5. Bố cục của luận văn
4.2. xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất cây dược liệu
trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên
* Giải pháp về đất đai
- Hoàn thiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tượng sử dụng đất để người dân yên tâm sản xuất, khuyến khích định canh loại bỏ tập quán du canh du cư.
- Rà soát tình hình giao đất, giao rừng, đánh giá thổ nhưỡng, lập kế hoạch thu hồi đất để quy hoạch vùng sản xuất tập trung.
- Xây dựng các vườn ươm các loài giống cây trồng chủ đạo tại huyện để bảo tồn nguyên gen quý hiếm và chủ động được nguồn cây giống cung cấp cho nhu cầu mở rộng diện tích trồng cây dược liệu trong những năm tiếp theo. - Trồng xen canh cây dược liệu dưới đất rừng sản xuất với các loại cây vừa bảo vệ rừng vừa phát triển sản xuất dược liệu.
* Giải pháp về khoa học - công nghệ
- Chuyển giao và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất
+ Nâng cao công tác chuyên môn, quản lý và có chế độ phụ cấp thỏa đáng cho cán bộ khuyến nông, khuyến lâm xã; tăng cường cán bộ khuyến lâm cho các thôn có quy mô dân số lớn.
+ Nghiên cứu các tiến bộ khoa học kỹ thuật để ứng dụng trong sản xuất, giúp người dân nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả trong sản xuất.
- Xây dựng chương trình hỗ trợ cơ giới hoá: Hỗ trợ các hộ gia đình đầu tư cơ giới hóa các khâu trong sản xuất, vận chuyển, chế biến sản phẩm. Cụ thể như sau: Đẩy mạnh cơ giới hóa, máy móc bán tự động các khâu sản sản xuất (làm đất, trồng, chăm sóc), thu hoạch và sơ chế và bảo quản sản phẩm.
- Giải pháp về chế biến và bảo quản: Đẩy mạnh tập huấn sơ chế bảo quản sản phẩm khô để đảm bảo chất lượng trước khi cung ứng ra thị trường hoặc cung cấp cho các đầu mối thu mua chế biến sản phẩm.
- Nhà nước có chính sách, chủ trương cụ thể để hình thành các mô hình tổ chức sản xuất và kinh doanh ba kích có hiệu quả, gắn sản xuất chặt chẽ với kinh doanh; lấy doanh nghiệp làm trung tâm, các hộ nông dân là vệ tinh; tạo thành một thể thống nhất từ sản xuất đến tiêu thụ để đảm bảo quản lý tốt việc ứng dụng khoa học kỹ thuật; đồng thời đảm bảo sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa các đơn vị sản xuất, các địa phương, bổ trợ lẫn cho nhau, tạo nguồn hàng lớn, ổn định cung ứng cho thị trường trong nước.
- Việc áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong sản xuất dược liệu của huyện cần phải được tiến hành toàn diện và đồng bộ. Song quan
trọng nhất là công tác nhân giống, công nghệ sản xuất và vấn đề chuyển giao công nghệ, vấn đề cơ giới hoá trong sản xuất và tiêu thụ.
*Giải pháp về hợp tác liên kết
- Liên kết giữa sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ.
Thành lập và liên kết các hộ sản xuất thành nhóm, hội, hợp tác xã sản xuất để thường xuyên trao đổi thông tin, sinh hoạt, thi đua sản xuất: xác định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh, phổ biến và khuyến khích các thành viên áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; Khuyến khích việc tham gia vào các nhóm, hội, hợp tác xã bằng các chính sách cụ thể thiết thực như trợ giá, cấp giống, trao đổi thông tin, hỗ trợ xây dựng thương hiệu sản phẩm. Cung cấp thông tin về thị trường giá cả, tiến bộ khoa học kỹ thuật, các quy định về tiêu chuẩn chất lượng,... cho các thành viên thông qua các tạp chí định kỳ, website của Hiệp hội; Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức cho các thành viên tham gia các lớp tập huấn, hội thảo, hội chợ triển lãm, tham quan, khảo sát thị trường trong và ngoài nước; Bảo vệ quyền lợi của hội viên; Phản ánh nguyện vọng của các thành viên đến các cơ quan Nhà nước, đề xuất với Chính phủ phương hướng phát triển, cơ chế quản lý ngành hàng, các chính sách, giải pháp nhằm phát triển sản xuất....
Liên kết sản xuất sẽ tránh việc bị ép giá đầu ra, chủ động tìm kiếm thị trường cho sản phẩm sản xuất. Tăng cường liên kết giữa các hộ dân với các ngành như thủy lợi, khuyến lâm, các hợp tác xã... để vừa đảm bảo cho việc phát triển sản xuất đồng thời khâu tiêu thụ cũng đa dạng và thuận lợi hơn (các dịch vụ đầu vào và đầu ra cho hộ dân).
