Bài học và kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Bài học và kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc phát triển

mạnh như cây atisô mang lại nguồn thu 120 triệu đồng/ha, cây đương quy 240 triệu đồng/ha… Hiện toàn huyện có trên 50 ha cây dược liệu các loại, tăng gấp 4 lần năm 2005, trong đó diện tích cây atisô chiếm trên 50% ha, còn lại là các loại cây khác. Với hiệu quả kinh tế mang lại, huyện phấn đấu đến năm 2015 có gần 100 ha cây dược liệu.

1.3. Bài học và kinh nghiệm cho huyện Phú Lương trong việc phát triển cây dược liệu cây dược liệu

- Phát triển sản xuất cây dược liệu là sự gia tăng về diện tích, sản lượng, số hộ trồng, chất lượng và đầu tư khoa học công nghệ tiên tiến để sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường sinh thái.

- Cây dược liệu là loại cây cùng một lúc có thể đạt được ba mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường. Phát triển trồng cây dược liệu đem lại lợi ích kinh tế cao cho các hộ nông dân huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên,tuy nhiên cây dược liệu vẫn chưa được chú trọng trồng đúng mức.

- Phát triển cây dược liệu phụ thuộc vào một số yếu tố như điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, chính sách, điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, thị trường tiêu thụ trong đó quan trọng nhất là quy trình kỹ thuật chăm sóc, thị trường tiêu thụ.

- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thúc đẩy phát triển sản xuất cây dược liệu ở Việt Nam nhưng mới đi sâu về nghiên cứu kỹ thuật trồng, đặc điểm sinh học và dược tính của cây dược liệu. Ngoài ra cũng có một số nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, bảo tồn, sơ chế và sử dụng ở các mức độ khác nhau. Các nghiên cứu này là cơ sở khoa học quan trọng cho công tác gây trồng và phát triển cây dược liệu trên thế giới và ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu về phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện Phú Lương. Vì vậy, việc nghiên cứu phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên là cần thiết, có ý nghĩa cả khoa học và thực tiễn sản xuất.

- Một vài năm gần đây cùng với chính phủ chính, quyền địa phương tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Lương nói riêng đã có các chính sách chú trọng hơn việc phát triển sản xuất cây dược liệu, hỗ trợ các hộ dân quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, xây dựng chỉ dẫn địa lý sản phẩm, kết hợp quảng bá sản xuất dược liệu với thương mại du lịch giúp phát triển thị trường tiêu thụ giúp các hộ nông dân yên tâm sản xuất.

- Nhiều chính sách cho vay vốn và hỗ trợ đào tạo, tập huấn kỹ thuật được chính quyền địa phương đưa ra rất hấp dẫn và ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân trồng và phát triển sản xuất cây dược liệu.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Để giải quyết được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung vào việc trả lời một số các câu hỏi chính sau:

- Tại sao cần phải nghiên cứu phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên? Thực trạng phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên?

- Để thúc đẩy phát triển sản xuất cây dược liệu tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn địa điểm nghiên cứu là vấn đề hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng khách quan tới kết quả phân tích, mang tính đại diện cho toàn bộ địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên do số lượng các hộ dân hoạt động sản xuất cây dược liệu tập trung ở 3 xã Yên Ninh, Động Đạt, Phú Đô nên tác giả tiến hành điều tra trên địa bàn 3 xã Yên Ninh, Động Đạt, Phú Đô.

2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

2.2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp giúp làm rõ hơn cơ sở lý luận và các hướng nghiên cứu cũng như các công trình nghiên cứu đã thực hiện ở khu vực nghiên cứu. Việc phân tích và tổng hợp, tổng luận các tài liệu và các công trình nghiên cứu trước đó mang lại một số lợi ích cơ bản: giúp tránh sự trùng lặp trong nghiên cứu; thừa kế các kết quả nghiên cứu trước đó; biết được các thiếu sót của các nghiên cứu trước đó và định hướng được các nghiên cứu ở mức độ phát triển cao hơn.

Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình hoạt động sản xuất cây dược liệu của các hộ dân trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên và các thông tin được công bố từ các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước, trên website, sách, tạp chí, các tài liệu đã công bố tại tỉnh Thái Nguyên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Cục Thống kê tỉnh và UBND các huyện, thành phố và các báo cáo liên quan khác. Ngoài ra tôi còn kế thừa các tài liệu từ phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và phòng Thống kê huyện, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của huyện. Đây là các số liệu bổ sung thực sự cần thiết và hữu ích, đảm bảo đầy đủ dữ liệu cho các bước phân tích tiếp theo.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Tiến hành điều tra tại 3 địa điểm đại diện cho địa bàn nghiên cứu đó là: xã Yên Ninh; xã Động Đạt và xã Phú Đô là những vùng có truyền thống sản xuất cây dược liệu lâu đời và diện tích trồng cây dược liệu lớn của huyện Phú Lương. Trong đó, tiến hành điều tra trên phạm vi 60 hộ trong đó: Xã Yên Ninh 20 hộ, xã Động Đạt 20 hộ và xã Phú Đô 20 hộ.

