Chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

a. Công tác sử dụng và đánh giá công chức

Tỷ lệ công chức làm đúng vị trí công việc được tuyển dụng (năm i) = Số lượng NNL làm đúng vị trí công việc được tuyển (năm i)

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm đánh giá tỷ lệ NNL được sử dụng đúng vị trí như lúc đầu được tuyển dụng theo từng vị trí công việc ở mức độ nào. Nếu tỷ lệ này càng cao chứng tỏ NNL được làm việc đúng vị trí và ngược lại.

Tỷ lệ phân loại

NNL =

Số lượng NNL phân loại

theo mức độ (1-4) x 100% Tổng số NNL trong tổ chức

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh mức độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ công việc được giao của NNL tại Cục theo các mức độ: mức 1-Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; mức 2- hoàn thành tốt nhiệm vụ; mức 3: hoàn thành nhiệm vụ và mức 4- không hoàn thành nhiệm vụ. Tỷ lệ của chỉ tiêu mức 1, 2 càng cao càng tốt, rất hạn chế mức 3,4.

b. Công tác điều động, luân chuyển công chức

Tỷ lệ NNL điều động, luân chuyển (năm i) =

Số lượng NNL được điều động, luân

chuyển (năm i) x 100% Tổng số NNL trong tổ chức (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh Cục đã thực hiện công tác điều động, luân chuyển NNL ở mức độ nào, nếu có tỷ lệ hợp lý sẽ đã phát huy tốt tác dụng, phát huy được năng lực sở trường của cán bộ, cũng như việc sắp xếp đúng

người, đúng việc đã giúp ngành hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

c. Công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng công chức

Tỷ lệ NNL

quy hoạch (năm i) =

Số lượng NNL quy hoạch (năm i)

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác quy hoạch NNL của Cục được dựa trên cơ sở nào: theo chức danh, tuổi, giới tính, trình độ chuyên môn, trình độ chính trị.

Tỷ lệ NNL thao gia đào tạo, bồi dưỡng (năm i) =

Số lượng NNL tham gia đào tạo, bồi dưỡng (năm i)

x 100% Tổng số NNL trong tổ chức (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng của NNL ở các khía cạnh: đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

d. Công tác đãi ngộ, khen thưởng công chức

Tỷ lệ NNL đãi ngộ,

khen thưởng (năm i) =

Số lượng NNL được đãi ngộ, khen

thưởng (năm i) x 100% Tổng số NNL trong tổ chức (năm i)

Chỉ tiêu này nhằm xem xét các NNL tại Cục được hưởng những đãi ngộ và khen thưởng như thế nào. Đây là căn cứ giúp lãnh đạo đơn vị lựa chọn, bố trí NNL có thành tích xuất sắc vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của phòng, tạo điều kiện thăng tiến cho NNL tại Cục.

Chương 3

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH NƯỚC SẠCH TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1.Tổng quan về sự phát triển của ngành nước sạch Tỉnh Thái Nguyên

Thái Nguyên là 1 trong 21 tỉnh của cả nước nhận được sự hỗ trợ của chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” vốn vay Ngân hàng Thế giới. Đến nay, Thái Nguyên đã có trên 730 nghìn người dân nông thôn ở 9/9 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, tương ứng tỷ lệ 90,2% dân số nông thôn.

Thái Nguyên là một trong những địa phương dẫn đầu các tỉnh miền núi phía Bắc về số công trình cấp nước và tỷ lệ người dân nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Với hơn 200 công trình cấp nước sinh hoạt được đầu tư đã giải quyết cơ bản tình trạng thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng ở một số vùng khô hạn do địa hình và nguồn nước ngầm bị ô nhiễm.

Dự án cấp nước sạch nông thôn của Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” tại Thái Nguyên đã giải phóng phụ nữ trong nhiều công việc nặng nhọc liên quan đến nước sạch và vệ sinh, cải thiện điều kiện vật chất và góp phần thực hiện bình đẳng giới, giảm gánh nặng hàng ngày phải đi lấy nước xa khu dân cư, nhất là các hộ dân vùng ven biển, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi.

Việc người dân nông thôn Thái Nguyên được tiếp cận với nguồn nước sạch và điều kiện vệ sinh được cải thiện sẽ làm giảm tình trạng bệnh tật trong khu dân cư, đặc biệt là các bệnh liên quan đến nguồn nước và vệ sinh như thương hàn, tiêu chảy, lỵ, sốt rét, tả, phụ khoa…và một số bệnh thường gặp, nhất đối với trẻ em, phụ nữ, giảm chi phí khám chữa bệnh cho gia đình và xã hội, góp phần đảm bảo và tăng cường sức khoẻ cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.

