6. Sự phát triển về năng suất, sản lượng cây dược liệu ở các hộ

Sản lượng cây dược liệu bình quân 1 hộ cao nhất là 3,81 tấn ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha và thấp nhất là 0,43 tấn ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha. Tại xã Yên

Ninh, sản lượng cây dược liệu chung cho cả 3 nhóm hộ là 2,03 tấn, cao nhất là 3,56 tấn ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha, thấp nhất là 0,32 tấn ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha. Tại xã Động Đạt sản lượng cây dược liệu bình quân 1 hộ lớn nhất là 3,75 tấn ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha, thấp nhất là 0,48 tấn ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha, tính chung cho cả 3 nhóm hộ là 2,12 tấn. Ở Xã Phú Đô sản lượng cây dược liệu bình quân 1 hộ lớn nhất là 4,12 tấn ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha, thấp nhất là 0,51 ha ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha. Sản lượng cây dược liệu cao hay thấp có tỷ lệ thuận khu vực trồng cây dược liệu, khu vực trung tâm các hộ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất bình quân trên 1 đơn vị diện tích cao hơn và ngược lại.

Bảng 3.12: Sản lượng cây dược liệu của các hộ tại 3 xã điều tra

ĐVT: tấn/hộ

Diễn giải Tính chung <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

Sản lượng BQ 1 hộ 2,21 0,43 2,41 3,81

Xã Yên Ninh 2,03 0,32 2,23 3, 56

Xã Động Đạt 2,12 0,48 2,15 3,75

Xã Phú Đô 2,50 0,51 2,87 4,12

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Năng suất cây dược liệu bình quân chung cho các hộ khác nhau đạt 8,71 tấn/ha, trong đó xã Yên Ninh là 8,03 tấn/ha, xã Động Đạt là 8,30 tấn/ha, Xã Phú Đô là 9,71 tấn/ha. Theo quy mô sản xuất của hộ thì hộ có diện tích sản xuất nhỏ hơn 0,1 ha năng suất đạt 8,66 tấn/ha; hộ có diện tích từ 0,1-0,3 ha đạt 8,65 tấn/ha và hộ có diện tích lớn hơn 0,3 ha đạt 8,83 tấn/ha. Qua đây cho thấy, tại các địa bàn có quy mô vừa và nhỏ dễ chăm sóc, dễ đầu tư, đất đai nếu thích hợp thì sẽ đạt năng suất cao hơn so với những hộ trồng với quy mô lớn nhưng chăm sóc không hết nên sản lượng thu được không đều. Địa điểm trồng gần khu vực trung tâm cũng được các hộ đầu tư hơn về kỹ thuật nên sản lượng thu được cao hơn. Khuyến cáo, nếu không có khả năng đầu tư và chăm sóc thì các

hộ chỉ nên sản xuất ở mức quy mô nhỏ và vừa, cần tuân thủ các quy trình kỹ thuật, không trồng tự phát để thu được năng suất cao.

Bảng 3.13: Năng suất cây dược liệu của các hộ tại 3 xã điều tra

ĐVT: tấn/ha

Diễn giải chung <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

Sản lượng BQ 1 ha 8,71 8,66 8,65 8,83

Xã Yên Ninh 8,03 7,92 8,15 8,03

Xã Động Đạt 8,30 8,21 8,05 8,63

Xã Phú Đô 9,71 9,86 9,75 9,84

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)