5. Kết cấu của đề tài
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1.Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1.1.Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Chủ yếu từ các nguồn, các văn bản pháp quy của Nhà nước, các công trình khoa học và tác phẩm nghiên cứu liên quan, tạp chí, sách báo, tập san, báo cáo khoa học chuyên ngành đã được công bố. Số liệu của Phòng, Ban ngành của Thành phố và tỉnh Thái Nguyên.
Tác giả cũng kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó để phục vụ cho việc nghiên cứu tổng quan tài liệu, làm rõ được đặc điểm địa bàn nghiên cứu và để đánh giá thực trạng nguồn nhân lực để đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển nguồn nhân lực ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên.
Các thông tin đã công bố cần thiết cho nghiên cứu được thu thập từ các nguồn có độ tin cậy cao và mang tính chính thống: Cục thống kê của tỉnh, Chi cục Thống kê Thành phố, Phòng Kinh tế Thành phố, Sở kế hoạch và Đầu tư.. và các nguồn tài liệu đáng tin cậy khác.
2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu phân tích để thực hiện nội dung nghiên cứu của đề tài. Số liệu sơ cấp được tổ chức điều tra trực tiếp trên cơ sở xác định các mẫu điều tra theo quy định của điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên.
* Đối tượng khảo sát: Nghiên cứu này được thực hiện tại Công ty nước sạch Thái Nguyên và các xí nghiệp khai thác nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng khảo sát là các cán bộ quản lý Công ty nước sạch, các công nhân lao động ngành nước đang làm tại Công ty và các xí nghiệp nước sạch.
Số lượng NNL hiện nay đang công tác trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên tính đến ngày 31/12/2018 là 450 người. Áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:
n =
N 1+N.e2
Trong đó:
n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%)
Tác giả tính được n = 211 người. Khảo sát 211 mẫu (Các cán bộ quản lý, nhân viên và công nhân ngành nước sạch)
Bảng 2.1: Phân bổ mẫu nghiên cứu
Đối tượng khảo sát Tổng thể Tỷ lệ (%) Mẫu nghiên cứu
Lãnh đạo 65 14,44 30
Người lao động 385 85,56 181
Tổng 450 100 211
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Thông tin nghiên cứu: Được thu thập bằng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các cán bộ, nhân viên và công nhân ngành nước sạch trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên. Phát ra 211 bảng câu hỏi phỏng vấn loại bỏ những bảng câu không hợp lệ hoặc bỏ trống, xem xét có đạt tiêu chuẩn số lượng trong thiết kế mẫu đã đề ra.
* Mục đích khảo sát: thu thập những số liệu, thông tin về thực trạng chất lượng nguồn lao động đang làm việc tại các công ty xí nghiệp nước sạch trên địa bàn tỉnh để phục vụ cho việc tính toán các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài.
Thời gian bắt đầu thu thập mẫu: Tháng 3 năm 2018.
giá nguồn nhân lực (tình trạng nguồn lao động hiện tại, tình trạng sức khỏe lao động, tình trạng trí lực của lao động ngành nước...).
Số liệu sơ cấp sẽ được thu thập bằng các phương pháp như: Phương pháp quan sát, Phương pháp phỏng vấn. Cụ thể như sau:
* Phương pháp phỏng vấn:
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn các đối tượng được chọn. Đây là phương pháp để biết được ý kiến, dự định của đối tượng nghiên cứu (nhân lực nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên). Tuy nhiên, phương pháp phỏng vấn cũng có các nhược điểm nhất định. Đó là chi phí cao, tốn kém thời gian và nhiều khi người được phỏng vấn không trả lời hoặc trả lời không trung thực (đặc biệt đối với người châu Á).
Phỏng vấn có thể được tiến hành bằng cách phỏng vấn nhanh trực tiếp
cá nhân,, phỏng vấn nhóm tập trung, phỏng vấn qua điện thoại và phỏng vấn qua thư hoặc email. Trong luận văn tác giả ưu tiên phỏng vấn nhanh trực tiếp cá nhân vì ưu điểm ít tốn kém về chi phí và thời gian cũng như trung thực
khách quan hơn so với các phương pháp phỏng vấn khác.