5. Kết cấu của đề tài
3.3.1. Nhóm nhân tố bên ngoài
a. Về kinh tế
Việt Nam đã có thêm một năm kinh tế vĩ mô ổn định. Không những thế, với tăng trưởng GDP ở mức ngoạn mục là 6,81%, kinh tế Việt Nam đã có một năm đạt thắng lợi kép.
Trong khi đó, cũng theo Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản tháng 12/2017 tăng 0,11% so với tháng trước và tăng 1,29% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát cơ bản bình quân năm 2017 tăng 1,41% so với bình quân năm 2016. Đây là mức tăng khá thấp, tiếp tục khẳng định xu hướng ổn định vững chắc của nền kinh tế.
Quay trở lại với diễn biến giá cả thị trường tháng 12/2018, nhóm thuốc và dịch vụ y tế là nhóm có tốc độ tăng giá cao nhất, lên tới 2,55% (trong đó dịch vụ y tế tăng 3,30%). Lý do là vì trong tháng có 15 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương điều chỉnh tăng giá dịch vụ y tế (tác động làm CPI chung tăng khoảng 0,13%).
Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam từ 2008-2018
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Nền kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trường phục hồi từ năm 2014- 2018 (chi tiết hình 3.5), đến năm 2017 tăng trưởng kinh tế đạt 7.08%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra, và là mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua, theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê. Đặc biệt, nền kinh tế trong hai quý cuối năm đều ghi nhận mức tăng trưởng trên 7%. DP đầu người năm 2017 đạt 53,5 triệu đồng/năm (2.385 USD), tăng 170 USD so với 2016. Diễn đàn Kinh tế thế giới xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam tăng 5 bậc, lên thứ 55/137; Ngân hàng Thế giới xếp hạng về môi trường kinh doanh của Việt Nam tăng 14 bậc, lên thứ 68/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Chỉ số phát triển bền vững của Việt Nam năm 2018 tăng 20 bậc, lên mức 68/157 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Đối với nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên, trong giai đoạn 2016-2018 vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực.
Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2017 ước tính tăng 15,2% so với năm 2016; trong đó khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 5,3%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm vào tốc độ chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 21,7%, đóng góp 11,2 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,6%, đóng góp 3,2 điểm % vào tốc độ tăng trưởng chung.
Như vậy kinh tế tỉnh Thái Nguyên chuyển dịch mạnh mẽ sang xu hướng nâng cao tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản. Về công nghiệp-xây dựng, năm 2016, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng chiếm 49,4%, năm 2017 chiếm 51,2% và năm 2018 chiếm 55,4%. Về dịch vụ, năm 2016 tỷ trọng dịch vụ chiếm 33,9%, năm 2017chiếm 33% và năm 2018 chiếm 32%. Về nông, lâm nghiệp, thủy sản, năm 2016 chiếm tỷ trọng là 16,7%, năm 2017 chiếm 15,8% và năm 2018 chiếm 12,6%.
ĐVT: %
Hình 3.3: Cơ cấu kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn2016-2018
Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người theo giá thực tế tăng, năm 2016 đạt 45,4 triệu đồng/người/năm, năm 2017 đạt 52 triệu đồng/người/năm, năm 2018 đạt 68 triệu đồng/người/năm. Nếu tính theo đô la Mỹ, GRDP bình quân đầu người tỉnh Thái Nguyên tăng, năm 2016 đạt 2.078 USD/người/năm; năm 2017 đạt 2.325 USD/người/năm, năm 2018đạt 2.880 USD/người/năm, vượt trên mức bình quân chung của cả nước (cả nước là 48,5 triệu đồng/người/năm hoặc 2.215 USD/người/năm).Như vậy nền kinh tế quốc gia và nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên có nhiều tích cực. Đây là nhân tố có ảnh hưởng thuận lợi đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành trong các hoạt động nâng cao trình độ, điều kiện về lương, trợ cấp, thu nhập hàng tháng,…
b.Về khoa học công nghệ
Việt Nam đang bắt đầu bước vào một giai đoạn phát triển và hội nhập mới. Trong giai đoạn 2016-2020, công nghiệp hóa theo hướng hiện đại hóa đã được xác định là trọng tâm của chiến lược phát triển quốc gia. Cuộc cách mạng sản xuất mới có thể mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đồng thời cũng đưa đến những thách thức đối với quá trình phát triển.
(Nguồn: http://hvcsnd.edu.vn)
Chúng ta cần tận dụng những sức mạnh sẵn có và nắm lấy cơ hội để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này, cần hình thành một tầm nhìn toàn diện và thống nhất mang tính toàn cầu về cách thức công nghệ tác động tới cuộc sống cũng như định hình lại môi trường kinh tế, xã hội, văn hóa và con người Việt Nam, đó là:
Thứ nhất, với các doanh nghiệp Việt Nam cần tập trung ứng dụng
KH&CN trong sản xuất, đổi mới sáng tạo trong mô hình tổ chức và cách thức kinh doanh của mình;
Thứ hai,với công tác quản lý khoa học công nghệ cần ban hành các
chính sách nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng KH&CN đối với các doanh nghiệp Việt Nam, để khai thác được cơ hội mở ra từ cuộc CMCN 4.0;
Thứ ba, về mặt Giáo dục và Đào tạo, cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ
đặt ra những yêu cầu mới và cao hơn đối với người lao động; yêu cầu người lao động phải có đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ được các công nghệ mới, làm việc trong thời cuộc mới. Để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra đối với người lao động, bên cạnh các chính sách về lao động, việc làm, các chính sách trong lĩnh vực giáo dục cũng cần có những điều chỉnh phù hợp.
