Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp từ các số liệu báo cáo của Công ty Cổ phần thương mại và du lịch Hà Lan, kế hoạch và các báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Kạn từ năm 2015 - 2017; các kết quả nghiên cứu, điều tra, quy hoạch của ngành Giao thông Vận tải đã thực hiện trên địa bàn tỉnh và các tài liệu đã được đăng tải trên báo chí, tạp san, các đề tài khoa học Trung ương và địa phương.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Tài liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra thực tế, phỏng vấn hành khách đã sử dụng dịch vụ và sử dụng thường xuyên dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn thông qua bảng câu hỏi phát ra.

Trên cơ sở đề cương xây dựng và đặc điểm của địa bàn nghiên cứu, tác giả lập phiếu điều tra để phỏng vấn hành khách trên cơ sở các tiêu chí đã xây dựng trước. Để có kết quả đánh giá chính xác về dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh Bắc Kạn, đề tài sẽ lựa chọn quy mô mẫu đủ lớn và việc lựa chọn mẫu điều tra đảm bảo khách quan khi điều tra đối tượng khách hàng thường xuyên sử dụng dịch vụ xe buýt để đi lại từ đó mẫu điều tra đảm bảo tính khách quan, điển hình để tiến hành phân tích và đánh giá và suy rộng cho tổng thể.

Đề tài sử dụng công thức Yamane Taro (1967) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là mức độ chính xác mong muốn. Căn cứ vào báo cáo của đơn vị khai thác vận tải, tổng số lượt hành khách vận chuyển từ tháng 8/2017 đến hết tháng 4/2018 là 173.346 (lượt người), sử dụng mức e là 10% => n = 100 người. Tác giả lựa chọn số lượng hành khách cần điều tra là 100 người.

Tác giả đã thực hiện điều tra phỏng vấn đối tượng khách hàng trả lời họ thường xuyên sử dụng dịch vụ xe buýt để khảo sát tại 6 điểm: 21 hành khách tại

điểm đầu Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông; 21 hành khách tại điểm cuối Thị

trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới; 15 hành khách tại điểm buýt Bệnh viên đa khoa 500 giường; 10 hành khách tại điểm Trung tâm thành phố Bắc Kạn; 13 hành khách tại điểm Nam Đội Thân; 09 hành khách tại điểm Ngã 3 Thác Giềng; 11 hành khách tại điểm Cầu 62.

2.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

2.2.2.1. Tổng hợp và phân tích thông tin

Sử dụng excel, phần mềm SPSS để tính toán, xử lý số liệu thu thập được, phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, từ đó tạo lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ biểu thị các chỉ tiêu.

2.2.2.2. Phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh: Thông qua các chỉ tiêu nghiên cứu, sử dụng phương pháp so sánh để thấy được sự biến động, thay đổi mức chi tiêu cho đi lại trước và sau khi sử dụng phương tiện vận tải hành khách bằng xe buýt.

- Phương pháp thống kê mô tả: Căn cứ trên các tài liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được, sử dụng phương pháp phân tích để tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của hành khách khi đi xe buýt; đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ xe buýt hiện nay và mong muốn của đối tượng khách hàng.

- Phương pháp chuyên gia: Để đảm bảo tính chính xác trong việc đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt, tác giả dự kiến tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong ngành giao thông vận tải, những người am hiểu sâu

sắc về đề tài mà tác giả đang thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả thu thập thêm thông tin của các nhà khoa học đã nghiên cứu các công trình khoa học có liên quan khác, các nhà quản lý tại địa phương.

- Ứng dụng thang đo Likert Scale đo lường kết quả nghiên cứu: Đề tài sử dụng thang đo Likert Scale để đánh giá chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tỉnh Bắc Kạn thông qua việc đo lường thái độ, hành vi và mức độ hài lòng của các hành khách sử dụng dịch vụ xe buýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Thang đo được thể hiện dưới dạng bảng có hai phần: phần nêu nội dung thể hiện bằng một mệnh đề tuyên bố và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó. Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Sử dụng thang đo này, tác giả thu được một phạm vi các mức độ hài lòng của hành khách. Sau đó, giá trị trung bình được tính theo công thức sau:

Điểm trung bình

(X) =

Số người đánh giá mức độ i x mức điểm Pi

Tổng số người tham gia đánh giá

Trong đó, khi hành khách đánh giá rất hài lòng tương ứng với điểm Pi = 5,

hài lòng Pi = 4, bình thường đạt điểm Pi = 3, Không hài lòng có điểm Pi = 2, hoàn

toàn không hài lòng có điểm Pi = 1.

Giá trị khoảng cách = (Giá trị lớn nhất - giá trị nhỏ nhất)/Số khoảng cách = (5-1)/5 = 0,8

Khi đó, với khoảng cách bằng 0,8, mức đánh giá như sau:

+ Từ 1,00 đến 1,80: đạt mức yếu, hoàn toàn không hài lòng (hoàn toàn không đồng ý)

+ Từ 1,81 đến 2,6: đạt mức kém, không hài lòng (không đồng ý) + Từ 2,61 đến 3,4: đạt mức trung bình. (bình thường)

+ Từ 3,41 đến 4,2: đạt mức khá, hài lòng (đồng ý)

+ Từ 4,21 đến 5,00: đạt mức tốt, hành khách rất hài lòng (hoàn toàn đồng ý) - Sử dụng kiểm định Cronbach’s alpha để phân tích độ tin cậy của số liệu nghiên cứu: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s alpha được sử dụng để loại bỏ các biến rác trước khi tiến hành phân tích nhân tố. Mục đích của việc đánh giá độ tin

cậy và giá trị của thang đo là phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ (khả năng giải thích cho một vấn đề nghiên cứu) của tập hợp các biến quan sát trong mô hình thông qua hệ số Cronbach’s alpha và loại bỏ những biến không đạt yêu cầu. Kiểm định độ tin cậy của các biến trong thang đo chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt tại tỉnh Bắc Kạn dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi biến đo lường. Theo Nunnally (1978), thang đo tốt nhất là thang đó có hệ số Cronbach’s alpha của tổng thể có giá trị từ 0,8 trở lên đến gần 1,0.

Kiểm định Cronbach’s alpha được tác giả thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0 để đánh giá chất lượng các thang đo đã xây dựng. Khi tác giả thực hiện kiểm định Cronbach’s alpha cho thấy thang đo đều đạt chất lượng tốt với hệ số Cronbach’s alpha tổng thể đều đạt trên 0,8, đủ tiêu chuẩn sử dụng cho những phân tích tiếp theo. Các Corrected Item-total Correlation đều lớn hơn 0,3 nên không có biến quan sát nào cần loại bỏ. Kết quả kiểm định Cronbach’s alpha được thể hiện chi tiết ở phụ lục.

- Kiểm định KMO: Đề tài sử dụng mô hình thang đo đánh giá sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ vận tải hành khách tại địa bàn nghiên cứu. Sau khi thu thập số liệu, đề tài tiến hành phân tích nhân tố kiểm định mô hình. Phân tích nhân tố là một kỹ thuật phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu rất có ích cho việc xác định các tập hợp biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu. Quan hệ giữa các nhóm biến có liên hệ qua lại lẫn nhau được xem xét dưới dạng một số các nhân tố cơ bản. Sử dụng kiểm định KMO để đánh giá sự thích hợp của mô hình, tập hợp các biến số ảnh hưởng đến nâng cao. Chỉ số KMO thỏa mãn điều kiện 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khá phá phù hợp với dữ liệu thực tế [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)