Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 75)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Hiện trạng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

3.2.4. Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt

Mạng lưới dịch vụ vận tải hành khách công cộng là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng. Nó như huyết mạch của cơ thể sống, nếu thiếu mạng lưới dịch vụ thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển. Phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng bằng xe buýt trong phạm vi toàn tỉnh đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới giao thông ổn định, lâu dài. Các điểm dừng, nhà chờ xe buýt, bến bãi đỗ xe phải phù hợp từng vị trí, lộ trình của từng tuyến phục vụ tốt việc đi lại của xã hội.

Hiện nay, tỉnh Bắc Kạn mới chỉ triển khai đi vào khai thác vận tải 01 tuyến xe buýt số 01: Bạch Thông - Chợ Mới bắt đầu hoạt động từ ngày 25 tháng 8 năm

2017. Tuyến xe buýt này thực hiện khai thác 54 chuyến/ngày, gồm 27 chuyến đi và 27 chuyến về. Hành trình chạy xe bắt đầu từ Thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông (điểm đầu), Bệnh viện đa khoa 500 giường, Trung tâm TP Bắc Kạn, Nam Đội Thân, Ngã 3 Thác Giềng, Cầu 62, Thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới (điểm cuối). Cự ly tuyến dài 60 Km, đã thực hiện xây dựng, lắp đặt 35 biển báo chỉ dẫn điểm dừng xe, 14 nhà chờ xe buýt. Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Hà Lan đã sử dụng 20 đầu xe buýt có trọng tải từ 45 - 50 chỗ ngồi để khai thác tuyến xe buýt này.

Giá vé hiện nay đang áp dụng không được Nhà nước trợ giá nên trong giá vé thể hiện toàn bộ chi phí mà hành khách phải bỏ ra để lựa chọn sử dụng dịch vụ này. Giá vé bao gồm vé chặng, vé cả tuyến và có thể mua vé tháng để sử dụng dịch vụ trong một tháng, thông tin chi tiết như bảng dưới đây:

Bảng 3.4: Thông tin chi tiết về giá vé của tuyến xe buýt số 01: Bạch Thông - Chợ Mới

TT Lộ trình Giá vé lượt Giá vé tháng

1 Nội thành TP Bắc Kạn 7.000 200.000

2 Phủ Thông -Bệnh viện đa khoa 500 Giường 10.000 250.000 3 Phủ Thông - Trung tâm TP Bắc Kạn 15.000 320.000 4 Phủ Thông - Nam Đội Thân 15.000 320.000 5 Phủ Thông - Ngã Ba Thác Giềng 20.000 400.000

6 Phủ Thông - Cầu 62 25.000 450.000

7 Phủ Thông - Thị trấn Chợ Mới 30.000 500.000 Giai đoạn 2: Năm 2018 - 2019 sẽ đi vào hoạt động 02 tuyến là:

Tuyến số 02: Thành phố Bắc Kạn - thị trấn Phủ Thông - thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể - Vườn quốc gia Ba Bể) phục vụ mục đích du lịch.

+ Cự ly tuyến: 58 Km.

+ Hành trình chạy xe: Thành phố Bắc Kạn - xã Cẩm Giàng - xã Quân Bình - xã Tân Tiến - Thị trấn Phủ Thông - xã Vy Hương - xã Mỹ Phương - xã Chu Hương

- xã Yến Dương - xã Địa Linh - thị trấn Chợ Rã - xã Cao Trĩ - Vườn quốc gia Ba Bể (hồ Ba Bể) điểm cuối.

+ Tần xuất bình quân 60 phút/chuyển.

- Tuyến số 03: Thành phố Bắc Kạn - thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) - Nam Mẫu (bờ hồ Ba Bể, huyện Ba Bể).

