Cách tính toán các chỉ tiêu trong nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42)

5. Bố cục của luận văn

2.3.4. Cách tính toán các chỉ tiêu trong nghiên cứu

- Các chỉ tiêu số lượng: là số tuyệt đối, chỉ số lượng hộ trồng cây dược liệu, diện tích trồng, chủng loại cây dược liệu được trồng

- Các chỉ tiêu về quy mô sản xuất, bao gồm:

 Diện tích trồng trung bình của các hộ.

 Nguồn vốn trung bình mỗi hộ.

 Năng suất bình quân mỗi hộ.

- Các chỉ tiêu về chất lượng

 Trình độ, số năm canh tác cây dược liệu.

 Thu nhập bình quân của của các hộ.

 Hiệu quả của cây dược liệu so với các cây trồng truyền thống khác.

 Các chỉ tiêu về cơ ngành:

 Tốc độ phát triển liên hoàn (ti): Phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng giữa 2 thời kỳ liền nhau (tính bằng lần hoặc %)

t i = yi Hay t i = y i x100

yi-1 y i − 1

(Với i= 2,3,…,n) yi: mức độ tuyệt đối thời gian i yi-1: mức độ tuyệt đối thời gian i-1

ti: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i-1

 Giá trị sản xuất cây dược liệu (GO): Giá trị sản xuất cây dược liệu của một hộ là toàn bộ giá trị sản phẩm rễ cây dược liệu mà hộ sản xuất thu được trong một chu kỳ sản xuất

n GO = ∑Qi * Pi

i=1 Trong đó:

GO: Giá trị sản xuất cây dược liệu Qi là khối lượng sản phẩm i. Pi là đơn giá sản phẩm i.

 Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian của một hộ sản xuất cây dược liệu là toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất và dịch vụ mà hộ sản xuất đã chi ra trong một chu kỳ (thường là 3 năm) để sản xuất cây dược liệu. Cụ thể là: Trong đó:

n IC = ∑Ci * Pi

i=1

IC đối với cây dược liệu đó là toàn bộ chi phí về giống, chi phí vật tư, phân bón, thuốc trừ sâu và các chi phí khác.

Ci là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm i. Pi : Là đơn giá chi phí vật chất và dịch vụ sản phẩm i.

 Tổng chi phí sản xuất: Tổng chi phí sản xuất của một hộ sản xuất cây dược liệu là toàn bộ chi phí vật chất, dịch vụ và khấu hao tài sản cố định mà hộ đã chi trong 3 năm. Được tính như sau:

TC = IC + Khấu hao TSCĐ (máy móc)

Do máy móc của hộ dân trồng cây dược liệu không có giá trị cao chủ yếu là họ sử dụng các công cụ nhỏ, thô sơ nên khấu hao TSCĐ = 0

 Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm sản xuất cây dược liệu tạo ra trong 3 năm sau khi đã trừ đi chi phí sản xuất. Giá trị gia tăng được tính như sau:

VA = GO – IC Trong đó:

VA: Giá trị gia tăng

GO: Giá trị sản xuất cây dược liệu IC: Chi phí sản xuất cây dược liệu

 Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thu nhập thuần túy của người sản xuất cây dược liệu trong ba năm sau khi đã trừ đi tổng chi phí trong 3 năm đó. Thu nhập hỗn hợp được tính như sau:

Trong đó:

MI : Thu nhập hỗn hợp

VA : Giá trị gia tăng sản xuất cây dược liệu

A : Chí phí khấu hao cây dược liệu (không như những cây lâu năm trồng và thu hoạch hàng năm, cây dược liệu là cây thu hoạch một lần nên không có chi phí khấu hao vườn cây, suy ra A= 0). Với A = 0 suy ra MI=VA

T : Thuế (Do sản xuất cây dược liệu được miễn thuế hưởng rất nhiều ưu đãi nên T = 0)

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÂY DƯỢC LIỆU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyện Phú Lương

3.1.1. Vị trí địa lý

Phú Lương là một huyện miền núi, nằm ở phía Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 22 km, vị trí địa lý: phía Bắc giáp huyện Định Hóa và huyện Chợ Mới - tỉnh Bắc Kạn, Phía Đông giáp huyện Đồng Hỷ, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thành phố Thái Nguyên. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, 14 xã và 2 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên: 36.896,69 ha, trong đó đất nông nghiệp: 30.488 ha (Đất sản xuất nông nghiệp:12.333,53ha; Đất Lâm nghiệp:17.319,47ha).

Hình ảnh 3.1. Bản đồ hành chính huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

Phú Lương có dạng địa hình là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam. Độ cao giảm dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam.

