5. Kết cấu của đề tài
4.4.1. Đối với nhà nước
- Cần có những cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt, Nhà nước cần phải có những chính sách nâng mức lương tối thiểu, vì hiện nay mức lương như vậy là tương đối thấp so với giá cả thị trường vì thế nên họ chưa yên tâm công tác.
- Hỗ trợ về vốn cho các doanh nghiệp: mặc dù trong thời gian qua hoạt động kinh doanh của ngành có hiệu quả, song để đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô của ngành thì vấn đề vốn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu được đặt ra. Do đó để tạo điều kiện cho ngành phát triển hơn nữa thì Nhà nước cần hỗ trợ về vốn để ngành có đủ khả năng phát triển và mở rộng thị trường, tăng cường năng lực kinh doanh. Nhà nước có thể giảm thời gian và lãi suất trả nợ vốn đồng thời cải tiến thủ tục cho vay phù hợp với điều kiện ngành.
- Tăng cường đầu tư phát triển dạy nghề hướng vào mục tiêu nâng cao chất lượng, kỹ năng làm việc, thích ứng với công việc, với công nghệ mới, đảm bảo đồng bộ giữa yếu tố lao động - vốn - công nghệ. Nhà nước nên tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực, đa dạng hoá các hình thức hợp tác trong giáo dục và đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ theo lĩnh vực đặc thù ngành.
- Có chính sách hợp lý trong việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng trọng yếu như điện, than. Nếu như thị trường có biến động tăng hoặc giảm giá, nên có sự điều chỉnh kịp thời để nhà sản xuất đỡ bị thua thiệt
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ, đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật thuế, tạo nên sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế phát triển. Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi như các thủ tục hành chính đơn giản.