Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Hiện trạng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
3.2.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt
Ban lãnh đạo Tỉnh Bắc Kạn đã chủ trương phát triển cơ sở hạ tầng GTVT tỉnh vừa đảm bảo sự thống nhất, phát triển hài hoà, hợp lý trong toàn tỉnh tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý phù hợp với đa số người dân, đảm bảo khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của tỉnh trong phát triển GTVT. Trong đó, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng đường bộ - phục vụ chủ yếu vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa của tỉnh.
Hiện nay, mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ của tỉnh hiện có khoảng 7.028km, bao gồm: 05 tuyến đường Quốc lộ (QL3, QL3B, QL279, QL3C, QL3 mới Thái Nguyên - Chợ Mới) với tổng chiều dài trên 456,778km; 13 tuyến đường tỉnh (ĐT251, ĐT252, ĐT252B, ĐT253, ĐT253B; ĐT254B, ĐT255, ĐT255B, ĐT256, ĐT257, ĐT257B, ĐT258, ĐT258B) với tổng chiều dài trên 450km đều đạt tiêu chuẩn đường miền núi cấp IV; 65 tuyến đường huyện có tổng chiều dài 520,5km; hơn 1.663km đường liên xã; 66km đường đô thị và khoảng 4.000 km đường nội đồng, thôn xóm nông thôn. Hệ thống cầu đường bộ (<25m) trên các tuyến quốc lộ và tỉnh lộ gồm có 71 cầu với tổng chiều dài khoảng 4.478m. Dự kiến đến năm 2030,
hoàn thành xây dựng mới tuyến đường sắt từ Thái Nguyên đến Chợ Mới (Khu công nghiệp Thanh Bình).
Một số tuyến đường tỉnh, huyện đã được hoàn thành nâng cấp và sửa chữa đạt tiêu chuẩn đường miền núi, là cơ sở để thực hiện và khai thác các tuyến xe buýt theo quy hoạch:
- Tuyến đường QL3B thành phố Bắc Kạn - Bằng Lũng có chiều dài 44 km đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo năm 2012, toàn tuyến đạt đường cấp IV miền núi, có bn = 7,5m, kết cấu mặt đường rải nhựa, các công trình trên tuyến đạt tải trọng H30- XB80, tuyến đường này kết nối sang tỉnh Tuyên Quang.
- Đường tỉnh 258 Phủ Thông - Hồ Ba Bể có chiều dài 54,7 km đã hoàn thành nâng cấp, cải tạo Đoạn từ Km 1+00 - Km 42 + 00 ĐT 258 dài 41 Km, toàn tuyến đạt đường cấp IV miền núi, mặt đường BTN, các công trình trên tuyến đạt tải trọng H30-XB80 đã hoàn thành năm 2015 và nâng cấp, cải tạo Đoạn từ Km 0+00 - Km 1+00 và Km 42 +00 - Km 54+700 ĐT 258 dài 12,7 Km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, có Bn = 7,5m, mặt đường BTN, các công trình trên tuyến đạt tải trọng H30-XB80. Hoàn thành nâng cấp tuyến đường này là cơ sở khai thác tuyến buýt số 02 TT Bắc Kạn - Thị trấn Chợ Rã.
- Hết năm 2018, đường tỉnh 254 (Đèo So - Hồ Ba Bể) dài 70 km đã thực hiện nâng cấp, cải tạo hoàn thành đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, mặt đường bê tông nhựa bằng phẳng, xe chạy tốc độ cao vẫn êm ru, nối thông với quốc lộ 34 sang Pác Nhùng, tỉnh Cao Bằng, là cơ sở để phát triển tuyến xe buýt số 08 và tuyến xe buýt số 09: Thị trấn Chợ Mới (Tân Long, TP Thái nguyên) - TT Yến Lạc - Thị trấn Chợ Rã (Vườn Quốc gia Ba Bể) và tuyến xe buýt số 02 TP Bắc Kạn - TT Chợ Rã.
