Cơ cấu nguồn nhân lực ngànhnước sạch tỉnh Thái Nguyên gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 67)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.2. Cơ cấu nguồn nhân lực ngànhnước sạch tỉnh Thái Nguyên gia

3.2.2.1. Nguồn nhân lực trong ngành nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên a.Về quy mô và giới tính

Quy mô nguồn nhân lực trong ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên tính đến năm 2018 có 450 người, giảm so với năm 2016 (có 486 người) và năm 2017 (có 465 người). Nguyên nhân của tình trạng này là do ngành nước sạch của tỉnh thực hiện cổ phần hóa, để nâng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp cung cấp nước sạch khác bản thân ngành phải thực hiện tinh giản số lượng nguồn nhân lực không đáp ứng yêu cầu công việc hiện tại.

Bảng 3.2: Quy mô nguồn nhân lực trong ngành nước sạch của Tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh 17/16 (%) So sánh 18/17 (%) Tốc độ phát triển BQ (%) Tổng số 486 465 450 95,68 96,77 96,22 Giới tính Nam 276 262 255 94,93 97,33 96,13 Nữ 210 203 195 96,67 96,06 96,36

(Nguồn: Văn phòng Sở - Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên)

Do đặc thù của ngành nước sạch tỉnh hiện nay được quản lý bởi Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, đây là lĩnh vực được coi là độc quyền tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên, sản phẩm nước sạch được phân bố toàn tỉnh, cho nên sử dụng khác nhiều nguồn nhân lực ở từng địa bàn thành phố/thị xã/huyện, đòi hỏi số lượng nhân lực là nam giới làm công tác kỹ thuật và

ngoài trời chiếm quy mô lớn hơn nữ giới, năm 2016 nam có 276 người, nữ có 210 người; năm 2017 nam có 262 người, nữ có 203 người; năm 2018 nam có 255 ngươi, nữ có 195 người. Nằm trong lộ trình cổ phần hóa nên số lượng nam và nữ giảm hàng năm, năm 2017 nam giảm còn 94,93% so với năm 2016, năm 2018 giảm còn 96,13% so với năm 2017; đối với nữ, năm 2017 nữ giảm con 96,67% so với năm 2016; năm 2018 giảm còn 96,06 so với năm 2017. Như vậy với yêu cầu đặc thù của ngành đã cho thấy, quy mô giới tính mà ngành sử dụng là phù hợp.

b. Về độ tuổi

Quy mô độ tuổi của nguồn nhân lực nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 thay đổi hàng năm. Cụ thể:

Bảng 3.3: Cơ cấu độ tuổi của nguồn nhân lực ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Chỉ tiêu

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số (người) 486 100 465 100 450 100 <30 tuổi 184 37,86 178 38,28 170 37,78 31-40 tuổi 143 29,42 140 30,11 135 30,00 41-50 tuổi 145 29,84 132 28,39 127 28,22 51-60 tuổi 14 2,88 15 3,23 18 4,00

(Nguồn: Văn phòng Sở - Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên)

Cơ cấu độ tuổi NNL ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên chủ yếu là độ tuổi dưới 40, nhóm tuổi từ dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2016 chiếm 37,86%, năm 2017 chiếm 38,28% và năm 2018 chiếm 37,78%. Nhóm tuổi từ 31-40 tuổi xếp thứ hai, năm 2016 chiếm 29,42%, năm 2017 chiếm 30,11% và năm 2018 chiếm 30,0%, nhóm tuổi từ 41-50 năm 2016 chiếm

29,84%, năm 2017 chiếm 28,39% và năm 2018 chiếm 28,22%; nhóm tuổi tờ 51-60 tuổi, năm 2016 chiếm 2,88%, năm 2017 chiếm 3,23% và năm 2018 chiếm 4%. Như vậy, kết cấu độ tuổi NNL ngành nước sạch là kết cấu trẻ chiếm tỷ trọng chủ yếu, phù hợp với đặc thù ngành phân tán địa bàn, công việc ngoài trời đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, nặng nhọc.

3.2.2.2. Sản phẩm và phân bổ nhân lực trong các dự án phát triển ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên

a.Sản phẩm

Hiện nay ngành nước sạch Thái Nguyên đã mở rộng hoạt động, đa dạng hóa dịch vụ nhằm đảm bảo và phát triển công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Ngành có ngành nghề kinh doanh là mua bán nước sạch, nước uống không có cồn; lập dự án đầu tư, tư vấn, giám sát, thi công hạ tầng kỹ thuật cấp thoát nước… Trong thời gian qua, mặc dù gặp không ít khó khăn nhưng với sự lãnh đạo linh hoạt, sáng tạo và sự nỗ lực của tập thể NNL ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên luôn đạt và vượt những chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Giai đoạn 2016-2018, mỗi năm tăng trưởng bình quân đạt 10%/năm và thu nhập bình quân của NNL đạt 6 triệu đồng/người/tháng và đóng ngân sách nhà nước trên 10 tỷ đồng/năm.

b. Phân bổ nguồn nhân lực trong các dự án

Hàng năm, ngành nước sạch có các dự án như sửa chữa và nâng cấp đường cấp nước, dự án nước sạch nông thôn, dự án nước sạch các khu dân cư thành thị, dự án nước sạch cho các khu công nghiệp,….