Phương pháp điều tra: Phỏng vấn trực tiếp các hộ trồng cây dược liệu tại các xã tiến hành điều tra về các thông tin liên quan đến việc trồng cây dược liệu như: diện tích trồng của từng hộ, số lao động của từng hộ, số lao động chính - phụ của hộ, loại cây dược liệu đang trồng của hộ, mức đầu tư vốn và kết quả thu được của từng hộ thông qua các năm… điều tra cán bộ chính quyền cơ sở, kết hợp khảo sát thực địa.

Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình chọn mẫu tôi tiến hành điều tra chọn mẫu điển hình theo tỷ lệ, tức là chọn số hộ sản xuất cây dược liệu trong xã so với tổng số hộ trồng cây dược liệu trong huyện, trong xã các hộ được chọn điều tra theo tỷ lệ giữa các mức đầu tư.

Nhóm II (trung bình): vốn từ 15 - 30 triệu đồng, sử dụng ít lao động thuê. Nhóm III (thấp): vốn có dưới 15 triệu đồng, không sử dụng lao động thuê.

Bảng 2.1: Nội dung điều tra thu thập thông tin ở 3 địa điểm đại diện địa bàn Thông tin

cần thu thập

Đối tượng cung cấp

thông tin Phương pháp thu thập

Thông tin về diện tích, sản lượng cây dược liệu của toàn huyện

Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Th Thu thập thông tin qua các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của huyện

Thông tin về chủ hộ (Họ tên, trình độ…)

Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phiếu điều tra

Thông tin về tình hình cơ bản của hộ: diện tích đất đai, cơ cấu cây trồng, số nhân khẩu, số lao động của hộ, trang bị sản xuất…

Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi có sẵn

Tình hình đầu tư chi phí, kết quả thu được, giá cây dược liệu của các hộ, thị trường tiêu thụ…

Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn sâu.

Thông tin về thuận lợi, khó khăn của ngành trồng cây dược liệu

Hộ trồng cây dược liệu Điều tra bằng phương pháp phỏng vấn qua bảng hỏi với các câu hỏi mở.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin

Các dữ liệu thu thập được tác giả tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài bằng cách thiết lập các bảng thống kê, sơ đồ, đồ thị thống kê.

2.2.4. Phương pháp xứ lý và phân tích số liệu * Phương pháp xử lý số liệu * Phương pháp xử lý số liệu

- Đối với tài liệu thứ cấp: Trên cơ sở tài liệu thu thập được tiến hành hoàn thiện sắp xếp lại, phân loại, chọn lọc và tổng hợp sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp: Sau khi thu thập sẽ sử dụng phần mềm Exel trên máy để tính toán và tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

* Phương pháp phân tích số liệu

- Phân tổ thống kê: Phương pháp này chủ yếu phân loại tài liệu, tổng hợp kết quả điều tra phỏng vấn. Các tiêu thức sử dụng phân tổ dựa vào tính chất, nội dung mỗi loại tài liệu và yêu cầu cung cấp, trích rút thông tin phục vụ từng mục tiêu cụ thể của đề tài.

- Thống kê mô tả: Vận dụng nhằm thể hiện cơ cấu, xu hướng biến đổi và phát triển của sản xuất cây dược liệu so với cây trồng khác. Sử dụng phương pháp thống kê như số bình quân, đồ thị, hình để tính toán các chỉ tiêu, kết quả nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích so sánh: Phân tích số liệu, so sánh diện tích sản xuất và chủng loại cây dược liệu trong địa phương với các huyện lân cận và các huyện trong tỉnh để thấy được tốc độ và tiềm năng phát triển sản xuất cây dược liệu đặc trưng của huyện.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT để thực hiện nghiên cứu sử dụng ma trận SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản xuất cây dược liệu ở huyện.

2.2.5. Phương pháp chọn mẫu điều tra

Điều tra chọn mẫu là một loại điều tra không toàn bộ trong đó tác giả chỉ chọn ra một số đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu để tiến hành điều tra thực tế. Các đơn vị này được chọn theo những quy tắc nhất định để đảm bảo tính đại biểu. Kết quả của điều tra chọn mẫu được dùng để suy rộng cho tổng thể chung.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện, khả năng phát triển sản xuất

- Diện tích đất canh tác (Ha).