Chính sách gắn kết bốn nhà: khuyến lâm thực hiện gắn kết nhà nông với nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp để tạo điều kiện về vốn, tạo điều kiện cho hộ dân tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật, tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn giúp phát triển sản xuất. Qua đó người nông dân sẽ nắm bắt được kiến thức, kinh nghiệm sản xuất mới, những tiến bộ kỹ thuật để áp dụng vào
sản xuất của hộ mình, nâng cao năng suất góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm, do đó cần phải có những giải pháp để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào vùng sản xuất tập trung. Doanh nghiệp là đối tượng tiên phong trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ và tiêu thụ sản phẩm với khối lượng lớn; Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, tạo ra khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Doanh nghiệp ký kết Hợp đồng với người sản xuất thông qua đại diện hợp tác xã ngay từ đầu vụ với nhiều hình thức như: ứng trước vốn, vật tư nông nghiệp, hỗ trợ về kỹ thuật canh tác, công nghệ bảo quản, sơ chế và mua lại sản phẩm.
*Giải pháp về chính sách
Chính sách định hướng đầu tư phát triển, muốn phát triển sản xuất tốt phải có chính sách thuận lợi tạo đà cho phát triển, xây dựng cơ chế chính sách Nhà nước: Tổ chức rà soát các văn bản Quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách liên quan đến phát triển sản xuất cây dược liệu, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ các văn bản mới phù hợp với xu thế mới. Nghiên cứu thành lập các tổ chức chỉ đạo điều hành phát triển như: Hiệp hội, tư vấn khoa học kỹ thuật, dịch vụ thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu... Xây dựng các chính sách về vốn, tài chính, thuế, đất đai, kỹ thuật, tiếp thị, đào tạo nguồn nhân lực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị hiện đại. Do những hộ nghèo không có khả năng đầu tư sản xuất nên hiệu quả sản xuất thường thấp hơn những hộ không nghèo nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất dược liệu đối với những hộ này đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương phải đặc biệt quan tâm đến công tác giảm nghèo.
Nhà nước, các cấp, các ngành cần phải có chính sách, các hoạt động quan tâm đến những hộ là đồng bào dân tộc. Chẳng hạn tăng cường triển khai thực hiện các hoạt động dịch vụ hỗ trợ xã hội, dịch vụ hỗ trợ lâm nghiệp
hướng dẫn cho các hộ dân tộc biết kỹ thuật sản xuất kinh doanh lâm nghiệp nói chung, trồng và chăm sóc cây dược liệu nói riêng. Do nhận thức của các hộ đồng bào dân tộc còn hạn chế, cho nên khi thực hiện giải pháp này ta cần phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp tiếp cận với các hộ đồng bào thì mới có khả năng đem lại hiệu quả cao.
Yếu tố giới cũng ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh cây dược liệu, cho nên để nâng cao hiệu quả sản xuất cây dược liệu đối với những hộ chủ hộ là nữ cần phải có chính sách về giới với mục đích giúp đỡ, hỗ trợ chị em phụ nữ nâng cao trình độ sản xuất, quản lý kinh tế hộ gia đình.
Cần phải xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện cho các dòng vốn tiếp cận đến các hộ dân, để cho hộ dân vay vốn được dễ dàng đáp ứng nhu cầu về vốn của các hộ dân.
*Giải pháp về nguồn nhân lực
Phân tích hiệu quả kinh tế mang lại cho người dân hiểu và nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất tập trung chuyên môn hóa giải quyết việc làm, tăng thu nhập.
Có chính sách hỗ trợ phát triển mô hình câu lạc bộ sản xuất theo từng cộng đồng thôn, nhóm hộ hợp tác liên kết sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm.
Thông qua công tác đào tạo hằng năm bằng nhiều hình thức như tập huấn, hội thảo để nâng cao trình độ năng lực cho người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.
Về đào tạo nguồn nhân lực
Nâng cao trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và hộ dân để chuyển giao nhanh các tiến bộ mới vào sản xuất.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý và kỹ thuật viên thông qua thực hiện các đề tài, dự án, liên kết đào tạo trong và ngoài nước.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật đủ về số lượng, chất lượng, nhất là đội ngũ chuyên gia đầu
ngành, tiếp tục thực hiện chính sách thu hút nhân tài, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các đơn vị hoạt động khoa học công nghệ.
Nhân lực doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh, hợp tác xã, tổ hợp tác: tăng cường năng lực Marketing thị trường, năng lực quản trị doanh nghiệp, năng lực hợp tác với các tổ chức, tập đoàn lớn đầu tư trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp.
Tăng cường công tác khuyến nông, hội thảo chuyên đề; tư vấn, chuyển giao các công nghệ mới vào sản xuất.