Bảng 3.4: Phân bổ nguồn nhân lực tham gia các dự án của ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Tổng số (người) 486 100 465 100 450 100 NNL tham gia dự án 205 42,18 237 50,97 245 54,44 NNL ngoài dự án 281 57,82 228 49,03 205 45,56

(Nguồn: Văn phòng Sở - Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên)

Để thực hiện các dự án thành công đòi hỏi quy mô nguồn nhân lực tham gia các dự án khá đông, năm 2016 số NNL tham gia dự án là 205 người, chiếm 42,18%, năm 2017 có 237 người, chiếm 50,97% và năm 2018 có 245 người, chiếm 54,44%. Quy mô NNL này là quy mô số lượng nằm trong danh sách thực hiện các khâu của dự án, mỗi địa bàn, tính chất hoạt động của dự án khác nhau mà quy mô NNL đòi hỏi đáp ứng là khác nhau. Nhìn chung, NNL đảm bảo về quy mô số lượng phân bổ thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

3.2.2.3. Thực trạng phát triển công nghệ trong các dự án của ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên

Với sự nỗ lực của mình, trong những năm qua ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên đã đóng góp vào việc cải thiện đáng kể hệ thống cơ sở hạ tầng cấp nước, số lượng người được sử dụng nước sạch tăng nhanh đồng thời nâng cao ý thức cho nhân dân trong việc sử dụng nước sạch tiết kiệm, hiệu quả. Có được kết quả trên, Ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được Trung tâm đánh giá chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT. Văn phòng kinh doanh nước sạch được quản lý bởi Sở NN&PTNT tỉnh Thái Nguyên, đã được tin học hóa, các phần mềm kế toán, quản lý khách hàng… được ứng dụng và phát huy hiệu quả cao. Ngành nước sạch đã sản xuất và cung cấp cho người dân Thành phố đã

áp dụng thành công nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến, hiện đại, đem lại nhiều lợi ích trong đời sống như: Chuyển đổi thành công sử dụng PAC (Poly Aluminium Chloride) lỏng làm chất keo tụ thay thế cho phèn nhôm trong xử lý nước; trang bị biến tần cho các nhà máy giúp điều chỉnh được chế độ vận hành trạm bơm linh hoạt phù hợp với yêu cầu của mạng lưới cấp nước; ứng dụng thành công phần mềm thủy lực (WATERGEMs) vào hoạt động quản lý vận hành, phát triển hệ thống cấp nước.

Ngành đã triển khai được hệ thống GIS (thông tin địa lý) cho mạng lưới cấp nước Thành phố, góp phần nâng cao năng lực quản lý cấp nước, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu phục vụ công tác vận hành hệ thống cấp nước. Cụ thể, nếu như trước đây, hệ thống cơ sở dữ liệu, lịch sử quản lý tài sản mạng cấp nước được lưu trữ rời rạc, phụ thuộc vào các đơn vị quản lý địa bàn cấp nước, thì với hệ thống quản lý mới này, các thông tin cơ sở dữ liệu hệ thống cấp nước sẽ được thể hiện tập trung, đầy đủ và cập nhật thường xuyên. Nhờ đó, tăng cường khả năng kiểm tra, giám sát, truy xuất, khai thác các nguồn dữ liệu phục vụ có hiệu quả công tác quản lý và vận hành hệ thống cấp nước.

Ngành đã ứng dụng thành công giải pháp thi công đấu nối ống cấp nước bằng công nghệ sử dụng van Linestop (cắt tê không ngưng nước) trong công tác di dời đường ống cấp nước phi 2000 khu vực 02 ở thành phố (Thái Nguyên và Sông Công) và 01 thị xã (Phổ Yên).

Như vậy, ngành nước sạch Thái Nguyên đã có bước triển khai rất khẩn trương về ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và cung cấp nước sạch cho địa bàn, đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với NNL của ngành, đòi hỏi chất lượng NNL cần tăng cường về trình độ để kịp thời đáp ứng trước

biến đổi về công nghệ mới của ngành nước sạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh thái nguyên (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)