Tài nguyên đất của Phú Lương khá đa dạng, Phần lớn đất đai thích hợp cho sản xuất nông lâm nghiệp

Về đất đai, ở Phú Lương có một số loại đất như sau: - Đất phù sa

- Đất dốc tụ

- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa - Đất nâu đỏ trên đá vôi

- Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch sét

- Đất đỏ nâu trên đá macma bazơ trung tính - Đất vàng nhạt phát triển trên đá

- Đất nâu vàng trên phù sa cổ

- Khí hậu và thời tiết: Khí hậu huyện Phú Lương chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Phú Lương có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ chênh lệch giữa tháng nóng nhất (tháng 6: 28,9oC) với tháng lạnh nhất (tháng 1: 15,2oC) là 13,7oC. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1300-1750 giờ, phân bố tương đối đều cho các tháng trong năm. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.

+ Độ ẩm: Độ ẩm không khí độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại độ ẩm tương đối đều cao trên 80%.

+ Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1500-2500 mm, cao nhất là vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa mưa, (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đó riêng lượng mưa tháng 8 chiếm gần 30% tổng mưa cả năm, nên thường gây ra lũ lụt. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.(Phòng nông nghiệp huyện Phú Lương, 2015)

+ Gió: Phú Lương có hai hướng gió chính và được phân bố theo hai mùa, mùa hè có gió Tây và Tây Bắc, mùa đông có gió Bắc và Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình đạt 2,2 m/s, mạnh nhất có thể lên tới 19,7 m/s. Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung là chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Mỗi lần gió mùa Đông Bắc tràn về, nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột và hay có giông đi kèm nhất là vào thời kì đầu (tháng 9-10) và cuối (tháng 4- 5). Tuy nhiên do có hệ thống núi cánh cung Bắc Sơn và Ngân Sơn che chắn nên ít chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc.

+ Giông: Hay gặp vào mùa hè, sau mỗi cơn giông thường có mưa to kéo theo lũ nguồn, lũ quét ở những khu vực có địa hình cao, dốc.

+ Sương: Sương mù thường xuất hiện phổ biến trong năm, đặc biệt vào mùa đông một số nơi có mức độ rất dày. Trong các đợt rét đậm, ở những vùng địa hình cao còn có cả sương muối, mỗi đợt kéo dài 2 - 3 ngày, gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông, lâm nghiệp.

+ Nguồn nước: Nước ngầm ở Phú Lương có trữ lượng khá lớn, có độ khoáng khá cao: trên10g/L. Hiện mới khai thác một phần nước ngầm ở tầng nông làm nước sinh hoạt.(Phòng Nông nghiệp huyện Phú Lương, 2015).

Bảng 3.1: Diện tích đất năm 2016 phân theo loại đất và phân theo xã, thị trấn ĐVT : Ha Tổng diện tích đất theo địa giới hành chính Chia ra Đất Nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất nuôi trồng Thuỷ sản Đất ở Đất chuyên dùng (*) Đất chưa sử dụng TỔNG SỐ 36761,7 13.049,0 16.465,6 824,6 1.306,3 3.953,4 275,4 Chia ra xã, phường, thị trấn TT Đu 935,90 462,20 229,60 23,70 61,20 130,80 6,40 TT Giang Tiên 378,10 128,40 94,70 6,20 25,40 109,60 2,20 Xã Sơn Cẩm 1690,51 819,30 236,05 20,86 108,26 361,83 24,70 Xã Cổ Lũng 1682,69 847,66 334,52 64,44 84,32 309,95 Xã Phấn Mễ 2123,66 1064,28 439,65 21,77 86,56 403,95 20,92 Xã Vô Tranh 1814,63 1151,94 295,67 33,00 77,72 194,71 0,90 Xã Tức Tranh 2537,20 1379,15 830,82 45,06 81,96 125,87 3,20 Xã Phú Đô 2263,60 923,30 960,50 38,20 62,70 134,60 84,40 Xã Yên Lạc 4260,50 1165,30 1808,10 34,50 75,20 1117,20 8,20 Xã Động Đạt 3572,30 1329,00 1714,40 56,30 88,10 287,20 11,70 Xã Yên Ninh 1707,80 559,30 921,10 88,30 51,90 66,50 Xã Phủ Lý 1598,80 431,60 920,40 56,90 44,20 92,70 4,50 Xã Hợp Thành 895,10 323,80 428,00 31,10 44,80 38,30 7,60 Xã Yên Đổ 3543,40 813,90 2332,10 107,30 83,60 168,50 2,30 Xã Yên Ninh 4751,90 789,30 3197,30 58,40 258,10 277,30 57,30 Xã Yên Trạch 3005,57 860,50 1722,80 138,60 72,00 134,00 41,00

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phú Lương,2016)

(*) Đất chuyên dùng bao gồm cả đất tôn giáo tín ngưỡng, đất nghĩa trang nghĩa địa, đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

