6. Kết cấu của luận văn
3.2.5. Thu nhập từ dịch vụ thẻ, số dư thẻ tại Agribank Chi nhánh TP Thái Nguyên
3.2.5.1. Phát triển huy động vốn từ số dư tiền gửi trên thẻ
Khi các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc khách hàng cá nhân tham gia mạng lưới thanh toán qua thẻ, họ sẽ phải mở một tài khoản thanh toán thẻ tại ngân hàng. Mọi giao dịch sẽ được hạch toán thông qua tài khoản này. Như vậy, ngân hàng có thể tận dụng được nguồn vốn không nhỏ từ số dư tiền gửi trên các tài khoản này.
Bảng 3.9: Huy động vốn từ số dư tài khoản tiền gửi trên thẻ tạiAgribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên
Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
Nguồn vốn huy động trên thẻ (Tỷ đồng) 22,36 36,10 43,55 68,07
Tổng vốn huy động (Tỷ đồng) 1.345 1.751,1 1.907 2.063,3
Tỷ lệ VHĐ trên thẻ/ Tổng vốn huy
động (%) 1,6 2,0 2,3 3,3
(Nguồn: Agribank Chi nhánh TP Thái Nguyên)
Nguồn vốn huy động trên tài khoản thẻ tăng trưởng qua các năm. Tuy nhiên nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, cho thấy kết quả triển khai việc thanh toán qua thẻ tại chi nhánh còn nhiều tồn tại và hạn chế. Các ĐVCNT và đối tượng dân cư có thể chưa nắm được hết tiện ích của hình thức thanh toán này, hoặc lo sợ rủi ro mất tiền trong tài khoản, vì vậy trong thời gian tới ngân hàng cần có những chính sách quảng bá, tuyên truyền về sản phẩm và dịch vụ phù hợp để người dân nâng cao hiểu biết.
3.2.5.2. Phát triển doanh số từ kinh doanh dịch vụ thẻ
Doanh số thanh toán qua thẻ (qua ATM và POS) đạt tương đối tốt. Doanh số thanh toán có sự tăng giảm qua các năm. Ngoại trừ năm 2015 đạt vượt mức kế hoạch đề ra, thì 3 năm còn lại đều chưa đạt kế hoạch. Trong năm 2015,doanh số rút tiền mặt chiếm tỷ trọng cao nhất (59,81%), sau đó là chuyển khoản (23,92%) và cuối cùng mới là doanh số thanh toán hàng hóa dịch vụ (16,27%).
Bảng 3.10: Kết quả thanh toán qua thẻ tại Agribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Chỉ tiêu Doanh số thanh toán qua thẻ Thực hiện Thực hiện/Kế hoạch %
2013 200 106,8 53,4
2014 300 145,1 48,37
2015 400 427,6 106,90
2016 400 398,6 99,65
(Nguồn: Agribank Chi nhánh TP Thái Nguyên)
Có một số lý do để giải thích vì điều này như: tuy số lượng máy POS và ĐVCNT tăng nhưng do tâm lý thích dùng tiền mặt của đại bộ phận dân cư, đồng thời các ĐVCNT cũng chưa mặn mà với hình thức thanh toán này và thường áp dụng hình thức thu thêm phụ phí khiến chủ thẻ không muốn thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ.
3.2.5.3. Phát triển doanh thu từ thu phí dịch vụ thẻ
Phí dịch vụ qua thẻ là một nguồn thu quan trọng trong tổng thu dịch vụ của ngân hàng, bao gồm: phí phát hành, phí quản lý thẻ, phí giao dịch,... Đây cũng là động lực để các ngân hàng phát triển dịch vụ thẻ thanh toán.
Bảng 3.11: Kết quả thu phí dịch vụ thẻ tại Agribank - Chi nhánh TP Thái Nguyên
STT Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016
1 Phí dịch vụ thẻ (triệu đồng) 840 858 996 1225
2 Tốc độ tăng (%) - 2,14 16,08 22,99
(Nguồn: Agribank Chi nhánh TP Thái Nguyên)
Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy, doanh thu phí dịch vụ thẻ tăng đều qua các năm, tuy nhiên nguồn thu này vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng thu nhập của ngân hàng. Năm 2013 doanh thu từ phí thẻ là 840 triệu đồng; Năm 2014 doanh thu là 858 triệu đồng, tăng 18 triệu đồng, tương đương tăng 2,1% so với năm 2013; Năm 2016 doanh thu đạt 1.225 triệu đồng, tăng 23% so với năm 2015. Trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng phát triển hơn các nghiệp vụ đi kèm ngoài nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ như: dịch vụ vấn tin tài khoản, sao kê giao dịch, thanh toán hóa đơn điện/nước,... để tăng thu phí dịch vụ thẻ tại chi nhánh.