+ Cự ly tuyến: 84km,

+ Hành trình chạy xe: điểm đầu tại thành phố Bắc Kạn - Trường Cao đẳng cộng đồng - xã Quang Thuận - xã Dương Quang - xã Đông Viên - xã Rã Bản - xã Phương Viên - thị trấn Bằng Lũng - xã Ngọc Phái - xã Quảng Bạch - xã Đồng Lạc - xã Nam Cường - xã Nam Mẫu (điểm cuối).

+ Tần xuất bình quân 50 phút/chuyển.

Theo quy hoạch, giai đoạn từ năm 2020 - năm 2030, tỉnh Bắc Kạn sẽ hoàn thành và mở mới 6 tuyến xe buýt như sau:

- Tuyến số 04: Thành phố Bắc Kạn - huyện Ngân Sơn và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 38 điểm dừng, đỗ và 09 nhà chờ.

- Tuyến số 05: Thành phố Bắc Kạn - Thác Giềng - huyện Na Rì và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 45 điểm dừng, đỗ và 09 nhà chờ.

- Tuyến số 06: Thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể - Bộc Bố, huyện Pác Nặm và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 14 điểm dừng, đỗ và 04 nhà chờ.

- Tuyến số 07: Thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn - Định Hóa (Thái Nguyên) và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 15 điểm dừng, đỗ và 05 nhà chờ.

- Tuyến số 08: Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì - Lãng Ngâm - Nà Phặc - thị trấn Chợ Rã, huyện Ba Bể. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 40 điểm dừng, đỗ và 09 nhà chờ.

- Tuyến số 09: Thị trấn Yến Lạc, huyện Na Rì - thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới và ngược lại. Tần suất trung bình 60 phút/chuyến; gồm 30 điểm dừng, đỗ và 08 nhà chờ.

Bảng 3.5: Thông tin mạng lưới tuyến xe buýt Bắc Kạn

SH

tuyến Tên tuyến Điểm xuất phát Điểm đến

1 Bạch Thông - TT Chợ Mới Bạch Thông Chợ Mới

2 TP Bắc Kạn - TT Chợ Rã TP Bắc Kạn TT Chợ Rã (Vườn Quốc gia Ba Bể)

3 TP Bắc Kạn - Nam Mẫu TP Bắc Kạn Nam Mẫu (bờ hồ Ba Bể) 4 TP Bắc Kạn - Ngân Sơn TP Bắc Kạn Ngân Sơn

5 TP Bắc Kạn - Na Rì TP Bắc Kạn Na Rì

6 TT Chợ Rã - Pác Nặm TT Chợ Rã Huyện Pác Nặm 7 TT Bằng Lũng - Định Hóa

(Thái Nguyên) TT Bằng Lũng Định Hóa (Thái Nguyên) 8 TT Yến Lạc - TT Chợ Rã TT Yến Lạc Thị trấn Chợ Rã

9 TT Yến Lạc - TT Chợ Mới TT Yến Lạc TT chợ Mới

(Nguồn dữ liệu: Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Kạn)

Như vậy, theo quy hoạch đến năm 2030 tỉnh Bắc Kạn sẽ có 09 tuyến xe buýt hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân giữa các huyện trong tỉnh và kết nối đến hai điểm trung tâm của tỉnh Thái Nguyên là tuyến xe buýt số 01 và tuyến buýt số 09 có điểm cuối là thị trấn Chợ Mới, phường Tân Long, Thành phố Thái Nguyên và tuyến xe buýt số 07 có điểm cuối là trung tâm huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Với mạng lưới xe buýt được quy hoạch và bố trí như trên đã đảm bảo tính kết nối giữa các trung tâm của tỉnh Bắc Kạn. Từ thành phố Bắc Kạn đến các trung tâm huyện trong địa bàn tỉnh và với điểm trung tâm thành phố Thái Nguyên (Nơi có rất nhiều các trường đại học - cao đẳng và trung cấp), là trung tâm đào tạo của các tỉnh miền núi phía Bắc và kết nối với tỉnh Cao Bằng, cơ bản đáp ứng nhu cầu đi lại của đông đảm các đối tượng công chức, viên chức, công nhân, học sinh sinh viên và tính kết nối với các tuyến xe buýt từ Chợ Mới đến thị xã Sông Công, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên.