Bảng 3.2: Tình hình sử dụng đất ĐVT : Ha 2013 2014 2015 2016 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 36.894,65 36.894,65 36.761,70 36.761,70 1. Đất Nông nghiệp 12.450,05 12.714,06 13.049,00 13.049,00 Đất trồng cây hàng năm 5.787,01 6.031,06 5.723,20 5.723,20 Đất trồng lúa 4.077,09 4.289,00 3.866,40 3.866,40

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 49,52

Đất trồng cây hàng năm khác 1.660,40 1.742,06 1.856,80 1.856,80

Đất trồng cây lâu năm 6.663,04 6.683,00 7.325,80 7.325,80

2. Đất Lâm nghiệp (Diện tích đất có rừng) 17.223,86 17.113,84 16.465,60 16.465,60

Rừng tự nhiên (rừng phòng hộ) 3.419,80 662,60 662,60 Rừng trồng (Sản xuất) 13.804,06 17.113,84 15.803,00 15.803,00

Tr.đó: Rừng trồng < 3 năm tuổi (không tính độ

che phủ) 3. Đất ở 1.693,84 1.744,25 1.306,30 1.306,30 Đất ở nông thôn 1.630,10 1.680,02 1.219,70 1.219,70 Đất ở thành thị 63,74 64,23 86,60 86,60 4. Đất chuyên dùng 3.169,63 3.144,37 3.953,40 3.953,40 5. Đất chưa sử dụng 578 530,13 275,40 275,40 Đất bằng chưa sử dụng 142,31 110,02 99,20 99,20 Đất đồi núi chưa sử dụng 146,36 130,68 49,80 49,80 Núi đá không có rừng cây 289,33 289,43 126,40 126,40

6. Đất nuôi trồng thuỷ sản 830,43 828,00 824,60 824,60

(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phú Lương,2016)

Từ bảng số liệu 3.1 và 3.2 ta thấy diện tích đất sử dụng phần lớn là đất lâm nghiệp và nông nghiệp. Trong đó diện tích đất lâm nghiệp là 16.465,6ha chiếm 44,79% trên tổng diện tích, đất nông nghiệp là 13.049ha chiếm 35,5%, còn lại là đất ở, đất nuôi trồng thủy sản và đất chưa sử dụng. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp từ 2013 - 2016 đất trồng cây lâu năm có xu hướng giảm và tăng diện tích đất trồng cây hàng năm. Đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn vẫn là đất trồng lúa, đất trồng cây khác (cây dược liệu, cây khác…) có xu hướng tăng nhưng còn chậm và chiếm tỷ lệ thấp 14.23%.

3.1.3. Dân số - Lao động

Toàn huyện có 16 xã thị trấn với tổng số dân đến tháng 15/11/2014 là 107.172 người, trong đó dân số thành thị là 11.253 người (chiếm 10,5 %), dân số nông thôn chiếm tỷ lệ lớn 95.919 người (chiếm 89,5%). Đến 15/11/2016 là 109.653 người , trong đó dân số thành thị là 11.623 người (chiếm 10,6%). Tốc độ tăng dân số bình quân trên địa bàn huyện giai đoạn 2014-2016 là 100,87%. Tỷ lệ dân số phân theo giới tính tính đến năm 2016 là 104,7% nữ cao hơn nam.

Trên địa bàn huyện gồm 9 dân tộc anh em chung sống, trong đó người Kinh chiến 54,2 %, người Tày chiếm 21,1%, người Nùng chiếm 4,5%, người Sán Chay chiếm 8,5 %, người Dao chiến 4,4%, người Sán Dìu chiếm 3,29%. Ngoài ra còn có các dân tộc khác như Thái, Hoa, H’ Mông.

Bảng 3.3: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị nông thôn

Tổng số

Phân theo giới tính Phân theo thành thị, nông thôn Nam Nữ Thành thị Nông thôn I, Dân số (Người) 2014 107.172 52.438 54.734 11.660 95.512 2015 107.409 52.555 54.854 11.691 95.718 2016 109.653 53.568 56.085 11.945 97.708 II, Tốc độ tăng (%) 2014 100,3 100,3 100,3 100,3 100,3 2015 100,2 100,2 100,2 100,3 100,2 2016 102,1 101,9 102,2 102,2 102,1

III, Cơ cấu (%)

2014 100,0 48,9 51,1 10,91 89,09 2015 100,0 48,9 51,1 10,88 89,12 2016 100,0 48,8 51,1 10,9 10,8

Nhìn chung, Phú Lương vẫn là một huyện thuần nông, người dân chủ yếu vẫn sống dựa vào nông nghiệp. Vì vậy, trong những năm trước mắt phát triển nông nghiệp vẫn giữ vị trí quan trọng trong nông thôn huyện.

