6. Kết cấu của luận văn
5.3 Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện Hệ thống KSNB
5.3.1. Đối với Nhà nước và Kho bạc nhà nước:
Một là, hoàn thiện hệ thống chính sách nhà nước nói chung và các văn bản, Thông tư nói riêng phải đồng bộ, sát với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Hai là, khi ban hành chính sách nhà nước, các văn bản, Thông tư thì câu từ gắn gọn, dễ hiểu. Để khi áp dụng thì các cơ quan chức năng và các đơn vị sử dụng ngân sách dễ hiểu cùng một ý, tránh tình trạng “một từ mà hiểu nhiều nghĩa”.
Ba là, các văn bản, Thông tư khi ban hành cần phải được áp dụng trong thời gian dài. Vì khi sửa đổi bổ sung thì văn bản, Thông tư sửa đổi, bổ sung phải thay thế văn bản, Thông tư cũ, tránh tình trạng luật chồng luật, như vậy sẽ dễ dàng hơn cho các cơ quan chức năng và các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện.
Bốn là, cần qui định rõ ràng thời gian áp dụng cho các công văn hướng dẫn. Vì hiện nay, có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không phù với Luật, Nghị định, Thông tư.
5.3.2. Đối với các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
Một là, thường xuyên tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức mới về kế toán cho cán bộ công chức trong đơn vị.
Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.
Ba là, thực hiện thường xuyên chế độ luân chuyển cán bộ công chức giữa các Kho bạc Nhà nước. Đây là một việc rất quan trọng và cần thiết nhằm kiểm soát rủi ro trong công việc và tiêu cực tại đơn vị. Ngoài điều kiện trình độ phù hợp với chuyên ngành là từ đại học trở lên cần đòi hỏi phải có phẩm chất đạo đức tốt, kinh nghiệm trong công tác và có tâm huyết với nghề.
Bốn là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.
Năm là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa từng bộ phận trong kho bạc.
Sáu là, cần phải phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm từng bộ phận trong đơn vị.
Bảy là, thường xuyên tổ chức công tác tự kiểm tra và kiểm tra chéo trong từng bộ phận nhằm giảm thiểu rủi ro.
Tám là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị.
5.4 Giới hạn nghiên cứu và kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo
Bất kỳ một nghiên cứu nào cũng có những giới hạn, phạm vi nghiên cứu nhất định. Đây được xem là nền tảng cho các luận văn nghiên cứu tiếp theo. Trong luận văn này mục tiêu chính là tập trung vào tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO và INTOSAI để từ đó áp dụng vào hệ thống KSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Do vậy, giới hạn cơ bản của Luận văn là chưa đi vào phân tích cụ thể ở tất cả các hoạt động nghiệp vụ tại các KBNN ở phạm vi rộng hơn, bao quát hơn. Các nghiên cứu tiếp theo có thể thực hiện việc nghiên cứu này ở phạm vi rộng hơn và cụ thể hơn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5
Trong chương này, tác giả nêu ra quan điểm hoàn thiện, những mục tiêu cần hoàn thiện và các nguyên tắc cần tuân thủ. Kết hợp với cơ sở lý luận nền tảng về hệ thống kiểm soát nội bộ nói chung và thực trạng đã nghiên cứu tại KBNN tỉnh Tây Ninh. Mục đích chính của chương này là đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện 05 bộ phận của HTKSNB tại các KBNN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh. Đó là môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, thông tin và truyền thông, hoạt động kiểm soát và công tác giám sát. Những giải pháp đưa ra trên cơ sở khảo sát thực tế và phỏng vấn trực tiếp một số CBCC tại KBNN tỉnh Tây Ninh. Tuy những giải pháp đưa ra ở phạm vi hẹp nhưng nó cũng góp phần khắc phục được những rủi ro mà trong thực thi nhiệm vụ có thể xảy ra mà mỗi CBCC trong đơn vị cũng như khách giao dịch chưa thể thấy được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1.Coso (1992), Báo cáo Coso (bản dịch), Hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam (VAA), Hà Nội.