Mạng lưới tuyến xe buýt đã thiết kế đi qua các trung tâm công nghiệp, cụm công nghiệp và các khu trung tâm trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên.

- Tuyến xe buýt số 01: Đi từ Phủ Thông, qua bệnh viện đa khoa 500 giường (đối tượng đi xe buýt là các bệnh nhân ở các huyện đi khám chữa bệnh) - Thác Giềng (Khu du lịch sinh thái Thác Giềng, đền Thác Giềng, suối Thác Giềng và dự án thủy điện Thác Giềng 1&2) - Chợ Mới; Tân Long (Thái Nguyên) từ đây có thể bắt các tuyến xe buýt ngắn vào các trường Đại Học Thái Nguyên, bệnh viện đa khoa Thái Nguyên) rất tiện lợi và đón tuyến xe buýt đi Phú Bình, đi Sông Công, đi Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên (Là trung tâm công nghiệp, khu công nghiệp có nhiều công ty lớn) và kết nôi đến tuyến xe buýt Tân Long - Phố Nỷ (huyện Sóc Sơn, Hà Nội).

- Tuyến xe buýt số 02: Thành phố Bắc Kạn - thị trấn Phủ Thông - thị trấn Chợ Rã (huyện Ba Bể - Vườn quốc gia Ba Bể) phục vụ mục đích du lịch, đảm bảo tính kết nối với hành khách muốn đi du lịch có thể lựa chọn sử dụng tuyến xe buýt số 01 (Chợ Mới - Phủ Thông) và chuyển sang tuyến xe buýt số 02 là có thể đến tham quan du lịch tại Vườn Quốc Gia Ba Bể).

- Tuyến xe buýt số 03: TP Bắc Kạn đến Trường Cao đẳng cộng đồng đi qua các xã Quang Thuận, xã Dương Quang, xã Đông Viên, xã Rã Bản, xã Phương Viên, thị trấn Bằng Lũng, xã Ngọc Phái, xã Quảng Bạch, xã Đồng Lạc, xã Nam Cường, xã Nam Mẫu. Tuyến xe buýt này vừa phục vụ nhu cầu du lịch của các xã, huyện mà tuyến xe đi qua, vừa đáp ứng nhu cầu của người dân đi đến trung tâm thành phố Bắc Kạn (kinh doanh, buôn bán, mua sắm) và sinh viên theo học trường Cao đẳng cộng đồng.

Các tuyến xe buýt khác đảm bảo tính kết nối đến các cụm công nghiệp, khu công nghiệp Ngân Sơn (CCN Pù Pết, CCN Pù Lùng), CCN Côn Minh (huyện Na Rì), Chợ Đồn (CCN Nam Bằng Lũng, Bản Thi, Ngọc Phái), thị xã Bắc Kạn (CCN Huyền Tụng, Lũng Hoàn, Khuổi Cuồng), CCN Lủng Điếc, Phúc Lộc huyện Ba Bể, CCN Yên Hân, Khe Lắc thuộc huyện CHợ Mới, khu công nghiệp Thanh Bình với rất nhiều dự án trong khai thác kim loại như khu khai thác quặng sắt mỏ sắt Bản Phắng, Nà Nọi huyện Ngân Sơn, khu khai thác quặng sắt Sỹ Bình - Huyện Bạch Thông, mỏ sắt Bản Cuôn, Bản Lác huyện Chợ Đồn, sản xuất gang thép tại KCN Thanh Bình, công ty may công nghiệp Bắc Kạn, thị xã Bắc Kạn…

Các tuyến xe buýt khác vừa đảm bảo tính kết nối mạng lưới tuyến buýt giữa các điểm với nhau, vừa góp phần gia tăng quy mô và thu hút mọi đối tượng hành khách sử dụng cho nhiều mục đích.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh bắc kạn (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)