Bảng 3.4: Dân số trung bình phân theo đơn vị hành chính cấp xã (bao gồm cả lực lượng vũ trang)

2014 2015 2016

TỔNG SỐ 107.172 107.409 109653

Chia theo xã, phường, TT

TT Đu 4.269 4.278 8153 TT Giang Tiên 3.674 3.682 3792 Xã Sơn Cẩm 12.192 12.219 9015 Xã Cổ Lũng 8.938 8.958 8705 Xã Phấn Mễ 10.680 10.704 2736 Xã Vô Tranh 8.224 8.242 3090 Xã Tức Tranh 8.715 8.734 9110 Xã Phú Đô 5.328 5.340 5535 Xã Yên Lạc 6.437 6.451 3191 Xã Động Đạt 10.092 10.114 13206 Xã Yên Ninh 3.295 3.302 8004 Xã Phủ Lý 2.898 2.905 8760 Xã Hợp Thành 2.531 2.537 6386 Xã Yên Đổ 7.287 7.303 7017 Xã Yên Ninh 6.437 6.451 6809 Xã Yên Trạch 6.175 6.189 6144

3.2. Tổng quan về tình hình phát triển sản xuất cây dược liệu của huyện Phú Lương Phú Lương

3.2.1. Phát triển cây dược liệu của huyện Phú Lương theo hướng sản xuất hàng hóa hàng hóa

Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế rừng, nhiều loài cây dược liệu quí như: Ba kích,Đinh Lăng, Sa Nhân, Hà thủ ô đỏ, Hoài Sơn, Thiên niên kiện...mọc tự nhiên. Tuy nhiên hiện nay cùng với nạn khai thác rừng bừa bãi là sự mất đi nguồn tài nguyên tự nhiên. Những loài cây dược liệu quí, hiếm của tỉnh có trong Sách đỏ Việt Nam đang dần bị cạn kiệt và có nguy cơ tuyệt chủng nếu không có chính sách đầu tư bảo tồn thích đáng.

Theo các nhà nghiên cứu dược học, xu hướng tới của thế giới là dùng thuốc có nguồn gốc thiên nhiên vì nó có tác dụng trị liệu cao, không gây tác dụng phụ. Gần đây, một số cây thuốc như: Đương Quy, Kim tiền thảo, ích mẫu, Diệp hạ châu, Chè dây, Chè đắng được các công ty dược chế biến thành các loại thuốc phòng, trị các bệnh đặc hiệu có hiệu quả tốt. Hiện một số cây thuốc quí của một số địa phương được khai thác để bán thô cho Trung quốc với gía thu mua khá cao: Đỗ trọng, Bách bộ, Kê huyết đằng, Cây 01 lá, Thiên niên kiện, Giảo cổ lam....trong khi đó cả nước đang phải nhập đến 80% lượng đông nam dược có nguồn gốc từ các dược liệu đó. Bệnh viện y học cổ truyền dân tộc và nhiều nhà thuốc đông y của tỉnh mỗi tháng phải dùng đến hàng tấn thuốc các loại, song nhiều người vẫn phải chờ thuốc vì thiếu chủng loại.

Cây thuốc quí ở tỉnh có nhiều nhưng người dân kể cả các nhà thuốc có uy tín chưa có ý thức trong việc gây trồng, phát triển một số cây thuốc quí hiếm. Trên địa bàn tỉnh cũng chưa có một đơn vị nào được giao hoặc chủ động trong việc trồng thử và chế biến các cây thuốc quí. Việc nghiên cứu thành phần hoạt chất, kỹ thuật nhân giống và công nghệ chế biến các loại thuốc đặc hữu cũng chưa đầy đủ, nhất là chưa có mô hình trồng cây thuốc nào để tạo ra sản phẩm có giá trị làm cho

người dân hiểu được, tai nghe, mắt thấy lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội để làm theo. Cho nên việc nghiên cứu phát triển dược liệu một cách toàn diện theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu dược trong nước và có thể tham gia xuất khẩu tăng thu nhập cho người dân trên đơn vị canh tác đất rừng là rất cần thiết và quan trọng.

Thực hiện Nghị quyết 37 - NQ.TW ngày 01/7/2005 của Bộ Chính trị. Chỉ thị 02/CP của Chính phủ về phát triển y học cổ truyền và nâng cao nội lực trong công tác đảm bảo thuốc chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng đã và đang tạo ra bước chuyển biến mới trên cả nước về trồng và bào chế thuốc từ dược liệu. Đây là nhân tố quan trọng thúc đẩy việc xây dựng một dự án đưa cây dược liệu tham gia chuyển đổi cơ cấu cây trồng nông nghiệp nhằm phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)