5. Kết cấu của đề tài
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp thống kê mô tả
Các số liệu thu thập được là kết quả của quá trình nghiên cứu từ thực tế của các yếu tố tự nhiên, kinh tế- xã hội bằng phương pháp mô tả thống kê.
Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh và tình hình nguồn lao động trên địa bàn Tỉnh. Tác động của các nhân tố tới nguồn nhân lực đối với sự phát triển của ngành nước sạch của tỉnh Thái Nguyên theo thời gian.
Nguồn dữ liệu thống kê, cũng như việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước đó là những thông tin cơ sở quan trọng cho đề tài này. Công thức tỉnh điểm trung bình:
Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình:
k i i i n X K X n X : Điểm trung bình Xi : Điểm ở mức độ i
Ki : Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá
Bảng 2.2: Thang đo Likert
Thang đo Phạm vi Ý nghĩa
5 4,20-5,0 Tốt 4 3,20-4,19 Khá 3 2,60-3,19 Trung bình 2 1,80-2,59 Yếu 1 1,0-1,79 Kém b) Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu kinh tế nói chung và phân tích nguồn nhân lực nói riêng. Mục đích của so sánh là
làm rõ sự khác biệt hay những đặc trưng riêng có của đối tượng nghiên cứu. Từ đó giúp tác giả chỉ ra được những biến động về nguồn nhân lực của ngành nước sạch trong các năm 2016-2018. Phương pháp này cũng dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, hiện tượng kinh tế khách quan đã được lượng hóa cùng nội dung và tính chất tương tự thông qua các tỷ số, so sánh các nguồn khác nhau về thời gian, không gian để có nhận xét đúng đắn về nguồn nhân lực ngành nước sạch của Tỉnh.