Việc cung cấp nước sạch ở những vùng khan hiếm nước cũng giúp giảm chi phí sử dụng nước và góp phần cải thiện điều kiện kinh tế xã hội, góp phần nâng cao nếp sống văn hoá, văn minh, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường, đặc biệt là vùng miền núi, đồng bào dân tộc, vùng sâu, vùng xa; xoá bỏ dần tập quán sinh hoạt lạc hậu, thiếu vệ sinh của người dân nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số. Hạn chế sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng nông thôn, góp phần hạn chế sự di dân ồ ạt vào đô thị và di cư tự do ở các vùng khan hiếm nước. Theo kế hoạch, Thái Nguyên tăng cường tiếp cận bền vững nước sạch và vệ sinh nông thôn thuộc các xã trên địa bàn toàn tỉnh, góp phần đảm bảo đến năm 2020 số người dân có nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% (trong đó có 70% đạt quy chuẩn 02 của Bộ Y tế), 100 % số trường học và trạm Y tế có nhà tiêu hợp vệ sinh và công trình nước sạch.

Chương trình “Mở rộng quy mô vệ sinh và nước sạch nông thôn dựa trên kết quả” là một chương trình mang tính nhân văn sâu sắc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự hưởng ứng tích cực của người dân và sự hỗ trợ của quốc tế. Tuy nhiên, để đảm bảo tính bền vững của chương trình, bên cạnh việc tiếp tục ưu tiên cao về vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương, vốn tín dụng ưu đãi cho chương trình hàng năm cũng như tranh thủ thu hút vận động nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, còn cần phải đẩy nhanh hoàn thiện thể chế, chính sách cũng như tăng cường năng lực thực hiện ở các cấp, sự cam kết của các cấp chính quyền, nhất là cấp cơ sở, đồng thời tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và sự vào cuộc của cả cộng đồng.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, trên địa bàn tỉnh hiện có 221 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, trong số đó vẫn còn nhiều công trình hoạt động kém hiệu quả.

Trong 221 công trình cấp nước sinh hoạt hiện có: 42 công trình đang hoạt động hiệu quả (chiếm 19%); 42 công trình hoạt động trung bình (chiếm 42%); 87 công trình hoạt động kém hiệu quả (chiếm 39%).

Nguyên nhân khiến nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn tỉnh hoạt động kém hiệu quả một phần do các công trình đầu tư xây dựng đã lâu năm nhưng không được bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên nên bị xuống cấp. Mặt khác, công tác quản lý, vận hành công trình sau đầu tư chưa được các địa phương quan tâm đúng mức, nhiều nơi còn buông lỏng quản lý. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, vận hành các công trình cấp nước sinh hoạt chưa được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ dẫn đến việc khai thác kém hiệu quả…

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có văn bản yêu cầu các địa phương tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Theo đó, UBND tỉnh đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã khẩn trương tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng toàn bộ các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung trên địa bàn. Từ đó, đề xuất giải pháp sửa chữa và phương án quản lý, vận hành sao cho hiệu quả; đồng thời, kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân, đơn vị trong việc để các công trình cấp nước tập trung xuống cấp, hoạt động kém hiệu quả hoặc không hoạt động gây lãng phí nguồn lực đầu tư của Nhà nước.

Chức năng:

Tổ chức sản xuất nước sạch đảm bảo theo tiêu chuẩn nhà nước quy định, duy trì ổn định lưu lượng, áp lực nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại địa bàn; quản lý, vận hành hệ thống công nghệ, trạm bơm tăng áp và các công trình được giao quản lý, đảm bảo an toàn hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí.

Quản lý, vận hành mạng lưới đường ống cấp nước, kiểm soát rò rỉ chống thất thoát nước; quản lý vận hành van, mạng cấp nước trên địa bàn

được giao;

Quản lý khách hàng, ghi đọc số tiêu thụ và theo dõi đồng hồ đo nước; tổ chức thu tiền sử dụng các hộ dân, cơ quan, đơn vị trên địa bàn.

Quản lý và thi công các công trình, phát triển khách hàng và dịch chuyển tháo dỡ, lắp đặt các tuyến ống cấp nước trên địa bàn.

Chủ động đầu tư mở rộng sản xuất các sản phẩm và dịch vụ xây lắp, sửa chữa, sản xuất phụ để tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Nhiệm vụ

Quản lý công nghệ, tài sản, tiền vốn và lao động; quản lý nhà cửa, đất đai theo chỉ giới; bảo vệ cảnh quan, môi trường trong phạm vi ngành được giao;

Tổ chức sản xuất, vận hành, xử lý nước đảm bảo chất lượng nước sạch theo tiêu chuẩn Nhà nước quy định, duy trì ổn định, lưu lượng, áp lực để cung cấp dịch vụ theo nhu cầu khách hàng.

Quản lý hệ thống mạng lưới đường ống cấp nước; kiểm tra, kiểm soát nhằm kịp thời phát hiện sự cố, điểm vỡ, rò rỉ để khắc phục, sửa chữa kịp thời; vận hành mạng lưới, điều tiết áp lực; lưu lượng nước trên mạng lưới đảm bảo cấp nước phục vụ khách hàng.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo yêu cầu của các phòng nghiệp vụ và lãnh đạo ngành giao; thực hiện tốt thi đua phong trào, khen thưởng do ngành phát động, triển khai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực cung cấp nước sạch tại tỉnh thái nguyên (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)