2.Bộ tài chính (2009a), Quyết định 1441/QĐ-BTC ngày 10 tháng 6 năm 2009 – Hệ thống mục lục ngân sách nhà nước áp dụng trong các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài Chính, Hà Nội.
3.Bộ Tài chính (2009b), Thông tư 130/2009/TT-BTC ngày 24 tháng 6 năm 2009 – Quy định hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong Chế độ kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành
theo Quyết định 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Hà Nội.
4.Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10 tháng 01 năm 2013 – “Về việc Hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống
thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS)”, Hà Nội.
5.Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400: “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ”, Hà Nội.
6.Đậu Ngọc Châu và Nguyễn Viết Lợi (2009), giáo trình Lý thuyết kiểm
toán, Học viện Tài chính, Hà Nội.
7.Đinh Hoài Nam (2016), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các
doanh nghiệp trong Tổng Công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị”. Luận văn thạc
sĩ trường Học viện tài chính, Hà Nội.
8.Đỗ Thị Thu Trang (2012), “Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên qua KBNN Khánh Hòa”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán. Trường Đạihọc Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh .
9. Ngô Thế Chi và Phạm Tiến Hưng (2013),“Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ các tập đoàn kinh tế Nhà nước
10.Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “Thống kê ứng dụng
trong Kinh tế Xã hội”, NXB Thống kê.
11.Kho bạc Nhà nước (2009), Quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 24 tháng 11 năm 2009 – Về việc Ban hành Quy trình giao dịch một cửa trong kiểm soát chi
thường xuyên Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
12. Kho bạc Nhà nước (2011), Quyết định số 208/QĐ-KBNN ngày 9 tháng 04 năm 2011 – Về việc ban hành tạm thời Khung kiểm soát quản lý rủi ro trong
công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB qua Kho bạc Nhà nước, Hà Nội
13.Kho bạc Nhà nước (2012), Quyết định số 1169/QĐ-KBNN ngày 14 tháng 12 năm 2012 – Về việc Ban hành Tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động Kho quỹ và công tác bảo đảm an toàn tiền, tài sản trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, Hà Nội.
14.Kho bạc Nhà nước (2013), Quyết định số 161/QĐ-KBNN ngày 19 tháng 02 năm 2013 – Về việc Ban hành Quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước trong điều
kiện áp dụng TABMIS, Hà Nội .
15.Nguyễn Anh Phong và Hà Tôn Trung Hạnh (2010), Nâng cao hiệu quả
hoạt động kiểm soát nội bộ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Tp HCM,
Tạp chí phát triển kinh tế, số 10, trang 41-48.
16.Nguyễn Quang Quynh và Ngô Trí Tuệ (2012), giáo trình Kiểm toán tài
chính, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội
17.Nguyễn Thanh Hiếu (2015), “Hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, thực trạng và giải pháp hoàn thiện”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
18.Nguyễn Thanh Huyền (2005), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại
KBNN Quận 10 Tp.Hồ Chí Minh ”. Luận văn Thạc sĩ kinh tế chuyên ngành kế toán.
19.Nguyễn Thị Lan Anh (năm 2014), “Hoàn thiện hệ thống KSNB tại Tập
đoàn Hóa chất Việt Nam”. Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà
Nội.
20.Tạp chí Quản lý Ngân quỹ Quốc gia (2012); Tạp chí lý luận và nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước.
21.Trần Thị Giang Tân (chủ biên) (2012), Kiểm soát nội bộ, Nxb Phương Đông, Cà Mau.
22.Võ Thị Việt Thùy (2016), “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống KSNB của bệnh viện An Bình – Thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn thạc sĩ Kinh tế chuyên ngành Kế toán, Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh:
23.Angella Amudo, Eno L. Inanga, (2009). Evaluation of Internal Control Systems: A Case Study from Uganda, International Research Journal of Finance
and Economics, 27:125-144
24.Anthony, R.N; Dear, J. and Bedford, N.M (1989), Managegment Control
System, Irwin, Homewood, IL
25.Damodar N.Gujarati (1988), Basic Econometrics, Second Edition, New York: McGraw-Hill.
26.Gorsuch R. L. (1983), Factor analysis (2nd ed.), Hillsdale, NJ: Lawrence Erlbaum Associates.