Tác động cuộc cách mạng khoa học 4.0 tác động lớn đến thị trường lao động: cuộc cách mạng này có thể mang lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động. Khi tự động hóa thay thế cho người lao động trong toàn bộ nền kinh tế, sự thay thế ròng người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao động. Mặt khác, quá trình con người được thay thế bằng công nghệ này cũng có thể sẽ dẫn đến sự gia tăng các việc làm an toàn và thu nhập cao hơn.Vào thời điểm này, chúng ta không thể lường trước được kịch bản nào có khả năng sẽ diễn ra và lịch sử cho thấy rằng đó có thể sẽ
là một sự kết hợp của cả hai kịch bản. Tuy nhiên, có thể thấy là tri thức, chứ không phải là vốn, sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai. Điều này sẽ làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó sẽ dẫn đến sự gia tăng bức xúc xã hội. Tự động hóa ban đầu sẽ ảnh hưởng đến công việc văn phòng, bán hàng, dịch vụ khách hàng, và các ngành hỗ trợ.
Đối với ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên, là đơn vị nằm tại tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, trình độ ứng dụng công nghệ trong kinh doanh nước sạch còn hạn chế. Chủ yếu sử dụng sức người, chưa ứng dụng máy móc, công nghệ tiên tiến như tự động hoặc bán tự động máy lọc, công nghệ áp dụng tại bể chứa, rô bốt phục vụ cho địa hình phức tạp,…Như vậy NNL tại ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên sẽ chịu tác động của khoa học công nghệ hiện đại và NNL nếu bản thân không nỗ lực học tập, sáng tạo, nguy cơ máy móc thay thế là hoàn toàn xảy ra. Đây là nhân tố vừa ảnh hưởng thuận lợi và bất lợi đến NNL của ngành.
c.Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
Hội nhập quốc tế nước ta trong 5 - 10 năm tới sẽ tập trung vào các trọng tâm sau, trong đó 2016 và 2018 là những giai đoạn quan trọng, đó là:
+ Nỗ lực hoàn tất các cam kết quốc tế lớn có thời hạn vào 2016- 2020 nhằm nâng tầm hội nhập quốc tế, trong đó ưu tiên:
Một là, cam kết xây dựng Cộng đồng ASEAN, Tầm nhìn ASEAN đến năm 2025;
Hai là, cam kết gia nhập WTO (thời hạn 31/12/2018), các Mục tiêu Bô-
go của APEC về tự do hóa thương mại và đầu tư vào năm 2020…
+ Hoàn tất đàm phán và thực thi các Hiệp định FTA, trong đó thúc đẩy sớm ký kết, phê chuẩn và thực thi TPP, các FTA với Liên minh Kinh tế Á - Âu, EU và Hàn Quốc; hoàn tất đàm phán RCEP và FTA với Khối thương mại tự do châu Âu (EFTA); các cam kết trong 8 FTA đã ký… Các
FTA của ASEAN (AFTA), ASEAN với Trung Quốc, Hàn Quốc có thời hạn cắt giảm thuế năm 2018.
+ Nâng tầm hội nhập quốc tế trên các tầng nấc, cơ chế liên kết theo hướng đẩy mạnh chủ động đóng góp, tiếp cận đa ngành, đa phương, đề cao nội hàm phát triển, nhất là trong các khuôn khổ đa phương và trong các vấn đề mà ta quan tâm, có lợi ích như đối tác phát triển, giảm nghèo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, an ninh hàng hải…
+ Nỗ lực tạo đột phá trong vận động các đối tác, nhất là các đối tác lớn, sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của ta trước thời hạn 2018 (là thời điểm kinh tế nước ta được công nhận là nền kinh tế thị trường theo thỏa thuận gia nhập WTO). Xử lý hiệu quả tranh chấp, vướng mắc kinh tế, thương mại nhằm bảo đảm lợi ích của người lao động và doanh nghiệp.
Với xu thế chuyển dịch lao động giữa các nước tham gia FTA, thách thức đối với các cơ quan, doanh nghiệp, hiệp hội, người lao động trong nước là sức ép về trình độ, tri thức và tay nghề, nguy cơ tranh chấp quốc tế (các FTA mới có quy định cao về giải quyết tranh chấp)… Trong khi lực lượng lao động nước ta chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ trọng lớn, số lao động có trình độ chuyên môn và tay nghề cao còn thiếu; Đội ngũ cán bộ, NNL nước ta thiếu và hạn chế về năng lực hội nhập; thiếu đội ngũ luật sư giỏi để giải quyết các tranh chấp thương mại và tư vấn cho các doanh nghiệp. Đây là nhân tố tác động làm thay đổi chất lượng NNL của ngành nước sạch tỉnh Thái Nguyên.