5. Bố cục của luận văn
3.4.1. Điều kiện tự nhiên
Cây dược liệu cũng là một loại cây trồng do đó nó chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố tự nhiên. Sản xuất cây dược liệu có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng của 5 yếu tố sinh thái là đất, nước, khí hậu, độ ẩm, sinh vật. Nó tác động trực tiếp tới sự tồn tại phát triển và năng suất của cây dược liệu. Huyện Phú Lương có dạng địa hình là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.
Phú Lương nằm trong khu vực mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt, mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa lạnh (ít mưa) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Biên độ nhiệt ngày khá cao, từ 7,0 - 7,30C. Tổng tích ôn trong năm đạt khoảng 8.000 - 8.5000C. Nhiệt độ trung bình năm đạt 22,5 - 230C, số giờ nắng trong năm khoảng 1.620 giờ, mưa thường tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa trong thời gian này đạt 1.471 mm, chiếm khoảng 85% tổng lượng mưa cả năm. Thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau ở tất cả các khu vực lượng bốc hơi lớn hơn lượng mưa, gây nên tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.
Tài nguyên đất của Phú Lương khá đa dạng, Phần lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp.
Cây trồng nói chung và cây dược liệu nói riêng cần được cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển để có thể sinh trưởng và cho năng suất cao. Do đặc điểm địa hình là một huyện vùng cao có địa hình núi cao chia cắt mạnh tại các vùng trồng cây dược liệu nên khả năng cung cấp nước tưới chủ yếu dựa vào lượng mưa tự nhiên một phần nhỏ được lấy từ các khe suối nhỏ hoặc kenh rạch cấp nước cho hoa màu. Tỷ lệ diện tích chủ động được nguồn nước tưới còn rất thấp chỉ chiếm 8% diện tích trồng, đây cũng là vấn đề còn tồn tại trong phát triển sản xuất cần định hướng đầu tư trong tương lai. Khả năng tiêu nước khá tốt do địa hình dốc hoặc dạng ruộng bậc thang nên nước dễ thoát tự nhiên.
Qua nghiên cứu cho thấy nhìn chung cây dược liệu thường là những loại cây dễ trồng, và chăm sóc, ít gặp sâu bệnh hại, nếu có gặp cũng thấp hơn so với các loại cây trồng truyền thống khác. Khi sản xuất các hộ dân cũng được tập huấn cơ bản về việc phòng trừ Tình hình chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, thường công tác phòng là chủ yếu, sâu bệnh hại được phát hiện sớm các loại bệnh như nấm thối gốc, lá… để tiêu hủy tránh tình trạng lây lan. Các loại sâu bệnh hại như rệp, nhện đỏ… thường được xử lý bằng việc phun thuốc bảo vệ thực vật theo sự tư vấn của các cửa hàng kinh doanh thuốc trên địa bàn. Khảo sát cũng cho thấy các hộ hiện nay chưa áp dụng sử dụng các sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học , biện pháp phòng trừ tổng hợp.
Về sử dụng phân bón đa số các hộ sản xuất đều chủ động sử dụng các nguồn phân tự nhiên từ chuồng trại cung cấp cho cây, phân chuồng chủ yếu được sử dụng để bón lón cho cây trước khi trồng. Trong quá trình sinh trưởng của cây có bổ sung thêm các loại phân hóa học trong đó NPK tổng hợp và phân đạm được dùng nhiều, số lượng, định lượng bón được đánh giá theo cảm quan và kinh nghiệm sản xuất là chính. Các loại phân vi sinh thường ít được sử dụng do chi phí đầu tư cao. Phân bón thường do các đại lý trong huyện cung cấp theo hình thức quy đổi trả sản phẩm sau thu hoạch, hoặc thông qua hỗ trợ của phòng nông nghiệp huyện.
Nhìn chung, Phú Lương có khí hậu tương đối thuận lợi cho việc phát triển một hệ sinh thái đa dạng, thuận lợi cho phát triển ngành nông, lâm nghiệp nói chung và việc trồng rừng nói riêng.Có tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp, trong đó diện tích đất lâm nghiệp còn nhiều, tầng đất dầy, độ dốc trung bình, đáp ứng được nhu cầu phát triển trồng các loại cây dược liệu.