27.Hair, J.F, Anderson, R.E., Tatham, R.L. & Black, W.C. (1998).
Multivariate Data Analysis, Prentical – Hall International, Inc.
28.Jeffrey M. Wooldridge (2005), Introductory Econometrics: A Modern
Approach, Michigan State University.
29. Lous D.Etherington, PhD and Irene M.Gordon, PhD (1985), Internal
Control In Canadian Corporatons, Canada.
30.Merchant, K.A (1985), Control in Business organization, Piman, Boston, MA
32.Robert Halvorsen and Raymond Palmquist (1980), The Interpretation of
Dummy Variables in Semilogarithmic Equations.
33.Sultana R and Haque M. E., (2011). Evaluation of Internal Control Structure: Evidence from Six Listed Banks in Bangladesh, ASA University Review, Vol. 5 No. 1.
34.The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (1985 – 2006), “Internal Control – Intergrated Framework”, www.coso.org
35.The Committee of Sponsoring Organzation of the Treadway Commisson (2013), “Internal Control – Intergrated Framework Executive Summary”, www.coso.org
Phụ lục 1:
DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM
Xin chào anh/chị,
Tôi là Trần Thị Ngọc Trang , học viên cao học ngành Kế toán, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc
Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”.
Nội dung của buổi thảo luận này là tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, đồng thời xem xét nội dung câu hỏi khảo sát của các yếu tố này. Rất mong nhận được sự cộng tác nhiệt tình và ý kiến đóng góp của anh/chị. Tất cả các quan điểm, ý kiến của anh/chị đưa ra đều có giá trị thiết thực đối với đề tài nghiên cứu của tôi.
Theo dàn bài thảo luận dưới đây, anh/chị vui lòng cho biết:
- Các yếu tố như đã nêu (Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro, Kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát, Tự kiểm tra và kiểm tra chéo) có thể ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hay không, nêu không – tại sao? Ngoài ra, anh/chị cần bổ sung yếu tố nào khác không?
- Nội dung câu hỏi khảo sát có dễ hiểu không? Có phù hợp với đề tài nghiên cứu này không? Nếu không, anh/chị vui lòng đưa ra ý kiến, tại sao?
- Theo anh/chị, có cần thay đổi, bổ sung hay bỏ đi thông tin gì về những phát biểu này? Vì sao?
Xin chân thành cảm ơn quý anh/chị!
Nội dung các câu hỏi khảo sát: I.Môi trường kiểm soát
1 CBCC được nâng cao thái độ phục vụ khách hàng
2 Cơ cấu tổ chức được phân chia chức năng nhiệm vụ hợp lý 3 CBCC có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
4 CBCC được bố trí công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ 5 Nhân viên luôn có cơ hội phát triển và thăng tiến.
II.Đánh giá rủi ro
1 Kho bạc luôn đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của nhà nước.
2 Bộ phận kiểm soát chi thường xuyên kiểm tra đối chiếu các tài khoản và thủ tục chi ngân sách.
3 Bộ phận kế hoạch tổng hợp kiểm soát quá trình thực hiện dự án đúng tiến độ và giải ngân theo kế hoạch đã được duyệt.
4 Lãnh đạo Kho bạc luôn kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ các quy trình nghiệp vụ.
5 Lãnh đạo kho bạc luôn phát hiện và kịp thời xử lý các rủi ro trong thời gian ngắn nhất.
III.Kiểm soát
1
Bảng hướng dẫn quy trình xử lý nghiệp vụ tại các phòng ban giúp khách hàng dễ kiểm soát được tiến độ xử lý công việc của mình.