- Cuối năm 2018, hoàn thành tuyến đường từ TP Bắc Kạn đi Nguyên Phúc - Sĩ Bình - Vũ Muộn - Kim Hỷ - Lạng San - Vũ Loan đi qua Quang Trọng (Cao Bằng) - Đường tỉnh 209 - thành phố Cao Bằng có chiều dài khoảng 75 Km đã đạt tiêu chuẩn đường cấp III miền núi, bề rộng nền đường từ 12 - 9 m, mặt đường bằng bê tông nhựa. Đồng thời đã hoàn thành việc mở mới Đường cứu hộ, cứu nạn tránh Đèo Gió từ Km 197+300 QL3 gặp đường ĐT 252B tại Thượng Quan, huyện Ngân Sơn dài khoảng
15Km đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, Bn = 6,5m, kết cấu mặt đường rải nhựa. Tạo điều kiện khai thác tuyến xe buýt số 04 TP Bắc Kạn - Ngân Sơn.
- Hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo tuyến đoạn Km 165 thành phố Bắc Kạn - Km244 Vũ Loan, Na Rì có chiều dài 75 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp II-III miền núi, Bn 9-12m, kết cấu mặt đường là bê tông nhựa với tổng nguồn vốn đầu tư là 3.003tỷ đồng, là cơ sở để đưa vào khai thác tuyến xe buýt số 05 TP Bắc Kạn - Na Rì.
- Hoàn thành việc nâng cấp, cải tạo tuyến đường từ Km 54+700 ĐT 258 - Km 39+600 ĐT 258 và đi trùng QL 279 qua Cao Thượng - Cổ Linh lên Bộc Bố (Pác Nặm) - Nhạn Môn - Yên Thổ (Cao Bằng) dài 55 Km nối QL 34 đạt đường cấp IV miền núi, có Bn = 7,5m, kết cấu mặt đường rải nhựa, các công trình trên tuyến đạt tải trọng H30-XB80, là cơ sở khai thác tuyến xe buýt số 06- thị trấn Chợ Rã - Pắc Nặm năm 2020.
Về hệ thống bến xe phục vụ vận tải, hiện nay tỉnh Bắc Kạn có 05 bến xe ôtô khách gồm các bến: Bến xe ô tô khách Bắc Kạn, Bến xe huyện Na Rì, Bến xe huyện Ba Bể, Bến xe huyện Chợ Đồn, Bến xe huyện Pác Nặm. Trong đó Bến xe ô tô khách Bắc Kạn (tại thành phố Bắc Kạn) đạt tiêu chuẩn loại III; Bến xe huyện Na Rì, huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể đạt tiêu chuẩn bến xe loại IV; Bến xe huyện Chợ Đồn đạt tiêu chuẩn trên loại VI (về diện tích) và đang được đầu tư xây dựng ở vị trí mới; Các huyện chưa có Bến xe là huyện Chợ Mới, huyện Bạch Thông và huyện Ngân Sơn. Hiện trạng các bến xe được thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 3.3: Hiện trạng hệ thống bến xe tỉnh Bắc Kạn TT Vị trí Diện tích (m2) Số lượng xe/ngày
Năm đưa vào khai thác
1 Bến xe ô tô khách Bắc Kạn (loại 3) 5.790 90 xe/ngày 2001 2 Bến xe huyện Na Rì: (loại 4) 3.000 22 xe/ngày 2009 3 Bến xe huyện Ba Bể (loại 4) 3.000 28 xe/ngày 2017 4 Bến xe huyện Chợ Đồn (loại 6) 720 32 xe/ngày 2007 5 Bến xe huyện Pác Nặm (loại 4) 2.700 12 xe/ngày 2010
Theo kết quả thống kê Sở Giao thông Vận tải, hiện tại trên toàn tỉnh có 513 điểm dừng đỗ trong đó có 74 điểm có hệ thống nhà chờ, các điểm còn lại bố trí biển báo hiệu điểm dừng xe buýt. Các điểm dừng đỗ được bố trí dọc theo các tuyến đường chính, khoảng cách giữa các điểm dừng đỗ trung bình là 800m.