- Diện tích trồng cây dược liệu. (Ha) và tỷ lệ % so với tổng diện tích đất canh tác của huyện

2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất cây dược liệu

- Diện tích (Ha) và tốc độ tăng giảm diện tích cây dược liệu (%). - Số hộ (Hộ) và tốc độ tăng giảm số hộ trồng cây dược liệu (%). - Sản lượng (tấn) và tốc độ tăng giảm sản lượng cây dược liệu (%). - Khối lượng cây dược liệu tiêu thụ (tấn).

- Giá cây dược liệu tiêu thụ (triệu đồng).

- Số lượng các tổ chức tham gia sản xuất (DN, THT, HTX, Hộ) - Số hộ dân tham gia liên kết (Hộ)

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả

- Hiệu quả sử dụng chi phí: (GO/TC; VA/TC; MI/TC). - Hiệu quả sử dụng lao động: (VA/V; MI/V).

- Hiệu quả xã hội (tỷ lệ hộ nghèo, trình độ dân trí, an ninh…)

- Hiệu quả môi trường (mức dộ ô nhiễm, nhận thức về bảo vệ môi trường của người dân…)

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh liên kết chuỗi giá trị sản xuất cây dược liệu (liên kết ngang, liên kết dọc…)

2.3.4. Cách tính toán các chỉ tiêu trong nghiên cứu

- Các chỉ tiêu số lượng: là số tuyệt đối, chỉ số lượng hộ trồng cây dược liệu, diện tích trồng, chủng loại cây dược liệu được trồng

- Các chỉ tiêu về quy mô sản xuất, bao gồm:

 Diện tích trồng trung bình của các hộ.

 Nguồn vốn trung bình mỗi hộ.

 Năng suất bình quân mỗi hộ.

- Các chỉ tiêu về chất lượng

 Trình độ, số năm canh tác cây dược liệu.

 Thu nhập bình quân của của các hộ.

 Hiệu quả của cây dược liệu so với các cây trồng truyền thống khác.

 Các chỉ tiêu về cơ ngành:

 Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng giữa 2 thời kỳ liền nhau (tính bằng lần hoặc %)

t i = yi Hay t i = y i x100

yi-1 y i − 1

(Với i= 2,3,…,n) yi: mức độ tuyệt đối thời gian i yi-1: mức độ tuyệt đối thời gian i-1

ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1

 Giá trị sản xuất cây dược liệu (GO): Giá trị sản xuất cây dược liệu của một hộ là toàn bộ giá trị sản phẩm rễ cây dược liệu mà hộ sản xuất thu được trong một chu kỳ sản xuất

n GO = ∑Qi * Pi

i=1 Trong đó:

GO: Giá trị sản xuất cây dược liệu Qi là khối lượng sản phẩm i. Pi là đơn giá sản phẩm i.

 Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian của một hộ sản xuất cây dược liệu là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ mà hộ sản xuất đã chi ra trong một chu kỳ (thường là 3 năm) để sản xuất cây dược liệu. Cụ thể là: Trong đó:

n IC = ∑Ci * Pi

i=1

IC đối với cây dược liệu đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu và các chi phí khác.

Ci là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm i. Pi : Là đơn giá chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm i.

 Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất của một hộ sản xuất cây dược liệu là toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ và khấu hao tài sản cố định mà hộ đã chi trong 3 năm. Được tính như sau:

TC = IC + Khấu hao TSCĐ (máy móc)

Do máy móc của hộ dân trồng cây dược liệu không có giá trị cao chủ yếu là họ sử dụng các công cụ nhỏ, thô sơ nên khấu hao TSCĐ = 0

 Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm sản xuất cây dược liệu tạo ra trong 3 năm sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất. Giá trị gia tăng được tính như sau:

VA = GO – IC Trong đó:

VA: Giá trị gia tăng

GO: Giá trị sản xuất cây dược liệu IC: Chi phí sản xuất cây dược liệu

 Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập thuần túy của người sản xuất cây dược liệu trong ba năm sau khi đã trừ đi tổng chi phí trong 3 năm đó. Thu nhập hỗn hợp được tính như sau:

Trong đó:

MI : Thu nhập hỗn hợp

VA : Giá trị gia tăng sản xuất cây dược liệu

A : Chí phí khấu hao cây dược liệu (không như những cây lâu năm trồng và thu hoạch hàng năm, cây dược liệu là cây thu hoạch một lần nên không có chi phí khấu hao vườn cây, suy ra A= 0). Với A = 0 suy ra MI=VA

T : Thuế (Do sản xuất cây dược liệu được miễn thuế hưởng rất nhiều ưu đãi nên T = 0)

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 22 km, vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, 14 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên: 36.896,69 ha, trong đó đất nông nghiệp: 30.488 ha (Đất sản xuất nông nghiệp:12.333,53ha; Đất Lâm nghiệp:17.319,47ha).

Hình ảnh 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)