*Giải pháp về vốn
Vốn sản xuất là nhu cầu cần thiết và là mối quan tâm đầu tiên trong sản xuất nói chung cũng như trong sản xuất cây dược liệu nói riêng. Trong điều kiện hiện nay, đòi hỏi các hộ sản xuất phải chủ động trong việc đầu tư thâm canh, tăng năng suất và sản lượng. Muốn vậy, họ cần phải có một lượng vốn nhất định để mua các yếu tố đầu vào cần thiết đủ cung cấp cho quá trình sản xuất đó. Nếu thiếu vốn người sản xuất thường gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất. Trên thực tế, các hộ sản xuất cây dược liệu nhất là sản xuất với quy mô lớn thì cần một lượng vốn lớn. Vì vậy để giải quyết vấn đề này thì các ngân hàng trên địa bàn nên tạo điều kiện cho hộ nông dân vay vốn để phát triển trồng cây dược liệu, ưu tiên những hộ có qui mô lớn phát triển theo mô hình trang trại. Để giải quyết cho những khó khăn này, địa phương cần có các giải pháp đó là:
Cần phải có sự quan tâm của Nhà nước như các chính sách đầu tư và phát triển cho ngành. Huy động vốn cho các hộ trồng cây dược liệu vay từ nhiều nguồn khác nhau trong đó đặc biệt quan tâm đến nguồn vồn từ ngân sách.
Có chính sách cho các hộ vay vốn dưới nhiều hình thức của các tổ chức tín dụng, khuyến nông, hội nông dân, hội phụ nữ...để người dân có thể đầu tư vào sản xuất. Giúp hộ nông dân vay vốn một cách dễ dàng, tạo điều kiện cho sự phát triển, cần đơn giản hóa các thủ tục cho hộ nông dân vay vốn trồng cây
dược liệu. Giành nguồn vốn ưu tiên với lãi suất thấp từ các chương trình mục tiêu quốc gia như chương trình cho vay vốn xoá đói giảm nghèo.
Linh động trong các hình thức cho vay vốn, đảm bảo vốn cho vay phải đúng đối tượng, với những hộ có khả năng thế chấp thì ngân hàng làm thủ tục nhanh chóng cho vay. Đối với những hộ nghèo nếu có nhu cầu vay thì chính quyền phải đứng ra bảo lãnh.
* Giải pháp về xây dựng thị trường
Sản xuất muốn phát triển đòi hỏi cần có thị trường và luôn tìm cách đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Bất kỳ ngành sản xuất nào cũng liên quan đến thị trường đầu vào và đầu ra. Sự biến động giá cả ở cả hai thị trường đều tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất và thu nhập của hộ nông dân
+ Tăng cường hoạt động marketing xúc tiến tiêu thụ: Bằng các phương pháp như quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển lãm... Hỗ trợ các tổ chức cá nhân, doanh nghiệp tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định (siêu thị, nhà hàng), quan tâm xây dựng điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm, tham gia các hội trợ, hội nghị giới thiệu, quảng bá sản phẩm. - Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm tạo thêm lợi thế cạnh tranh và dễ quảng bá sản phẩm trên thị trường để được nhiều người tiêu dùng biết đến. - Kết hợp hình thức sản xuất dược liệu kèm làm du lịch cộng đồng, giới thiệu khách du lịch tham quan các mô hình trồng cây dược liệu, sử dụng các sản phẩm bản địa.
- Việc định giá cả đầu ra cũng như nguồn cung ứng các vật tư đầu vào, tạo lập và mở rộng thị trường tiêu thụ sẽ mang lại tâm lý yên tâm sản xuất cho hộ dân.
* Từ phía hộ nông dân
- Sử dụng biện pháp canh tác cho phù hợp có thể trồng xen cây dược liệu với các loại cây trồng ngắn ngày, trồng cây dưới tán, giúp tận dụng không gian, giải quyết bài toán canh tác “lấy ngắn nuôi dài” giúp tăng hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất, vừa giảm được nguy cơ xói mòn đất.
- Chủ động tìm kiếm thông tin, tích cực tham gia các hoạt động khuyến khích sản xuất, trao đổi thông tin với các chủ hộ khác.
- Tự nguyện tham gia các hình thức sản xuất tập trung. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kỹ thuật, do cán bộ Phòng Nông nghiệp và PTNT thực hiện. Tích cực nâng cao trình độ, trau dồi, học hỏi thêm kỹ năng trong việc trồng, chăm sóc, thu hoạch và tiêu thụ cây dược liệu.
- Từ bỏ tập quán canh tác lạc hậu, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng mới, tuân thủ các biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất trong canh tác.
- Đối với nông dân sẽ huy động vốn bằng cách góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp để cùng sản xuất, nông dân sẽ vừa là công nhân sản xuất vừa được hưởng lợi từ cổ phần góp vốn đất.