2 Lãnh đạo kho bạc luôn phân chia công việc hợp lý và phân rõ trách nhiệm quản lý.
3 Các chứng từ phát sinh luôn được kiểm soát đầy đủ, kịp thời và khoa học.
4 Kiểm soát việc giao nhận hồ sơ đáp ứng đúng thời gian quy định
5 Kho bạc thường xuyên kiểm tra giá trị tài sản và định mức tồn quỹ tại đơn vị
IV.Thông tin và truyền thông
1 Kho bạc thường xuyên liên lạc tốt việc phối hợp thanh toán song phương qua hệ thống ngân hàng
2 Các thông tin tại kho bạc được công bố rõ ràng, chính xác.
3 Thường xuyên thông tin cho doanh nghiệp việc mở và quản lý tài khoản tại kho bạc trong điều kiện áp dụng TABMIS.
4 Việc an toàn thông tin cá nhân luôn được bảo mật và thay đổi thường xuyên.
5 Nhân viên kho bạc hướng dẫn chi tiết khi khách hàng không thực hiện đúng các trình tự thủ tục.
V.Giám sát
1 Hoạt động giám sát thường xuyên của Kho bạc tỉnh đối với các đơn vị được thực hiện đúng theo quy định về thời gian.
2 Hoạt động giám sát thường xuyên tại các đơn vị được thực hiện một cách chặc chẽ.
3 Hoạt động giám sát thường xuyên tại các đơn vị được thực hiện đúng trình tự thủ tục.
4 Hoạt động giám sát đột xuất tồn quỹ tiền mặt tại Kho bạc đúng quy định
5 Phòng Thanh tra Kho bạc tỉnh thường xuyên kiểm tra độc lập công tác chuyên môn từng đơn vị
VI. Tự kiểm tra và kiểm tra chéo
1 Công tác tự kiểm tra của từng nhân viên tại đơn vị kho bạc luôn được thực hiện thường xuyên
2 Các phòng ban thường xuyên kiểm tra rà soát các quy trình nghiệp vụ tự kiểm tra
3 Công tác tự kiểm tra được thể hiện đúng theo thủ tục của cấp trên quy định
4 Các đơn vị trong kho bạc thường xuyên kiểm tra chéo các nghiệp phát sinh.
5 Công tác kiểm tra chéo giữa các nhân viên trong cùng một bộ phận tại đơn vị kho bạc luôn được phối hợp chặt chẽ.
VII. Hiệu quả công tác kiểm soát nội bộ
1 Công tác KSNB giúp KB thực hiện tốt yêu cầu thủ tục quy trình quản lý theo quy định
2 Công tác KSNB ảnh hưởng tốt đến kết quả làm việc của nhân viên Kho bạc
3 Công tác KSNB ảnh hưởng tốt đến việc quản lý ngân sách nhà nước.
DANH SÁCH CHUYÊN GIA THẢO LUẬN NHÓM STT HỌ VÀ TÊN HỌC HÀM HỌC VỊ CHỨC VỤ NƠI CÔNG TÁC 1 1
Nguyễn Nhật Tảo Thạc Sỹ Phó Giám đốc KBNN Tây Ninh
2 Nguyễn Hữu Bản Cử nhân Phó Giám đốc KBNN Tây Ninh
3 Lê Cẩm Thúy Cử nhân Trưởng P.Thanh tra KBNN Tây Ninh 4 Đặng Thị Hồng Cẩm Cử nhân Trưởng Phòng KSC KBNN Tây Ninh 5 Phạm Thị Thành Cử nhân Phó Phòng Kế toán KBNN Tây Ninh
6 Nguyễn Mạnh Hùng Cử nhân Giám đốc KBNN Hòa Thành
7 Nguyễn Thị Thanh Thảo
Cử nhân Trưởng phòng KBNN Châu Thành 8 Lê Minh Sơn Cử nhân Giám đốc KBNN Trảng Bàng
9 Dương Thanh Hà Cử nhân Giám đốc KBNN Bến Cầu
Phụ lục 2:
Bảng câu hỏi khảo sát sơ bộ định lượng (50 mẫu)
BẢNG KHẢO SÁT
Xin chào anh/chị,
Tôi là Trần Thị Ngọc Trang , học viên cao học ngành Kế toán, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Hiện tôi đang thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ với đề tài: “Những nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Kho bạc Nhà nước trên địa bàn tỉnh Tây Ninh”.
Rất mong quý anh/chị dành một ít thời gian để trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây. Tôi xin cam đoan những nội dung trả lời của anh/chị sẽ được giữ bí mật tuyệt đối, và thông tin này chỉ được sử dụng với mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn nói trên.
Phần I: Hướng dẫn trả lời