Hiệu quả trồng cây dược liệu ở các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Hiệu quả trồng cây dược liệu ở các hộ

Chi phí thời kỳ 3 năm đầu kể từ khi cây dược liệu được đem trồng và chuẩn bị được thu hoạch, chi phí trong giai đoạn này rất lớn và làm nhiều giai đoạn. Ở đây tính chi phí cho cả 3 năm(2014-2016) sản xuất cây dược liệu, trừ chi phí về giống, phân bón, phát dọn thực bì, cuốc hố, lấp hố, vận chuyển cây con trồng và bón phân, phát chăm sóc, xới vun gốc, trồng dặm, bảo vệ rừng... đây là công đoạn quan trọng cho sự phát triển của cây dược liệu mang lại năng suất và sản lượng cao.

Bảng 3.15: Đầu tư chi phí vật chất bình quân 1 hộ trồng cây dược liệu của các hộ điều tra huyện Phú Lương

Diễn giải (1.000đ) (%) SL Cơ cấu

<0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

Tổng chi phí (TC = 1+2) 11078,77 3569,12 8998,89 21261,73

1. Chi phí trung gian (IC) 4346,77 100 1427,12 3643,89 9327,73 Giống 3194,52 73,49 1020,82 2669,73 6904,96 Phân bón 421,16 9,69 124,12 361,45 911,67 Chi phí dịch vụ vận chuyển 260,72 6,00 75,11 218,77 573,60 Dụng cụ sản xuất nhỏ 470,37 10,82 207,07 393,94 937,50

2. Công lao động 44 14 35 78 2.1 Lao động thuê (công) 18 6 14 24 2.2 Lao động gia đình (công) 25 8 21 54

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Bình quân tổng chi phí mỗi hộ dân đầu tư để sản xuất cây dược liệu tương đối lớn là 11078,77 nghìn đồng/hộ, chi phí bình quân cao nhất ở các hộ có quy mô sản xuất lớn hơn 0,3 ha là 21261,73 nghìn đồng/hộ và thấp nhất là ở các hộ có quy mô sản xuất nhỏ hơn 0,1 ha là 3569,12 nghìn đồng/hộ. Chi phí đầu tư phát triển sản xuất bao gồm chi phí giống, phân bón, chi phí dịch vụ vận chuyển, dụng cụ sản xuất nhỏ… Chi phí bỏ ra để chăm sóc cho cây đạt năng suất là rất tốn,người dân phải đầu tư sao cho thật hợp lý để đem lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, một số hộ không tuân thủ kỹ thuật bớt xén kỹ thuật trồng như không bón phân, trồng dặm,... ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng cây dược liệu lúc thu hoạch. Đa số hộ nông dân trồng cây dược liệu có đất trồng rừng nên đất họ không mất chi phí về đất đai, còn giống và phân bón người nông dân trồng cây dược liệu được hỗ trợ nên giảm thiểu được phần nào chi phí sản xuất, do giống được hỗ trợ 100% nên tôi tính chi phí giống cây trồng ở đây chỉ để phục vụ cho việc tính thu nhập của hộ dân trồng cây dược liệu ở phần sau, bình quân giá tiền giống mỗi hộ dân phải bỏ ra nếu

không được hỗ trợ là 3194,52 nghìn đồng/hộ chiếm phần lớn là 73,49% chi phí sản xuất.

Với những hộ có diện tích trồng nhỏ và vừa đa số họ chỉ thuê lao động lúc cuốc hố, lấp hố để trồng còn lại họ thường sử dụng công lao động gia đình riêng.

* Kết quả đầu tư

Theo số liệu thu thập qua điều tra ở các hộ trồng cây dược liệu ba ở 3 xã khác nhau, có quy mô sản xuất khác nhau cho thấy thu nhập do trồng cây dược liệu đều chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của hộ. Các hộ gia đình đã tận dụng được các nguồn lực sẵn có về lao động, đất đai và các loại vật tư thông dụng khác. Sản xuất cây dược liệu của các hộ có mức sản lượng khác nhau đạt được cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố:

- Mức độ đầu tư (vật chất và công lao động)

- Giá bán cây dược liệu

- Chi phí trung gian.

Từ bảng số liệu 3.13, 3.14 tôi tính toán một số chỉ tiêu thể hiện kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh cây dược liệu của các hộ dân trong 1 năm như sau: Với sự không đồng đều do một số ít hộ thu hoạch sản phẩm cây dược liệu khô nên không ở đây tôi chỉ tính sản lượng cây dược liệu tươi để tính doanh thu từ sản xuất cây dược liệu. Từ bảng 3.13 ta thấy sản lượng cây dược liệu tươi bình quân 1 hộ trong 3 năm là 1,23 tấn, với giá bán bình quân là 143,33 nghìn đồng/kg thì doanh thu bình quân 1 hộ/3 năm là 170,94 triệu đồng (tức là chia trung bình thì mỗi năm mỗi hộ thu được 56,98 triệu đồng). Các hộ có quy mô từ 0,3 ha trở lên cho doanh thu trên 125 triệu đồng/hộ/năm do nhóm hộ quy mô lớn tập trung đầu tư nhiều hơn so với 2 nhóm hộ còn lại. Bình quân một hộ bằng sức lao động của gia đình, 1 năm thu nhập hỗn hợp đạt trên 50 triệu đồng, điều này chứng tỏ thu nhập từ sản xuất cây dược liệu cao hơn so với sản xuất nông nghiệp.

Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả trong sản cây dược liệu của hộ dân huyện Phú Lương

(Tính bình quân 1 hộ trồng cây dược liệu/1 năm)

Diễn giải ĐVT chung <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha

GO Triệu đồng 56,98 14,4 49,45 125,89 TC Triệu đồng 11,08 3,57 8,99 21,26 IC Triệu đồng 4,35 1,43 3,64 9,33 VA = MI Triệu đồng 53,63 10,05 45,1 121,54 Lao động GĐ Công 25 8 21 54 GO/TC Lần 5,14 4,03 5,5 5,92 MI/TC Lần 4,75 2,82 5,02 5,72 GO/IC Lần 13,1 10,07 13,59 13,49 MI/IC Lần 12,1 7,03 12,39 13,03 GO/LĐ Trđ/công 2,28 1,8 2,35 2,33 MI/LĐ Trđ/công 2,11 1,26 2,15 2,25

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

* Hiệu quả kinh tế

Khi phân tích các chỉ tiêu để phản ánh hiệu quả kinh tế như: GO/IC, MI/IC, GO/TC, MI/TC lại thấy rằng, nhóm hộ có quy mô lớn hơn 0,3 ha có hiệu quả kinh tế cao nhất. Chỉ tiêu GO/IC cho thấy với 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra thì giá trị sản xuất hộ có quy mô lớn hơn 0,3 ha là 13,49 đồng, trong khi đó hộ có quy mô nhỏ là 10,07 đồng và hộ có quy mô vừa là 13,59 đồng. Sự chênh lệch này là do đây là nhóm hộ vừa có kinh nghiệm sản xuất lâu năm nhưng cũng là nhóm hộ tham gia tập huấn kỹ thuật nên áp dụng được nhiều khoa học kỹ thuật vào quá trình chăm sóc, phát triển sản xuất cây dược liệu.

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lao động gia đình như: GO/LĐ và MI/LĐ đã cho thấy hiệu quả đạt được trên một công lao động gia đình là tương đối lớn. Trên 1 công lao động đối với cây dược liệu bình quân đạt được

2,28 triệu đồng giá trị sản xuất và 2,11 triệu đồng thu nhập hỗn hợp. Cây dược liệu chủ yếu là cây trồng lâu năm nên chỉ phải tập trung lao động gia đình vào những năm đầu sản xuất.

Như vậy, cây dược liệu ở các hộ có quy mô khác nhau cao hay thấp phụ thuộc vào các yếu tố:

Mức độ chi phí của các hộ. Các hộ đầu tư cao về giống, phân bón, lao động... sẽ đem lại năng suất cây dược liệu cao hơn các hộ khác, kéo theo kết quả và hiệu quả sản xuất cũng tăng theo.

Giá trị sản xuất đạt được phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ và giá bán cây dược liệu.

Qua việc tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế của cây dược liệu cho thấy cây dược liệu mặc dù không yêu cầu quá cao về kỹ thuật nhưng nếu được tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cùng với sự đầu tư phù hợp thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc phát triển cây dược liệu đã và đang là hướng đi đúng cho phát triển kinh tế của bà con nhân dân. Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần nhiều hoạt động hỗ trợ cho hộ dân hơn như hoạt động tập huấn kỹ thuật, hoạt động hỗ trợ vay vốn để đáp ứng thêm yêu cầu sản xuất để mang lại hiệu quả cao hơn.

* Hiệu quả xã hội

- Sử dụng hiệu quả nguồn đất đai, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, góp phần ổn định đời sống và an ninh xã hội, thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện thúc đẩy sản xuất theo hướng chuyên môn hóa nhằm phát triển các loại hình hàng hóa kinh tế có hiệu quả cao.

- Thu nhập từ sản xuất cây dược liệu sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, mức sống được cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch theo hướng tăng về dịch vụ và thương mại, tiến tới phát triển bền vững.

- Cơ sở hạ tầng của sản xuất được cải thiện (giao thông, điện, nước sinh hoạt, các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, thương mại...). Người dân có điều kiện giao lưu với bên ngoài tiếp cận được nhiều hơn với thị trường, khoa học kỹ thuật. Mở rộng giao lưu văn hóa, vừa du lịch vừa góp phần phát triển kinh tế vừa bảo tồn và phát huy giao lưu văn hóa vùng đồng bào dân tộc ở địa phương.

- Thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu, người dân sẽ nâng cao được nhận thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Có cách tiếp cận phù hợp với công nghệ chế biến và thị trường dược liệu, người lao động sẽ năng động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Nơi tham quan học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp nông dân áp dụng có hiệu quả nâng cao trình độ, kỹ năng sản xuất.

- Tạo mối liên hệ, liên kết mật thiết giữa nông dân với nông dân, giữa nông dân với nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp.

* Hiệu quả môi trường

Môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp, tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái kết hợp tìm hiểu văn hóa bản sắc đồng bào các dân tộc ít người trên địa bàn huyện. Tăng tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đảm bảo an toàn sinh thái trong vùng.

Tăng độ che phủ đất rừng, đảm bảo độ an toàn sinh thái, giữ các nguồn sinh thuỷ, chống xói mòn, hạn chế rửa trôi nên giảm chi phí khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ và cải tạo đất, góp phần cải thiện môi trường sinh thái, làm sạch không khí trên địa bàn huyện Phú Lương. Tạo môi trường cảnh quan xanh, giúp cho du lịch sinh thái gắn với phát triển sản xuất, hạn chế sự tác động của biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển sản xuất cây dược liệu trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)