5. Bố cục của luận văn
3.2.5. Sự phát triển về diện tích trồng cây dược liệu ở các hộ
Bảng 3.11: Diện tích sản xuất cây dược liệu của các hộ tại 3 xã điều tra
ĐVT: ha
Diễn giải Tính chung
Nhóm hộ trồng cây dược liệu <0,1ha 0,1-0,3ha >0,3ha
Diện tích trồng cây BQ 1 hộ 0,249 0,04 0,205 0,505
Xã Yên Ninh 0,265 0,03 0,247 0,520
Xã Động Đạt 0,269 0,063 0,214 0,532
Xã Phú Đô 0,215 0,028 0,154 0,463
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Theo số liệu điều tra trên, diện tích cây dược liệu tính chung cho cả 3 nhóm hộ là 0,249 ha, diện tích trồng cây dược liệu bình quân 1 hộ cao nhất là 0,505 ha, số hộ có diện tích cây dược liệu thấp nhất là 0,028 ha. Tại xã Động Đạt có diện tích sản xuất cây dược liệu lớn nhất là 0,532 ha ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha, thấp nhất là 0,063 ha ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha, bình quân chung cho cả 3 nhóm hộ là 0,269 ha; tại xã Yên Ninh nhóm hộ từ lớn hơn 0,3 ha có
diện tích cây dược liệu lớn nhất là 0,520 ha, nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha có diện tích trồng thấp nhất là 0,030 ha, bình quân chung cho cả 3 nhóm hộ là 0,265 ha; tại xã Phú Đô, diện tích trồng cây dược liệu lớn nhất là 0,463 ha ở nhóm hộ lớn hơn 0,3 ha và thấp nhất 0,028 ha ở nhóm hộ nhỏ hơn 0,1 ha và bình quân chung cho cả 3 nhóm hộ là 0,215 ha. Như vậy, xã Động Đạt chiếm diện tích sản xuất cây dược liệu lớn nhất, đây có thể là nơi có tiềm năng phát triển cây dược liệu tập trung trong tương lai.
Về tình hình tổ chức sản xuất cây dược liệu:
+ Quy mô diện tích trên mỗi hộ sản xuất biến động tùy theo chủng loại cây trồng: Với nhóm cây dược liệu được trồng xen trên đất rừng thì do các hộ được sở hữu diện tích rừng từ 0,5 – 5 ha nên quy mô diện tích sản xuất tương đối lớn; với đối tượng sản xuất trên đất trồng cây hàng năm như actiso, thìa canh, đinh lăng thì quy mô sản xuất từ 50 m2 đến 1000m2/hộ.
+ Hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu đa phần do các cá thể hộ gia đình tự quyết định đầu tư trên cơ sở có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của đơn vị thu mua hoặc các Công ty dược trên địa bàn tỉnh.
- Về tình hình tiêu thụ sản phẩm:
+ Bước đầu có sự tham gia của các doanh nghiệp, các công ty vào ký hợp đồng và thu mua nguyên liệu trên địa bàn tỉnh như: Công ty dược phẩm Traphaco, Công ty cổ phần Sản phẩm thiên nhiên DK và một số công ty khác, nhờ vậy đầu ra sản phẩm đã được ổn định, đảm bảo cho người dân yên tâm sản xuất. Tuy nhiên các Công ty này cũng chỉ đăng ký thu mua một số lượng và chủng loại cây trồng nhất định như: thìa canh, đinh lăng, ba kích lượng tiêu thụ qua các công ty cũng mới chiếm tỷ lệ khoảng 40 - 70% sản lượng sản xuất ra (tùy theo chủng loại cây trồng), số lượng còn lại vẫn do người dân tự tiêu thụ trên thị trường tự do.