Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về tỉnh Bắc Kạn

3.1.4. Chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển

dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trong giai đoạn hiện nay

Đảng đã xây dựng chủ trương phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt là nhiệm vụ chiến lược để phát triển giao thông đô thị nhằm xây dựng đất nước văn minh, hiện đại xứng tầm quốc gia. Phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên tất cả các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; nâng cao thị phần đảm nhận của loại hình vận tải hành khách bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý, xây dựng hình ảnh xe buýt văn minh, thân thiện, góp phần kiềm chế tiến tới giảm thiểu ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường [1].

Đảng cũng xây dựng chủ trương phát triển mạng lưới tuyến vận tải hành khách bằng xe buýt phải đảm bảo kết nối đến tất cả các khu vực có nhu cầu đi lại và tăng độ bao phủ đến các khu vực có nhu cầu đi lại lớn. Đồng thời, hệ thống tuyến xe buýt có khả năng kết nối thuận tiện với các công trình đầu mối (nhà ga, sân bay, bến xe,…) và các loại hình vận tải công cộng, cá nhân khác (đường sắt đô thị, taxi, xe

khách tuyến cố định,…), xây dựng cơ cấu mức giá vé hợp lý, phù hợp với thu nhập của người dân ở các địa phương.

Nhà nước và các đơn vị khai thác vận tải sẽ từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm tuổi đời đoàn phương tiện xe buýt; chú trọng đổi mới các phương tiện theo hướng hiện đại, tiện nghi; ưu tiên đầu tư phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch, thân thiện với môi trường và phương tiện hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận đến dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Để làm được điều đó, Nhà nước đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kết cấu hạ tầng (điểm đầu cuối, điểm trung chuyển, điểm dừng, nhà chờ) phục vụ hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt nhằm đảm bảo cự ly tiếp cận thuận tiện của hành khách và cung cấp đầy đủ thông tin về hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.

Đồng thời, với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật, các nhà quản lý cũng sẽ đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành và cung cấp thông tin dịch vụ để đông đảo hành khách có thể tra cứu thông tin về tuyến xe, thời gian và lịch trình một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Bên cạnh đó cũng đã quán triệt quan điểm phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý điều hành mạng lưới tuyến, tăng cường đào tạo đội ngũ lái xe, phụ xe theo hướng chuyên nghiệp hóa nhằm hướng đến một hệ thống dịch vụ xe buýt văn minh và chuyên nghiệp.

Để đáp ứng sự phát triển nhanh của nền kinh tế và những đòi hỏi ngày càng nhiều hơn trong nhu cầu đi lại của người dân cả nước, ngày 03 tháng 4 năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 318/QĐ-TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó đã nêu rõ mục tiêu tổng quát là “nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, giảm chi phí vận tải, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và bảo vệ môi trường, đáp ứng kịp thời, đầy đủ nhu cầu vận tải hàng hóa, hành khách và tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, đưa Việt Nam từng bước trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa và hành khách của khu vực, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trong đó, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách với chi phí phù hợp, góp

phần giảm chi phí logistics của nền kinh tế xuống còn khoảng 15% GDP; hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh trong các đô thị từ loại 1 trở lên, phát triển phương tiện vận tải công cộng sức chứa nhỏ và xe taxi đảm bảo gom khách cho dịch vụ xe buýt và đường sắt đô thị” [1].

Từ mục tiêu tổng quát và cụ thể đó, Chính phủ đưa ra chiến lược phát triển thị trường vận tải, trong đó có đề cập đến nội dung: tăng cường phát triển vận tải hành khách liên tỉnh có cự ly ngắn và trung bình (dưới 500 km); vận tải nội tỉnh và vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt; vận chuyển gom khách cho các tuyến vận tải công cộng. Trong chiến lược vận tải hành khách công cộng trong đô thị cũng chỉ ra cần phải phát triển hợp lý vận tải hành khách công cộng tại các đô thị lớn, nhanh chóng hoàn thiện mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và xe buýt nhanh tại các đô thị từ loại II trở lên. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư cung ứng dịch vụ vận tải hành khách khối lượng lớn như đường sắt đô thị, xe buýt nhanh trên các trục giao thông chính và vành đai giao thông trung tâm của các đô thị đặc biệt.

Ngày 05 tháng 5 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục ban hành quyết định số 13/2015/QĐ-TTg quy định cụ thể về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Quyết định này không chỉ cụ thể hóa chính sách đầu tư quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt mà còn quy định rõ cả về cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phương tiện vận tải, hỗ trợ hoạt động khai thác vận tải, chính sách trợ giá cho người sử dụng dịch vụ… Đảng và Nhà nước chủ trương ưu tiên sử dụng mọi nguồn kinh phí (ngân sách, nguồn vốn vay ODA, nguồn lực địa phương …) để có nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt; miễn thuế nhập khẩu, miễn lệ phí trước bạ, xây dựng chính sách trợ giá hoặc hỗ trợ chi phí cho dịch vụ vận tải bằng xe buýt; miễn, giảm tiền vé cho trẻ em dưới 6 tuổi hoặc người già, người có công với cách mạng, học sinh, sinh viên… là các cơ chế chính sách thiết thực nhất góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện để phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên các tỉnh trong cả nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)