Điều kiện kinh tế của hộ trồng cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Điều kiện kinh tế của hộ trồng cây dược liệu

Bảng 3.9: Tình hình đất đai, lao động, vốn của các hộ trồng cây dược liệu

Diễn giải ĐVT <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

1. Số hộ điều tra hộ 60

Xã Yên Ninh hộ 20 5 12 3

Xã Động Đạt hộ 20 2 8 10

Xã Phú Đô hộ 20 11 7 2

2. DT đất lâm nghiệp BQ 1 hộ m2 1951 716,1 1763 3575 3. Số nhân khẩu/ 1 hộ người 4,47 3,52 4,67 5,23 4. Số lao động/1 hộ LĐ 3,1 2,23 3,41 3,68 5. Tỷ lệ hộ có tham gia tập huấn % 63,96 47,6 75,85 68,36 6. Tỷ lệ hộ có vay vốn % 57,16 35 64 72,5

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)

Qua bảng 3.9 ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp bình quân cho cả 3 nhóm hộ là 1.951m2, với nhóm hộ trồng thìa canh với quy mô nhỏ hơn 0,1ha có diện tích đất lâm nghiệp bình quân 716,1m2/hộ; nhóm hộ trồng với quy mô từ 0,1-0,3ha cây dược liệu có diện tích đất lâm nghiệp bình quân là 1575m2/hộ; đối với nhóm hộ trồng cây dược liệu quy mô lớn hơn 0,3ha có diện tích đất lâm nghiệp lớn nhất, bình quân là 2752m2/hộ. Điều này cho thấy tiềm năng đất để sản xuất cây dược liệu ở các hộ dân vẫn còn, có thể mở rộng diện tích trồng cây dược liệu trong những năm tới. Bình quân nhân khẩu là 4,47 người, lao động là 3,1 người (chủ yếu là lao động nông nghiệp).

Tỷ lệ hộ tham gia tập huấn khoa học kỹ thuật ở nhóm hộ trồng trên 0,1 - 0,3 ha cao nhất chiếm 75,85%, do các hộ đã điều này cho thấy các hộ dân trong vùng sản xuất ngày càng chú trọng áp dụng kỹ thuật vào sản xuất, phù hợp với chủ trương chính sách của nhà nước, sản xuất theo khoa học công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Những hộ có diện tích

trồng cây dược liệu lớn hơn 0,3ha chủ yếu phân bố ở những địa bàn xa trung tâm, tuy có nhu cầu được tập huấn về kỹ thuật lớn nhất nhưng do điều kiện vẫn còn nhiều khó khăn nên cần phải có chính sách và biện pháp phổ biến kỹ thuật cho phù hợp hơn.

Do xu hướng chung trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện cũng có rất nhiều nơi tổ chức cho hộ dân vay vốn để phát triển sản xuất từ nguồn vốn ngân sách huyện, vốn Nông thôn mới, vốn khuyến nông tỉnh..., với lãi xuất thấp để phát triển sản xuất, tỷ lệ hộ trồng cây dược liệu có xu hướng tăng lên ở nhóm hộ có quy mô trung bình từ 0,1- 0,3 ha, chiếm 75,85%, nhóm hộ trồng từ 0,3 ha chiếm 68,36%, nhóm hộ trồng dưới 0,1 ha chiếm 57,16%. Nguyên nhân là tuy có sự hỗ trợ, bước đầu tiếp cận được nguồn vốn song các hỗ vẫn đang trong quá trình chuyển đổi, chưa thực sự mạnh dạn đầu tư lớn về quy mô.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)